Hy Lạp – Xứ sở của những vị thần - Tìm lại vàng son giữa bạt ngàn phế tích Hy Lạp – Xứ sở của những vị thần - Tìm lại vàng son giữa bạt ngàn phế tích Độc đáo và tinh tế, thanh thoát và bay bổng, kiến trúc Hy Lạp cổ đại đã đặt nền móng và trở thành biểu tượng hoàn hảo cho vẻ đẹp cổ điển mà cả thế giới sau này ngưỡng mộ và học hỏi. Người đam mê kiến trúc sẽ có cảm giác quen thuộc kỳ lạ, khi lang thang trên mọi nẻo đường khám phá đại đô thị cổ Athens. Bởi ngắm nhìn một sân vận động hay một cổng vòm chiến thắng, chiêm ngưỡng một nhà hát hay một đền đài thờ phụng thần linh từng phô bày vẻ nguy nga rực rỡ vài nghìn năm về trước, ta đều thấy thấp thoáng bóng dáng những kỳ quan đang hiện diện như những điểm nhấn kiến trúc tại các quốc gia phương Tây ngày nay. Choáng ngợp trước những kỳ quan kiến trúc cổ đại Athens không chỉ có Parthenon. Athens không chỉ tự hào với thành cổ Acropolis. Athens còn ôm ấp trong mình những quần thể tuyệt mỹ được các nhà nghiên cứu uy tín đánh giá là “thay đổi lịch sử kiến trúc nhân loại”. Lẽ dĩ nhiên, chẳng công trình nào còn có thể giữ được hình hài nguyên vẹn, sau khi song hành theo suốt dọc chiều dài hơn 3400 năm lịch sử với bao biến thiên “vật đổi sao dời” cùng thành bang Athens. Nhưng những gì còn sót lại trong “khu bảo tàng ngoài trời lớn nhất thế giới” vẫn giúp những du khách lần đầu đặt chân khám phá – như tôi – có được hình dung khá rõ nét về những lấp lánh vàng son ẩn chứa với sức sống trường tồn giữa mênh mông, bạt ngàn phế tích. Ngôi đền thờ Thần Biển Poseidon tại Mũi Sounion- Một điểm nhấn kiến trúc tuyệt đẹp không thể bỏ qua, trên hành trình khám phá Athens. Trong ngôi đền lớn nhất Hy Lạp cổ đại, nơi cư dân Athens tỏ bày sự ngưỡng vọng và lòng thành kính với thần Zeus từng có một bức tượng khổng lồ tái hiện vị chúa tể ngự trên đỉnh Olympus. Tác phẩm của nghệ sĩ điêu khắc đại tài Phedias này sử dụng kỹ thuật chryselephantine với chất liệu ngà voi và vàng tương tự pho tượng nữ thần Athena trong ngôi đền thiêng Parthenon. Căn cứ vào những bức vẽ còn lưu lại trong thư tịch cổ, tượng choán gần như toàn bộ không gian của đền với chiều cao 12m. Vị chúa tể được tái hiện với vẻ uy nghiêm thần thánh, tay phải cầm pho tượng thần Chiến thắng Nike, tay trái nắm chặt cây vương trượng có chú đại bàng đậu trên. Ngai vàng bằng gỗ tuyết tùng - nơi vị thần sấm sét ngự trên cũng được vàng bao phủ, đính đá quý cùng thuỷ tinh – được đặt trên bệ đá cẩm thạch cao một mét và mất tới tám năm để hoàn thành. Có lẽ đó chính là lý do giúp pho tượng lọt vào danh sách Bảy kỳ quan của thế giới cổ đại cùng với những Vườn treo Babylon, Kim tự tháp Giza, Hải đăng Alexandria… lừng danh trong lịch sử. Phục dựng hình ảnh 3D bức tượng Nữ thần Athena bằng vàng và ngà voi, tác phẩm của nhà điêu khắc bậc thầy Phidias từng được cung kính đặt tại trung tâm ngôi đền thiêng Parthenon. Mang cái tên tiếng Anh quen thuộc là The Temple of Olympian Zeus, ngôi đền kỳ vĩ có quá trình xây dựng gian nan bậc nhất trong lịch sử Hy Lạp kéo dài tới bảy thế kỷ. Từng bị phá huỷ sau cái chết của bạo chúa Persistratos, các bằng chứng khảo cổ học cổ nhất cho thấy việc xây dựng đã được bắt đầu từ TK thứ VI trước Công nguyên. Vậy mà phải tới triều đại của Hoàng đế Hadrian, công trình mới chính thức hoàn thành vào năm 131 sau Công nguyên. Lang thang thăm thú công trình tín ngưỡng nằm ngay dưới chân đồi Acropolis, nhìn số lượng cột đá cẩm thạch khiêm tốn còn sót lại vẫn sừng sững khoe vẻ đẹp thanh thoát trong một không gian rộng rãi (kích thước 250mx 130m) với bức tường Poros thấp bao quanh, thật khó mường tượng vẻ kỳ vĩ của một ngôi đền nguyên thuỷ với tổng cộng 104 cột trụ Corinthian có chiều cao 17,25m và đường kính vĩ đại lên tới 1,7m. Tháp đồng hồ nổi tiếng ở trung tâm Athens có tên gọi Tower of the Winds được xây dựng vào năm 47 trước CN. Tháp là trạm dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới, giúp các thương gia tính toán thời gian vận chuyển và bảo vệ hàng hoá trong điều kiện thời tiết xấu. Theo sử sách ghi lại, ngôi đền cẩm thạch khổng lồ này có kích thước 110,35m x 43,68m, với 20 cột mỗi hàng dọc theo chiều dài và tám cột mỗi hàng dọc theo chiều rộng. Từng chịu sự tàn phá của cả nhân tai (những kẻ thù từng giày xéo xứ sở tuyệt đẹp này trong suốt chiều dài lịch sử như hai đế quốc Byzantine và Ottoman, như người La Mã và dân du mục Heruli) lẫn thiên tai (bão tố, động đất), 15 cột đứng và một cây cột gãy đổ nằm trên mặt đất là những gì còn lại đến hôm nay của đền thiêng. Nhưng chúng vẫn thừa thãi sức hấp dẫn để biến phế tích vàng son trở thành cái tên must-see (phải ngắm nhìn), cho mọi du khách chọn Athens làm điểm đến ưa thích. Người anh trai của Zeus – Hải Vương Poseidon cũng được thờ phụng trong một ngôi đền tuyệt đẹp ở mũi Sounion, cực Nam bán đảo Attica giữa rì rào thanh âm biển cả. Được xây dựng khoảng năm 440 trước Công nguyên, đền Poseidon là nơi những thuỷ thủ, ngư dân và đông đảo dân chúng mang lễ vật cúng bái nhằm xoa dịu những cơn thịnh nộ của thần Biển và cầu xin ngài phù hộ cho những hải trình an toàn. Toạ lạc trên một sườn đồi đất đá lởm chởm với ba mặt giáp biển, ngôi đền hình chữ nhật được xây dựng theo phong cách hexastyle với những thức cột Doric tuyệt đẹp này từng lưu giữ một tác phẩm điêu khắc khổng lồ mô tả trận đánh Centaur của anh hùng cổ đại Theseus. Nhiều mảnh vỡ của tác phẩm tinh xảo này hiện được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ quốc gia Athens và Bảo tàng Khoáng vật học Lavrio. Một cây cột Doric hiện hữu tại Bảo tàng Anh ở London, cùng với bộ sưu tập cẩm thạch gây tranh cãi mang tên “Marbles Of Elgin” mà tôi đã từng đề cập trong bài viết về bảo tàng Acropolis. Ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp từ nền móng ngôi đền cổ, chiêm ngưỡng quầng mặt trời đỏ ối từ từ chìm xuống làn nước tím thẫm với 15 cây cột sừng sững ở tiền cảnh là một trải nghiệm được khách tham quan ưa thích bậc nhất tại thủ đô Athens. Ngôi đền thờ Thần Thợ rèn Hephaestos trong Khu di chỉ khảo cổ Agora Gây ấn tượng mạnh nhất với tôi lại chính là đền thờ Thần Thợ rèn thọt chân Hephaestus, nằm gọn trong khu vực di chỉ khảo cổ Agora. Được xây dựng từ năm 449 trước Công nguyên, đây cũng là ngôi đền cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn nhất trên thế giới cho tới ngày nay. Được làm từ đá cẩm thạch lấy từ ngọn núi Pentelus theo phong cách kiến trúc Doric quen thuộc, 18 tấm đá vuông trang trí từng được phủ kín phù điêu mô phỏng câu chuyện Theseus và Heracles trong cuộc chiến với quái vật nửa người nửa bò Minotaur. Tương truyền, hài cốt của người anh hùng huyền thoại Theseus được chôn cất tại đây. Hai bức tượng đồng của hai vị thần Athena và Hephaestus cũng đã từng hiện diện trong đền. Tiếc là tất cả giờ đều không còn, ai muốn xem thì tự tìm hiểu qua các mô hình phục dựng 3D – hướng dẫn viên của đoàn kết luận ngắn gọn. Toàn cảnh ngôi đền Erechtheion nổi tiếng Cùng với ngôi đền thiêng Parthenon và đền Erechtheion – hai điểm nhấn giá trị của quần thể Acropolis, những cái tên mà tôi vừa liệt kê đều nằm trong danh sách kỳ quan kiến trúc cổ đại Hy Lạp. Với đặc điểm nhiều cột chạy vòng phía bên ngoài, chúng được chia ra thành tám dạng, tuỳ vào mức độ phân bố dày đặc hay thưa thớt cùng cách sắp xếp của hệ cột bao. Mặt bằng đền được cấu thành bởi ba phần chính: Pronaos (tiền sảnh) – Naos (gian thờ) và Pathenon (phòng cất giữ châu báu). Ngoài ra, một vài công trình còn có thêm Opisthodomos (sảnh phía sau). Ta sẽ bắt gặp những dạng thức, kết cấu này trong mọi ngôi đền thờ thần linh, ở khắp các quốc gia từ châu Âu tới châu Mỹ. Những hàng cột cẩm thạch trắng muốt, ngả vàng hoặc xám xanh mang tới vẻ đẹp khoẻ khoắn, thanh thoát và đặc biệt tinh tế cho những kiến trúc theo phong cách cổ điển là hình ảnh quen thuộc có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, trên hành trình tìm hiểu và khám phá lịch sử văn minh phương Tây. Có thể nói, những tinh hoa kiến trúc cổ đại mà người Hy Lạp tạo dựng đã trở thành nền móng vững chắc cho những kỳ quan kiến trúc về sau, để giúp chúng phô bày vẻ đẹp vĩnh cửu cùng muôn đời hậu thế. Những thức cột với vẻ đẹp cổ điển mẫu mực Các nhà nghiên cứu thường nói vui, “người Hy Lạp cổ đại bị ám ảnh bởi các loại cột”. Và vẻ đẹp đền đài cổ đại gắn liền với sự ra đời và phát triển của các thức cột. Không có chút phông nền kiến thức về ba thức cột được coi là “mẫu mực của vẻ đẹp cổ điển”, sẽ thật khó để nhặt nhạnh những hạt vàng kiến trúc lấp lánh, khi tới đây. Vì thế, đừng tới Hy Lạp với một cái đầu rỗng không, với một hành trang tri thức sơ sài nếu không muốn ra về tay trắng. Đó cũng là lý do khiến cô bạn tôi thở ngắn than dài sau hành trình lướt qua bạt ngàn đền thiêng phế tích, “đền nào cũng đổ nát với dăm ba cái cột còn sót lại, cột nào nhìn cũng na ná nhau, thật khó để phân biệt sự khác nhau thật sự giữa các công trình”. Với người bình thường, “thức cột” có vẻ là một khái niệm mang tính học thuật khó hiểu. Nhưng nói nôm na, nó là hệ thống tỷ lệ cùng hình thức trang trí cột giúp người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm và xác lập vẻ đẹp lý tưởng cho những công trình biểu lộ tình yêu và sự ngưỡng vọng với các vị thần tối cao. Trong ba thức cột, Doric là mẫu hình cổ xưa nhất, đơn giản nhất, xuất hiện vào khoảng TK thứ VII, hoàn thiện vào TK thứ V trước Công nguyên. Ta có thể bắt gặp thức cột đơn giản này ở hai ngôi đền nổi tiếng Parthenon và Propylaea ở Athens. Hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy, cột Doric không có cả phần chân đế (base) lẫn phần đầu cột (capital). Được so sánh với vẻ đẹp cường tráng của người đàn ông, nó có khả năng chịu lực cao nhất, với tỷ lệ chuẩn mực 1:5 hoặc 1:6 (đường kính/ chiều cao) và 20 gờ sống đứng trang trí. Ionic là thức cột mang dáng dấp nữ tính, duyên dáng và đậm tính trang trí hơn loại đầu tiên. Cái tên Ionic mang nguồn gốc của điểm xuất phát Ionia, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Với 24 gờ sống đứng, tỷ lệ 1:9 giúp cột có dáng dấp mảnh dẻ và thanh thoát hơn. Ionic đã có phần đế và phần bệ đỡ cột bên dưới. Đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên tạo hai vòng cuốn xoắn ốc gọi là volute, gắn trên đầu cột được trang trí gờ chỉ cùng các hoạ tiết khắc chìm. Nhờ thế, ta có thể quan sát vẻ đẹp của cột từ cả mặt đứng lẫn mặt bên. Những chân cột đá trong khu vực khảo cổ phát lộ bên ngoài khu vực Thư viện Hadrian. Đến TK XVI, một kiến trúc sư người Italia đã sáng tạo một phiên bản mới, với sự kết hợp của bốn vòng xoắn ốc trên đầu cột. Tuy nhiên, không có chuyện đền thờ nam thần sử dụng cột Doric và nữ thần dùng cột Ionic. Vẻ đẹp giới tính biểu trưng của mỗi loại cột không bị biến thành quy luật xây dựng như nhiều người lầm tưởng xưa nay. Phong cách Ionic phát huy hiệu quả thẩm mỹ cho ngôi đền thờ nữ thần Hera “có đôi mắt bò cái” ở Samos và đền thờ nữ thần săn bắn Artemis ở Ephesus (cũng thuộc danh sách Bảy kỳ quan của thế giới cổ đại)… Ra đời cuối cùng, vào khoảng TK thứ V trước Công nguyên, thức cột Corinthian giàu tính trang trí nhất, phức tạp nhất và vì thế cũng mang lại những xúc cảm thẩm mỹ tinh tế nhất. Đầu cột thường có nhiều chi tiết tinh xảo, được tạo hình kỳ công như một lẵng hoa với nhiều hoạ tiết uốn lượn mềm mại. Là sản phẩm của kiến trúc sư nổi tiếng Callimachus, ưu điểm của Corithian là đối xứng nhiều chiều không gian. Một phía khán đài của Nhà hát Odeion trên sườn đồi Acropolis Ta có thể bắt gặp một trong ba thức cột này tại mỗi công trình kiến trúc của Athens nói riêng, Hy Lạp nói chung. Nhưng cũng có trường hợp một ngôi đền có sự kết hợp hai phong cách, thậm chí – rất lạ - trộn lẫn cả ba để tạo nên một tổng thể hoàn hảo, bắt mắt. Đó là trường hợp Apollo Epicurius - ngôi đền thờ thần Mặt trời Apollo ngự trị ở Basae – một công trình kiến trúc đặc biệt hiếm hoi tập hợp cả ba thức cột cổ điển. Trong thực tế, cột trụ Corinthian ở đây là mẫu lâu đời nhất trên thế giới. Đây cũng là Di sản văn hoá nhân loại đầu tiên của Hy Lạp được UNESCO vinh danh, vào năm 1986. Hiệp hội khảo cổ Hy Lạp đã tiến hành hai cuộc trùng tu vào năm 1906 và 1960. Dù vậy, đến năm 1987, chính phủ Hy Lạp, cực chẳng đã phải quyết định phủ một tấm che lên toàn bộ đền thờ để bảo vệ công trình trước những tác động tiêu cực đầy khắc nghiệt từ khí hậu và thời gian, cho dù nó khiến vẻ đẹp cổ kính nơi đây bị giảm sút khá nhiều. Khám phá Hy Lạp hôm nay, du khách có thể thoải mái chiêm ngưỡng những cột trụ hiếm hoi còn sót lại vẫn vươn cao lừng lững khoe vẻ đẹp tuyệt mỹ trên nền trời xanh ngắt Địa Trung Hải. Những chân cột, bệ đỡ cùng đầu cột nằm trên mặt đất tại những di chỉ khảo cổ vẫn có thể kể cho chúng ta nghe về những giá trị ngàn đời mà người xưa gửi gắm. Những tinh hoa từ khối óc cùng đôi bàn tay tài khéo của người cổ đại vài nghìn năm rước vẫn còn tạo trường ảnh hưởng rất lớn tới tận hôm nay. Những công trình làm thay đổi lịch sử kiến trúc của cả nhân loại! HỒ CÚC PHƯƠNG Nguồn: Báo Nhân Dân Điện Tử Độc đáo và tinh tế, thanh thoát và bay bổng, kiến trúc Hy Lạp cổ đại đã đặt nền móng và trở thành biểu tượng hoàn hảo cho vẻ đẹp cổ điển mà cả thế giới sau này ngưỡng mộ và học hỏi. Người đam mê kiến trúc sẽ có cảm giác quen thuộc kỳ lạ, khi lang thang trên mọi nẻo đường khám phá đại đô thị cổ Athens. Bởi ngắm nhìn một sân vận động hay một cổng vòm chiến thắng, chiêm ngưỡng một nhà hát hay một đền đài thờ phụng thần linh từng phô bày vẻ nguy nga rực rỡ vài nghìn năm về trước, ta đều thấy thấp thoáng bóng dáng những kỳ quan đang hiện diện như những điểm nhấn kiến trúc tại các quốc gia phương Tây ngày nay. Choáng ngợp trước những kỳ quan kiến trúc cổ đại Athens không chỉ có Parthenon. Athens không chỉ tự hào với thành cổ Acropolis. Athens còn ôm ấp trong mình những quần thể tuyệt mỹ được các nhà nghiên cứu uy tín đánh giá là “thay đổi lịch sử kiến trúc nhân loại”. Lẽ dĩ nhiên, chẳng công trình nào còn có thể giữ được hình hài nguyên vẹn, sau khi song hành theo suốt dọc chiều dài hơn 3400 năm lịch sử với bao biến thiên “vật đổi sao dời” cùng thành bang Athens. Nhưng những gì còn sót lại trong “khu bảo tàng ngoài trời lớn nhất thế giới” vẫn giúp những du khách lần đầu đặt chân khám phá – như tôi – có được hình dung khá rõ nét về những lấp lánh vàng son ẩn chứa với sức sống trường tồn giữa mênh mông, bạt ngàn phế tích. Ngôi đền thờ Thần Biển Poseidon tại Mũi Sounion- Một điểm nhấn kiến trúc tuyệt đẹp không thể bỏ qua, trên hành trình khám phá Athens. Trong ngôi đền lớn nhất Hy Lạp cổ đại, nơi cư dân Athens tỏ bày sự ngưỡng vọng và lòng thành kính với thần Zeus từng có một bức tượng khổng lồ tái hiện vị chúa tể ngự trên đỉnh Olympus. Tác phẩm của nghệ sĩ điêu khắc đại tài Phedias này sử dụng kỹ thuật chryselephantine với chất liệu ngà voi và vàng tương tự pho tượng nữ thần Athena trong ngôi đền thiêng Parthenon. Căn cứ vào những bức vẽ còn lưu lại trong thư tịch cổ, tượng choán gần như toàn bộ không gian của đền với chiều cao 12m. Vị chúa tể được tái hiện với vẻ uy nghiêm thần thánh, tay phải cầm pho tượng thần Chiến thắng Nike, tay trái nắm chặt cây vương trượng có chú đại bàng đậu trên. Ngai vàng bằng gỗ tuyết tùng - nơi vị thần sấm sét ngự trên cũng được vàng bao phủ, đính đá quý cùng thuỷ tinh – được đặt trên bệ đá cẩm thạch cao một mét và mất tới tám năm để hoàn thành. Có lẽ đó chính là lý do giúp pho tượng lọt vào danh sách Bảy kỳ quan của thế giới cổ đại cùng với những Vườn treo Babylon, Kim tự tháp Giza, Hải đăng Alexandria… lừng danh trong lịch sử. Phục dựng hình ảnh 3D bức tượng Nữ thần Athena bằng vàng và ngà voi, tác phẩm của nhà điêu khắc bậc thầy Phidias từng được cung kính đặt tại trung tâm ngôi đền thiêng Parthenon.Mang cái tên tiếng Anh quen thuộc là The Temple of Olympian Zeus, ngôi đền kỳ vĩ có quá trình xây dựng gian nan bậc nhất trong lịch sử Hy Lạp kéo dài tới bảy thế kỷ. Từng bị phá huỷ sau cái chết của bạo chúa Persistratos, các bằng chứng khảo cổ học cổ nhất cho thấy việc xây dựng đã được bắt đầu từ TK thứ VI trước Công nguyên. Vậy mà phải tới triều đại của Hoàng đế Hadrian, công trình mới chính thức hoàn thành vào năm 131 sau Công nguyên. Lang thang thăm thú công trình tín ngưỡng nằm ngay dưới chân đồi Acropolis, nhìn số lượng cột đá cẩm thạch khiêm tốn còn sót lại vẫn sừng sững khoe vẻ đẹp thanh thoát trong một không gian rộng rãi (kích thước 250mx 130m) với bức tường Poros thấp bao quanh, thật khó mường tượng vẻ kỳ vĩ của một ngôi đền nguyên thuỷ với tổng cộng 104 cột trụ Corinthian có chiều cao 17,25m và đường kính vĩ đại lên tới 1,7m. Tháp đồng hồ nổi tiếng ở trung tâm Athens có tên gọi Tower of the Winds được xây dựng vào năm 47 trước CN. Tháp là trạm dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới, giúp các thương gia tính toán thời gian vận chuyển và bảo vệ hàng hoá trong điều kiện thời tiết xấu. Theo sử sách ghi lại, ngôi đền cẩm thạch khổng lồ này có kích thước 110,35m x 43,68m, với 20 cột mỗi hàng dọc theo chiều dài và tám cột mỗi hàng dọc theo chiều rộng. Từng chịu sự tàn phá của cả nhân tai (những kẻ thù từng giày xéo xứ sở tuyệt đẹp này trong suốt chiều dài lịch sử như hai đế quốc Byzantine và Ottoman, như người La Mã và dân du mục Heruli) lẫn thiên tai (bão tố, động đất), 15 cột đứng và một cây cột gãy đổ nằm trên mặt đất là những gì còn lại đến hôm nay của đền thiêng. Nhưng chúng vẫn thừa thãi sức hấp dẫn để biến phế tích vàng son trở thành cái tên must-see (phải ngắm nhìn), cho mọi du khách chọn Athens làm điểm đến ưa thích. Người anh trai của Zeus – Hải Vương Poseidon cũng được thờ phụng trong một ngôi đền tuyệt đẹp ở mũi Sounion, cực Nam bán đảo Attica giữa rì rào thanh âm biển cả. Được xây dựng khoảng năm 440 trước Công nguyên, đền Poseidon là nơi những thuỷ thủ, ngư dân và đông đảo dân chúng mang lễ vật cúng bái nhằm xoa dịu những cơn thịnh nộ của thần Biển và cầu xin ngài phù hộ cho những hải trình an toàn. Toạ lạc trên một sườn đồi đất đá lởm chởm với ba mặt giáp biển, ngôi đền hình chữ nhật được xây dựng theo phong cách hexastyle với những thức cột Doric tuyệt đẹp này từng lưu giữ một tác phẩm điêu khắc khổng lồ mô tả trận đánh Centaur của anh hùng cổ đại Theseus. Nhiều mảnh vỡ của tác phẩm tinh xảo này hiện được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ quốc gia Athens và Bảo tàng Khoáng vật học Lavrio. Một cây cột Doric hiện hữu tại Bảo tàng Anh ở London, cùng với bộ sưu tập cẩm thạch gây tranh cãi mang tên “Marbles Of Elgin” mà tôi đã từng đề cập trong bài viết về bảo tàng Acropolis. Ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp từ nền móng ngôi đền cổ, chiêm ngưỡng quầng mặt trời đỏ ối từ từ chìm xuống làn nước tím thẫm với 15 cây cột sừng sững ở tiền cảnh là một trải nghiệm được khách tham quan ưa thích bậc nhất tại thủ đô Athens. Ngôi đền thờ Thần Thợ rèn Hephaestos trong Khu di chỉ khảo cổ Agora Gây ấn tượng mạnh nhất với tôi lại chính là đền thờ Thần Thợ rèn thọt chân Hephaestus, nằm gọn trong khu vực di chỉ khảo cổ Agora. Được xây dựng từ năm 449 trước Công nguyên, đây cũng là ngôi đền cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn nhất trên thế giới cho tới ngày nay. Được làm từ đá cẩm thạch lấy từ ngọn núi Pentelus theo phong cách kiến trúc Doric quen thuộc, 18 tấm đá vuông trang trí từng được phủ kín phù điêu mô phỏng câu chuyện Theseus và Heracles trong cuộc chiến với quái vật nửa người nửa bò Minotaur. Tương truyền, hài cốt của người