Tọa lạc tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, Thiên Nhất Các được xây dựng năm 1566, là thư viện tư nhân đầu tiên của Trung Quốc, thư viện cổ nhất ở châu Á, cũng là một trong ba thư viện gia tộc có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới.
Thiên Nhất Các rộng gần 30.000m2 với
kiến trúc 1 lầu, 2 tầng kết cấu gạch, gỗ và mái ngói đen truyền thống
với nhiều họa tiết trang trí tinh xảo.
Phía
trước có hồ Thiên Nhất Trì thông với Nguyệt Hồ, vừa tạo cảnh quan vừa
có nước để dập lửa khi hỏa hoạn, phía sau có lâm viên kiểu Giang Nam với
núi giả, hành lang, bia đá, đình, hồ nước...
Thời
kỳ đầu, Thiên Nhất Các đã sưu tầm và lưu giữ hơn 700.000 cuốn sách,
nhưng do chiến tranh loạn lạc, hiện nay chỉ còn lưu giữ hơn 300.000 cuốn
sách cổ, trong đó có khoảng 80.000 cuốn sách quý hiếm về dư địa chí các
địa phương và khoa thi cử thời phong kiến.
Ngoài
ra, nơi đây còn lưu giữ hơn 4.000 bức tranh của các danh họa thời phong
kiến, hơn 4.000 bản sao bài ký khắc trên bia đá, hơn 1.000 đồ sứ... có
giá trị cao về văn hóa, lịch sử.
Ban
đầu, Thiên Nhất Các có rất nhiều quy tắc khắt khe như chỉ dành cho con
cháu trong dòng họ vào đọc sách, phụ nữ không được vào phòng đọc, sách
không được mang ra bên ngoài..., về sau mới dần mở cửa cho người bên
ngoài vào đọc sách.
Hiện nay, Thiên
Nhất Các là khu du lịch được xếp hạng 5A và nằm trong danh sách 10 công
trình kiến trúc lịch sử-văn hóa nổi tiếng ở Trung Quốc.
HỮU HƯNG - HỒ QUÂN
Phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc