Khám phá "ba phường bảy ngõ" ở Phúc Kiến, Trung Quốc Khám phá "ba phường bảy ngõ" ở Phúc Kiến, Trung Quốc "Ba phường bảy ngõ" (tam phường thất hạng) là khu phố cổ nổi tiếng, được coi là biểu tượng văn hóa truyền thống của thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, miền đông nam Trung Quốc. Nơi đây là cụm công trình kiến trúc độc đáo, được bảo tồn lại sau quá trình di dời, tái thiết khu thành cổ Phúc Châu, được xếp hạng khu du lịch, di tích lịch sử cấp 5A (cao nhất) của Trung Quốc. Mái ngói đặc trưng của "ba phường bảy ngõ". (Ảnh: XINHUA) "Ba phường bảy ngõ" hình thành từ thời đại nhà Tấn-Đường, cách đây hơn 1.000 năm, vốn là nơi sinh sống của tầng lớp quý tộc, quan lại đương thời; phát triển đến cực thịnh vào giai đoạn nhà Thanh đến đầu thế kỷ XX. Rất đông du khách đến tham quan điểm du lịch được coi là biểu tượng của thành phố Phúc Châu. Hiện nay, cả khu vực "ba phường bảy ngõ" còn 270 ngôi nhà cổ, trong đó 159 ngôi nhà cổ được đưa vào danh mục kiến trúc được bảo tồn. Quần thể kiến trúc "ba phường bảy ngõ" đã được Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc công nhận là di tích lịch sử trọng điểm của cả nước. Một cửa hàng bán đồ thủ công truyền thống ở "ba phường bảy ngõ". Sở dĩ được gọi là "ba phường bảy ngõ", bởi cả quần thể kiến trúc được cấu thành bởi "ba phường", gồm: Y Cẩm, Văn Nho và Quang Lộc, đều là nơi sinh sống của quan lại, danh sĩ trong các triều đại phong kiến Trung Quốc; "bảy ngõ", gồm: ngõ Dương Kiều, ngõ Lang Quan, ngõ Tháp, ngõ Hoàng, ngõ An Dân, ngõ Cát Tí và phố Nam Hậu. Cổng vào phố Nam Hậu-trục chính của "ba phường bảy ngõ". Trong đó, phố Nam Hậu dài khoảng 1.000m, là trục chính, kết nối với cả "ba phường bảy ngõ", là khu phố thương mại chính của thành phố Phúc Châu xưa, với các nghề buôn bán muối, gạo, dầu, củi cũng như cung ứng các nhu yếu phẩm khác. Nữ du khách bên chiếc ô truyền thống. Tại "ba phường bảy ngõ", không khó để bắt gặp các cửa tiệm "văn phòng tứ bảo", gồm: bút, mực, giấy, nghiên hay sách vở, dụng cụ phục vụ việc "dùi mài kinh sử" của các thư sinh xưa. Những đồ lưu niệm nhỏ mang họa tiết truyền thống rất được ưu chuộng. Với lịch sử hơn 2.200 năm, thành phố Phúc Châu sở hữu nhiều tài nguyên văn hóa và địa danh phong phú, với những câu chuyện lịch sử gắn liền với mảnh đất và con người nơi đây. Nghệ nhân tái hiện giã giò-nghề truyền thống được xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể của "ba phường bảy ngõ". Một góc "ba phường bảy ngõ". Trong đó, "ba phường bảy ngõ" có thể coi là bức tranh thu nhỏ của thành cổ Phúc Châu xưa, biểu tượng văn hóa truyền thống của mảnh đất đem lại may mắn và hạnh phúc "Hữu phúc chi châu" nổi tiếng ở Trung Quốc. HỮU HƯNG Phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc "Ba phường bảy ngõ" (tam phường thất hạng) là khu phố cổ nổi tiếng, được coi là biểu tượng văn hóa truyền thống của thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, miền đông nam Trung Quốc. Nơi đây là cụm công trình kiến trúc độc đáo, được bảo tồn lại sau quá trình di dời, tái thiết khu thành cổ Phúc Châu, được xếp hạng khu du lịch, di tích lịch sử cấp 5A (cao nhất) của Trung Quốc. Mái ngói đặc trưng của "ba phường bảy ngõ". (Ảnh: XINHUA) "Ba phường bảy ngõ" hình thành từ thời đại nhà Tấn-Đường, cách đây hơn 1.000 năm, vốn là nơi sinh sống của tầng lớp quý tộc, quan lại đương thời; phát triển đến cực thịnh vào giai đoạn nhà Thanh đến đầu thế kỷ XX. Rất đông du khách đến tham quan điểm du lịch được coi là biểu tượng của thành phố Phúc Châu. Hiện nay, cả khu vực "ba phường bảy ngõ" còn 270 ngôi nhà cổ, trong đó 159 ngôi nhà cổ được đưa vào danh mục kiến trúc được bảo tồn. Quần thể kiến trúc "ba phường bảy ngõ" đã được Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc công nhận là di tích lịch sử trọng điểm của cả nước. Một cửa hàng bán đồ thủ công truyền thống ở "ba phường bảy ngõ". Sở dĩ được gọi là "ba phường bảy ngõ", bởi cả quần thể kiến trúc được cấu thành bởi "ba phường", gồm: Y Cẩm, Văn Nho và Quang Lộc, đều là nơi sinh sống của quan lại, danh sĩ trong các triều đại phong kiến Trung Quốc; "bảy ngõ", gồm: ngõ Dương Kiều, ngõ Lang Quan, ngõ Tháp, ngõ Hoàng, ngõ An Dân, ngõ Cát Tí và phố Nam Hậu. Cổng vào phố Nam Hậu-trục chính của "ba phường bảy ngõ". Trong đó, phố Nam Hậu dài khoảng 1.000m, là trục chính, kết nối với cả "ba phường bảy ngõ", là khu phố thương mại chính của thành phố Phúc Châu xưa, với các nghề buôn bán muối, gạo, dầu, củi cũng như cung ứng các nhu yếu phẩm khác. Nữ du khách bên chiếc ô truyền thống. Tại "ba phường bảy ngõ", không khó để bắt gặp các cửa tiệm "văn phòng tứ bảo", gồm: bút, mực, giấy, nghiên hay sách vở, dụng cụ phục vụ việc "dùi mài kinh sử" của các thư sinh xưa. Những đồ lưu niệm nhỏ mang họa tiết truyền thống rất được ưu chuộng. Với lịch sử hơn 2.200 năm, thành phố Phúc Châu sở hữu nhiều tài nguyên văn hóa và địa danh phong phú, với những câu chuyện lịch sử gắn liền với mảnh đất và con người nơi đây. Nghệ nhân tái hiện giã giò-nghề truyền thống được xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể của "ba phường bảy ngõ". Một góc "ba phường bảy ngõ". Trong đó, "ba phường bảy ngõ" có thể coi là bức tranh thu nhỏ của thành cổ Phúc Châu xưa, biểu tượng văn hóa truyền thống của mảnh đất đem lại may mắn và hạnh phúc "Hữu phúc chi châu" nổi tiếng ở Trung Quốc. HỮU HƯNG Phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc Trở về đầu trang Trung Quốc ba phường bảy ngõ Phúc Kiến Phúc Châu kiến trúcdi tích 5A 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10