anh hùng huyền thoại Theseus được chôn cất tại đây. Hai bức tượng đồng của hai vị thần Athena và Hephaestus cũng đã từng hiện diện trong đền. Tiếc là tất cả giờ đều không còn, ai muốn xem thì tự tìm hiểu qua các mô hình phục dựng 3D – hướng dẫn viên của đoàn kết luận ngắn gọn. Toàn cảnh ngôi đền Erechtheion nổi tiếng Cùng với ngôi đền thiêng Parthenon và đền Erechtheion – hai điểm nhấn giá trị của quần thể Acropolis, những cái tên mà tôi vừa liệt kê đều nằm trong danh sách kỳ quan kiến trúc cổ đại Hy Lạp. Với đặc điểm nhiều cột chạy vòng phía bên ngoài, chúng được chia ra thành tám dạng, tuỳ vào mức độ phân bố dày đặc hay thưa thớt cùng cách sắp xếp của hệ cột bao. Mặt bằng đền được cấu thành bởi ba phần chính: Pronaos (tiền sảnh) – Naos (gian thờ) và Pathenon (phòng cất giữ châu báu). Ngoài ra, một vài công trình còn có thêm Opisthodomos (sảnh phía sau). Ta sẽ bắt gặp những dạng thức, kết cấu này trong mọi ngôi đền thờ thần linh, ở khắp các quốc gia từ châu Âu tới châu Mỹ. Những hàng cột cẩm thạch trắng muốt, ngả vàng hoặc xám xanh mang tới vẻ đẹp khoẻ khoắn, thanh thoát và đặc biệt tinh tế cho những kiến trúc theo phong cách cổ điển là hình ảnh quen thuộc có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, trên hành trình tìm hiểu và khám phá lịch sử văn minh phương Tây. Có thể nói, những tinh hoa kiến trúc cổ đại mà người Hy Lạp tạo dựng đã trở thành nền móng vững chắc cho những kỳ quan kiến trúc về sau, để giúp chúng phô bày vẻ đẹp vĩnh cửu cùng muôn đời hậu thế. Những thức cột với vẻ đẹp cổ điển mẫu mực Các nhà nghiên cứu thường nói vui, “người Hy Lạp cổ đại bị ám ảnh bởi các loại cột”. Và vẻ đẹp đền đài cổ đại gắn liền với sự ra đời và phát triển của các thức cột. Không có chút phông nền kiến thức về ba thức cột được coi là “mẫu mực của vẻ đẹp cổ điển”, sẽ thật khó để nhặt nhạnh những hạt vàng kiến trúc lấp lánh, khi tới đây. Vì thế, đừng tới Hy Lạp với một cái đầu rỗng không, với một hành trang tri thức sơ sài nếu không muốn ra về tay trắng. Đó cũng là lý do khiến cô bạn tôi thở ngắn than dài sau hành trình lướt qua bạt ngàn đền thiêng phế tích, “đền nào cũng đổ nát với dăm ba cái cột còn sót lại, cột nào nhìn cũng na ná nhau, thật khó để phân biệt sự khác nhau thật sự giữa các công trình”. Với người bình thường, “thức cột” có vẻ là một khái niệm mang tính học thuật khó hiểu. Nhưng nói nôm na, nó là hệ thống tỷ lệ cùng hình thức trang trí cột giúp người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm và xác lập vẻ đẹp lý tưởng cho những công trình biểu lộ tình yêu và sự ngưỡng vọng với các vị thần tối cao. Trong ba thức cột, Doric là mẫu hình cổ xưa nhất, đơn giản nhất, xuất hiện vào khoảng TK thứ VII, hoàn thiện vào TK thứ V trước Công nguyên. Ta có thể bắt gặp thức cột đơn giản này ở hai ngôi đền nổi tiếng Parthenon và Propylaea ở Athens. Hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy, cột Doric không có cả phần chân đế (base) lẫn phần đầu cột (capital). Được so sánh với vẻ đẹp cường tráng của người đàn ông, nó có khả năng chịu lực cao nhất, với tỷ lệ chuẩn mực 1:5 hoặc 1:6 (đường kính/ chiều cao) và 20 gờ sống đứng trang trí. Ionic là thức cột mang dáng dấp nữ tính, duyên dáng và đậm tính trang trí