Ngành du lịch Trung Quốc nỗ lực phục hồi sau đại dịch Ngành du lịch Trung Quốc nỗ lực phục hồi sau đại dịch Trong hai năm rưỡi bùng phát đại dịch Covid-19, du lịch là một trong những lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất ở Trung Quốc. Gần đây, cùng với tiến triển tích cực của tình hình dịch bệnh, cũng như những động thái nới lỏng hạn chế phòng dịch, ngành du lịch Trung Quốc đón nhận tín hiệu tích cực và đang nỗ lực khôi phục trở lại. Khu du lịch ở thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy (Trung Quốc) nhộn nhịp trở lại. (Ảnh: VI SA) Tác động nặng nề Là quốc gia đông dân nhất thế giới, ngành công nghiệp không khói ở Trung Quốc có tiềm năng lớn, ở cả số người đi du lịch trong nước và quốc tế, đem lại giá trị kinh tế khổng lồ, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành dịch vụ. Đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, sau đó lan rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, rồi trở thành đại dịch trên phạm vi toàn cầu, hầu hết các ngành kinh tế ở nước này chịu tác động bởi các biện pháp nghiêm ngặt theo chiến lược “Zero Covid”, trong đó ngành du lịch có những thời điểm gần như bị “tê liệt” bởi các hạn chế nghiêm ngặt về đi lại. Lĩnh vực du lịch quốc tế, bao gồm các tour du lịch đi nước ngoài và đón khách du lịch nước ngoài đến Trung Quốc đã bị ngưng trệ do chính sách visa và cách ly đối với người nhập cảnh. Theo đó, nước này dừng cấp visa du lịch cho người nước ngoài và yêu cầu các đối tượng nhập cảnh vào Trung Quốc phải cách ly tập trung trong thời gian dài (từ 14 đến 21 ngày tùy theo địa phương). Từ tháng 3/2020, Trung Quốc hạn chế tối đa số lượng chuyến bay quốc tế, mỗi tuần chỉ duy trì 1 chuyến bay duy nhất, trên 1 đường bay duy nhất tới mỗi quốc gia. Đồng thời, số lượng chuyến bay chỉ giảm không tăng, nếu phát hiện các ca mắc Covid-19 sẽ phải tạm dừng... Tại Sân bay Hà Đông ở khu tự trị Ninh Hạ, hành khách được kiểm tra mã sức khỏe và chứng nhận âm tính với Covid-19. (Ảnh: HỮU HƯNG) Du lịch trong nước tuy không rơi vào trạng thái “đóng băng” như du lịch quốc tế, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn do các làn sóng dịch Covid-19 liên tục bùng phát ở các địa phương. Các biện pháp mạnh như phong tỏa, kiểm soát, cách ly, truy vết, xét nghiệm trên diện rộng hay hạn chế đi lại giữa các địa phương tác động mạnh mẽ đến các hoạt động du lịch, khiến cho người dân không thể hoặc ít có mong muốn đi du lịch, doanh thu giảm sút, tỷ lệ mất hoặc thiếu việc làm trong lĩnh vực du lịch ngày càng trầm trọng. Số liệu thống kê cho thấy, trước khi dịch Covid-19 bùng phát, năm 2019, các hãng du lịch Trung Quốc tổ chức tour đi nước ngoài cho 62,8806 triệu lượt khách, đem lại doanh thu 214,556 tỷ nhân dân tệ; đến năm 2020, còn 3,4138 triệu lượt khách, doanh thu 16,391 tỷ nhân dân tệ; năm 2021, chỉ còn 9.400 lượt khách và doanh thu 663 triệu nhân dân tệ, lần lượt giảm tới 99,72% và 95,96% so năm 2020. Ngoài ra, cả ba lĩnh vực du lịch nội địa, đón khách nước ngoài và tổ chức tour ra nước ngoài đều thua lỗ trong năm 2021. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu du lịch Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp trong ngành du lịch lên tới 68,1%, trong đó phần lớn là do nguyên nhân dịch bệnh, hơn 60% người thất nghiệp kéo dài hơn 1 năm. Điều chỉnh chính sách Trước tình hình dịch bệnh được cải thiện rõ rệt, nhất là các ổ dịch ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Cát Lâm được kiểm soát hiệu quả, đầu tháng 6/2022, Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc đã ban hành gói hỗ trợ kích thích và phục hồi nền kinh tế, trong đó các doanh nghiệp, đơn vị trong lĩnh vực du lịch như giao thông vận tải, dịch vụ ăn uống, khách sạn, nghỉ dưỡng, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được ưu tiên cho vay vốn trên cơ sở được nhà nước bảo lãnh. Tiếp sau đó, ngày 28/6, Chính phủ Trung Quốc ban hành phương án mới về phòng, chống dịch Covid-19 với những điều chỉnh quan trọng: Giảm thời gian cách ly và giám sát sức khỏe đối với người nhập cảnh và F1 từ 21 ngày xuống còn 10 ngày, F2 theo dõi 7 ngày tại nhà, thay vì phải cách ly tập trung; điều chỉnh phương thức và tiêu chí xác định các khu vực có nguy cơ theo hướng thu hẹp phạm vi và giảm số ngày phong tỏa, kiểm soát; sử dụng xét nghiệm kháng nguyên như một phương thức bổ trợ để xác định người nhiễm Covid-19... Du khách trải nghiệm hái kỷ tử ở thành phố Ngô Trung, Ninh Hạ. (Ảnh: HỮU HƯNG) Trước tình trạng các địa phương từ chối tiếp nhận hoặc yêu cầu bắt buộc cách ly đối với người đến hoặc về từ vùng có ca nhiễm trong nước, hoặc áp dụng biện pháp mạnh hơn so quy định chung, cơ chế điều phối phòng ngừa và kiểm soát dịch Covid-19 thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc đã yêu cầu thống nhất các biện pháp áp dụng trong cả nước theo hướng chỉ những người ở khu vực có nguy cơ cao và trung bình mới bị hạn chế đi lại, không cách ly tập trung đối với người đến từ khu vực có nguy cơ thấp. Đồng thời, mã hành trình cũng bỏ hình thức đánh dấu để hạn chế đi lại của người dân. Những động thái điều chỉnh chính sách trên của cơ quan chức năng Trung Quốc, được đánh giá là sẽ ảnh hưởng tích cực việc nhập cảnh du lịch của khách nước ngoài; đồng thời kích thích nhu cầu tiêu dùng và du lịch nội địa, nhất là trong bối cảnh đợt cao điểm du lịch tháng 7 sắp đến. Nỗ lực phục hồi Ngành du lịch Trung Quốc ngay lập tức đón nhiều tín hiệu tích cực sau những điều chỉnh chính sách của nhà nước. Số liệu của nền tảng dịch vụ du lịch hàng đầu Trung Quốc QUNAR cho thấy, trong vòng 1 tiếng sau khi điều chỉnh nới lỏng các biện pháp hạn chế, lượng tìm kiếm vé máy bay quốc tế ở Trung Quốc đã tăng gấp đôi, đạt đến đỉnh cao nhất trong hai năm qua; lượng đặt vé máy bay quốc tế cũng tăng gần 60% so cùng thời điểm của tuần trước đó. Lượng tìm kiếm khách sạn và vé tàu hỏa lần lượt tăng gấp đôi và 1,5 lần so thời điểm bình thường. Điều này cho thấy niềm tin và nhu cầu đi du lịch của người dân tăng lên. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc, tại các sân bay lớn như Sân bay Thủ đô Bắc Kinh, Sân bay Hà Đông ở khu tự trị Ninh Hạ, Sân bay Nam Xương ở tỉnh Giang Tây, hoạt động vận tải hành khách đã nhộn nhịp trở lại, người dân chỉ cần quét mã sức khỏe và có chứng nhận âm tính với Covid-19 là có thể di chuyển thuận lợi giữa các địa phương mà không gặp phải bất kỳ hạn chế nào. Cưỡi lạc đà trên sa mạc Tengger mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách. (Ảnh: HỮU HƯNG) Để tận dụng cơ hội hiếm có này, các đơn vị kinh doanh du lịch ở Trung Quốc đã nhanh chóng tung ra nhiều tour du lịch hấp dẫn và nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Ngoài các tour du lịch ngắn ngày trong phạm vi một địa phương, như trải nghiệm ở nông thôn, cắm trại ở ngoại ô, homestay…; đã có nhiều tuyến du lịch dài ngày giữa các địa phương được khởi động trở lại. Đơn cử như tại thành phố Thượng Hải vốn bị kiểm soát, phong tỏa trong thời gian dài do dịch Covid-19, ngay sau khi các hạn chế được dỡ bỏ, người dân đã đổ xô đi du lịch, đến nỗi các hãng hàng không phải tăng thêm chuyến, đổi sang máy bay thân rộng để đáp ứng nhu cầu của khách. Chị Sun Lili, hướng dẫn viên Khu du lịch sa mạc Tenggeli thuộc khu tự trị Ninh Hạ, Trung Quốc cho biết, khu du lịch đã nỗ lực tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, các trải nghiệm trên sa mạc như đi xe việt dã, máng trượt, cưỡi lạc đà gần đây rất được ưa chuộng. Nhờ khởi động trở lại du lịch liên tỉnh, doanh thu đã khôi phục được tới 70-80% so thời điểm trước dịch; đơn vị này kỳ vọng mỗi ngày sẽ tiếp đón khoảng 10.000 lượt khách đến trải nghiệm vào tháng 7 tới. Theo đánh giá của ông Wang Peng, nghiên cứu viên Đại học Nhân dân, Chính phủ Trung Quốc đang kiên trì hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế-xã hội. Những điều chỉnh chính sách sẽ như một cú huých với ngành du lịch, có thể xuất hiện sự bùng nổ về cả số lượt khách và doanh thu trong mùa cao điểm du lịch tháng 7 tới. Ngoài ra, việc giảm bớt thời gian cách ly cũng là bước đi đầu tiên hướng tới chào đón nhiều khách nước ngoài tới du lịch tại Trung Quốc và tạo điều kiện cho người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài trong thời gian tới. HỮU HƯNG (Phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc) Nguồn; Báo Nhân Dân Trong hai năm rưỡi bùng phát đại dịch Covid-19, du lịch là một trong những lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất ở Trung Quốc. Gần đây, cùng với tiến triển tích cực của tình hình dịch bệnh, cũng như những động thái nới lỏng hạn chế phòng dịch, ngành du lịch Trung Quốc đón nhận tín hiệu tích cực và đang nỗ lực khôi phục trở lại. Khu du lịch ở thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy (Trung Quốc) nhộn nhịp trở lại. (Ảnh: VI SA)Tác động nặng nề Là quốc gia đông dân nhất thế giới, ngành công nghiệp không khói ở Trung Quốc có tiềm năng lớn, ở cả số người đi du lịch trong nước và quốc tế, đem lại giá trị kinh tế khổng lồ, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành dịch vụ. Đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, sau đó lan rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, rồi trở thành đại dịch trên phạm vi toàn cầu, hầu hết các ngành kinh tế ở nước này chịu tác động bởi các biện pháp nghiêm ngặt theo chiến lược “Zero Covid”, trong đó ngành du lịch có những thời điểm gần như bị “tê liệt” bởi các hạn chế nghiêm ngặt về đi lại. Lĩnh vực du lịch quốc tế, bao gồm các tour du lịch đi nước ngoài và đón khách du lịch nước ngoài đến Trung Quốc đã bị ngưng trệ do chính sách visa và cách ly đối với người nhập cảnh. Theo đó, nước này dừng cấp visa du lịch cho người nước ngoài và yêu cầu các đối tượng nhập cảnh vào Trung Quốc phải cách ly tập trung trong thời gian dài (từ 14 đến 21 ngày tùy theo địa phương). Từ tháng 3/2020, Trung Quốc hạn chế tối đa số lượng chuyến bay quốc tế, mỗi tuần chỉ duy trì 1 chuyến bay duy nhất, trên 1 đường bay duy nhất tới mỗi quốc gia. Đồng thời, số lượng chuyến bay chỉ giảm không tăng, nếu phát hiện các ca mắc Covid-19 sẽ phải tạm dừng... Tại Sân bay Hà Đông ở khu tự trị Ninh Hạ, hành khách được kiểm tra mã sức khỏe và chứng nhận âm tính với Covid-19. (Ảnh: HỮU HƯNG) Du lịch trong nước tuy không rơi vào trạng thái “đóng băng” như du lịch quốc tế, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn do các làn sóng dịch Covid-19 liên tục bùng phát ở các địa phương. Các biện pháp mạnh như phong tỏa, kiểm soát, cách ly, truy vết, xét nghiệm trên diện rộng hay hạn chế đi lại giữa các địa phương tác động mạnh mẽ đến các hoạt động du lịch, khiến cho người dân không thể hoặc ít có mong muốn đi du lịch, doanh thu giảm sút, tỷ lệ mất hoặc thiếu việc làm trong lĩnh vực du lịch ngày càng trầm trọng. Số liệu thống kê cho thấy, trước khi dịch Covid-19 bùng phát, năm 2019, các hãng du lịch Trung Quốc tổ chức tour đi nước ngoài cho 62,8806 triệu lượt khách, đem lại doanh thu 214,556 tỷ nhân dân tệ; đến năm 2020, còn 3,4138 triệu lượt khách, doanh thu 16,391 tỷ nhân dân tệ; năm 2021, chỉ còn 9.400 lượt khách và doanh thu 663 triệu nhân dân tệ, lần lượt giảm tới 99,72% và 95,96% so năm 2020. Ngoài ra, cả ba lĩnh vực du lịch nội địa, đón khách nước ngoài và tổ chức tour ra nước ngoài đều thua lỗ trong năm 2021. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu du lịch Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp trong ngành du lịch lên tới 68,1%, trong đó phần lớn là do nguyên nhân dịch bệnh, hơn 60% người thất nghiệp kéo dài hơn 1 năm. Điều chỉnh chính sách Trước tình hình dịch bệnh được cải thiện rõ rệt, nhất là các ổ dịch ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Cát Lâm được kiểm soát hiệu quả, đầu tháng 6/2022, Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc đã ban hành gói hỗ trợ kích thích và phục hồi nền kinh tế, trong đó các doanh nghiệp, đơn vị trong lĩnh vực du lịch như giao thông vận tải, dịch vụ ăn uống, khách sạn, nghỉ dưỡng, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được ưu tiên cho vay vốn trên cơ sở được nhà nước bảo lãnh. Tiếp sau đó, ngày 28/6, Chính phủ Trung Quốc ban hành phương án mới về phòng, chống dịch Covid-19 với những điều chỉnh quan trọng: Giảm thời gian cách ly và giám sát sức khỏe đối với người nhập cảnh và F1 từ 21 ngày xuống còn 10 ngày, F2 theo dõi 7 ngày tại nhà, thay vì phải cách ly tập trung; điều chỉnh phương thức và tiêu chí xác định các khu vực có nguy cơ theo hướng thu hẹp phạm vi và giảm số ngày phong tỏa, kiểm soát; sử dụng xét nghiệm kháng nguyên như một phương thức bổ trợ để xác định người nhiễm Covid-19... Du khách trải nghiệm hái kỷ tử ở thành phố Ngô Trung, Ninh Hạ. (Ảnh: HỮU HƯNG) Trước tình trạng các địa phương từ chối tiếp nhận hoặc yêu cầu bắt buộc cách ly đối với người đến hoặc về từ vùng có ca nhiễm trong nước, hoặc áp dụng biện pháp mạnh hơn so quy định chung, cơ chế điều phối phòng ngừa và kiểm soát dịch Covid-19 thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc đã yêu cầu thống nhất các biện pháp áp dụng trong cả nước theo hướng chỉ những người ở khu vực có nguy cơ cao và trung bình mới bị hạn chế đi lại, không cách ly tập trung đối với người đến từ khu vực có nguy cơ thấp. Đồng thời, mã hành trình cũng bỏ hình thức đánh dấu để hạn chế đi lại của người dân. Những động thái điều chỉnh chính sách trên của cơ quan chức năng Trung Quốc, được đánh giá là sẽ ảnh hưởng tích cực việc nhập cảnh du lịch của khách nước ngoài; đồng thời kích thích nhu cầu tiêu dùng và du lịch nội địa, nhất là trong bối cảnh đợt cao điểm du lịch tháng 7 sắp đến. Nỗ lực phục hồi Ngành du lịch Trung Quốc ngay lập tức đón nhiều tín hiệu tích cực sau những điều chỉnh chính sách của nhà nước. Số liệu của nền tảng dịch vụ du lịch hàng đầu Trung Quốc QUNAR cho thấy, trong vòng 1 tiếng sau khi điều chỉnh nới lỏng các biện pháp hạn chế, lượng tìm kiếm vé máy bay quốc tế ở Trung Quốc đã tăng gấp đôi, đạt đến đỉnh cao nhất trong hai năm qua; lượng đặt vé máy bay quốc tế cũng tăng gần 60% so cùng thời điểm của tuần trước đó. Lượng tìm kiếm khách sạn và vé tàu hỏa lần lượt tăng gấp đôi và 1,5 lần so thời điểm bình thường. Điều này cho thấy niềm tin và nhu cầu đi du lịch của người dân tăng lên. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc, tại các sân bay lớn như Sân bay Thủ đô Bắc Kinh, Sân bay Hà Đông ở khu tự trị Ninh Hạ, Sân bay Nam Xương ở tỉnh Giang Tây, hoạt động vận tải hành khách đã nhộn nhịp trở lại, người dân chỉ cần quét mã sức khỏe và có chứng nhận âm tính với Covid-19 là có thể di chuyển thuận lợi giữa các địa phương mà không gặp phải bất kỳ hạn chế nào. Cưỡi lạc đà trên sa mạc Tengger mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách. (Ảnh: HỮU HƯNG) Để tận dụng cơ hội hiếm có này, các đơn vị kinh doanh du lịch ở Trung Quốc đã nhanh chóng tung ra nhiều tour du lịch hấp dẫn và nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Ngoài các tour du lịch ngắn ngày trong phạm vi một địa phương, như trải nghiệm ở nông thôn, cắm trại ở ngoại ô, homestay…; đã có nhiều tuyến du lịch dài ngày giữa các địa phương được khởi động trở lại. Đơn cử như tại thành phố Thượng Hải vốn bị kiểm soát, phong tỏa trong thời gian dài do dịch Covid-19, ngay sau khi các hạn chế được dỡ bỏ, người dân đã đổ xô đi du lịch, đến nỗi các hãng hàng không phải tăng thêm chuyến, đổi sang máy bay thân rộng để đáp ứng nhu cầu của khách. Chị Sun Lili, hướng dẫn viên Khu du lịch sa mạc Tenggeli thuộc khu tự trị Ninh Hạ, Trung Quốc cho biết, khu du lịch đã nỗ lực tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, các trải nghiệm trên sa mạc như đi xe việt dã, máng trượt, cưỡi lạc đà gần đây rất được ưa chuộng. Nhờ khởi động trở lại du lịch liên tỉnh, doanh thu đã khôi phục được tới 70-80% so thời điểm trước dịch; đơn vị này kỳ vọng mỗi ngày sẽ tiếp đón khoảng 10.000 lượt khách đến trải nghiệm vào tháng 7 tới. Theo đánh giá của ông Wang Peng, nghiên cứu viên Đại học Nhân dân, Chính phủ Trung Quốc đang kiên trì hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế-xã hội. Những điều chỉnh chính sách sẽ như một cú huých với ngành du lịch, có thể xuất hiện sự bùng nổ về cả số lượt khách và doanh thu trong mùa cao điểm du lịch tháng 7 tới. Ngoài ra, việc giảm bớt thời gian cách ly cũng là bước đi đầu tiên hướng tới chào đón nhiều khách nước ngoài tới du lịch tại Trung Quốc và tạo điều kiện cho người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài trong thời gian tới. HỮU HƯNG (Phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc)Nguồn; Báo Nhân Dân Trở về đầu trang Covid-19 du lịch Trung Quốc nỗ lực phục hồi 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10