hơn loại đầu tiên. Cái tên Ionic mang nguồn gốc của điểm xuất phát Ionia, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Với 24 gờ sống đứng, tỷ lệ 1:9 giúp cột có dáng dấp mảnh dẻ và thanh thoát hơn. Ionic đã có phần đế và phần bệ đỡ cột bên dưới. Đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên tạo hai vòng cuốn xoắn ốc gọi là volute, gắn trên đầu cột được trang trí gờ chỉ cùng các hoạ tiết khắc chìm. Nhờ thế, ta có thể quan sát vẻ đẹp của cột từ cả mặt đứng lẫn mặt bên. Những chân cột đá trong khu vực khảo cổ phát lộ bên ngoài khu vực Thư viện Hadrian. Đến TK XVI, một kiến trúc sư người Italia đã sáng tạo một phiên bản mới, với sự kết hợp của bốn vòng xoắn ốc trên đầu cột. Tuy nhiên, không có chuyện đền thờ nam thần sử dụng cột Doric và nữ thần dùng cột Ionic. Vẻ đẹp giới tính biểu trưng của mỗi loại cột không bị biến thành quy luật xây dựng như nhiều người lầm tưởng xưa nay. Phong cách Ionic phát huy hiệu quả thẩm mỹ cho ngôi đền thờ nữ thần Hera “có đôi mắt bò cái” ở Samos và đền thờ nữ thần săn bắn Artemis ở Ephesus (cũng thuộc danh sách Bảy kỳ quan của thế giới cổ đại)… Ra đời cuối cùng, vào khoảng TK thứ V trước Công nguyên, thức cột Corinthian giàu tính trang trí nhất, phức tạp nhất và vì thế cũng mang lại những xúc cảm thẩm mỹ tinh tế nhất. Đầu cột thường có nhiều chi tiết tinh xảo, được tạo hình kỳ công như một lẵng hoa với nhiều hoạ tiết uốn lượn mềm mại. Là sản phẩm của kiến trúc sư nổi tiếng Callimachus, ưu điểm của Corithian là đối xứng nhiều chiều không gian. Một phía khán đài của Nhà hát Odeion trên sườn đồi AcropolisTa có thể bắt gặp một trong ba thức cột này tại mỗi công trình kiến trúc của Athens nói riêng, Hy Lạp nói chung. Nhưng cũng có trường hợp một ngôi đền có sự kết hợp hai phong cách, thậm chí – rất lạ - trộn lẫn cả ba để tạo nên một tổng thể hoàn hảo, bắt mắt. Đó là trường hợp Apollo Epicurius - ngôi đền thờ thần Mặt trời Apollo ngự trị ở Basae – một công trình kiến trúc đặc biệt hiếm hoi tập hợp cả ba thức cột cổ điển. Trong thực tế, cột trụ Corinthian ở đây là mẫu lâu đời nhất trên thế giới. Đây cũng là Di sản văn hoá nhân loại đầu tiên của Hy Lạp được UNESCO vinh danh, vào năm 1986. Hiệp hội khảo cổ Hy Lạp đã tiến hành hai cuộc trùng tu vào năm 1906 và 1960. Dù vậy, đến năm 1987, chính phủ Hy Lạp, cực chẳng đã phải quyết định phủ một tấm che lên toàn bộ đền thờ để bảo vệ công trình trước những tác động tiêu cực đầy khắc nghiệt từ khí hậu và thời gian, cho dù nó khiến vẻ đẹp cổ kính nơi đây bị giảm sút khá nhiều. Khám phá Hy Lạp hôm nay, du khách có thể thoải mái chiêm ngưỡng những cột trụ hiếm hoi còn sót lại vẫn vươn cao lừng lững khoe vẻ đẹp tuyệt mỹ trên nền trời xanh ngắt Địa Trung Hải. Những chân cột, bệ đỡ cùng đầu cột nằm trên mặt đất tại những di chỉ khảo cổ vẫn có thể kể cho chúng ta nghe về những giá trị ngàn đời mà người xưa gửi gắm. Những tinh hoa từ khối óc cùng đôi bàn tay tài khéo của người cổ đại vài nghìn năm rước vẫn còn tạo trường ảnh hưởng rất lớn tới tận hôm nay. Những công trình làm thay đổi lịch sử kiến trúc của cả nhân loại! HỒ CÚC PHƯƠNG Nguồn: Báo Nhân Dân Điện Tử Trở về đầu trang Hành trình Khám phá Hy Lạp 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10