Ở một số quốc gia trên thế giới, vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ đều có những nét riêng, những điều thú vị mà không phải nơi nào cũng có, mang đến cho du khách những điều hấp dẫn để tìm hiểu, để khám phá.
1. Anh
|
Ảnh: Internet |
Happy New Years là bài hát phổ biến trên toàn thế giới, được cất lên vào lúc giao thừa, nhưng người dân nước Anh lại bật bài hát mừng năm mới truyền thống là "Auld Lang Syne" (Thời gian trôi qua). Bài hát được viết vào năm 1788 do nhà thơ Robert Burns sáng tác, mang thông điệp chung là hãy yêu thương bằng tất cả trái tim những người thân trong gia đình, dù là người đã khuất hay vẫn đang còn tồn tại.
2. Italy
|
Ảnh: Internet |
Có một tục lệ thú vị xuất phát từ thời Trung Cổ là mặc đồ lót màu đỏ vào ngày đầu tiên của năm mới vì họ tin rằng điều đó sẽ mang lại may mắn cho cả năm tới.
3. Đức
|
Ảnh: Internet |
Khá giống nét văn hóa ở một số nước châu Á, người Đức quan niệm rằng, người đầu tiên đi qua mặt họ trong năm mới sẽ ảnh hướng lớn đến tài vận trong năm tiếp theo. Còn đối với các cặp đôi yêu nhau thì họ thường hôn nhau vào chính thời khắc chuyển giao giữa hai năm “0:00” nếu không sẽ chịu một lời nguyền rằng một trong hai người sẽ có người mới.
4. Mỹ
|
Ảnh: Internet |
Năm 1907 sau khi ban lệnh cấm bắn pháo hoa thì ở Mỹ có một truyền thống mới đó vào đúng thời khắc giao thừa là hạ quả cầu pha lê và bắn hoa giấy ở Quảng trường Thời đại. Khác với những gì chúng ta thấy ngày nay quả cầu ban đầu nặng 700 pound (hơn 300 kg), có 100 bóng đèn được thắp sáng. Còn hiện giờ nó được bao quanh bởi 2.688 viên pha lê, thắp sáng bởi 32.000 bóng đèn LED, nặng tới 11.875 pound (hơn 5 tấn) và có đường kính 12 feet (khoảng 3,5m). Và vào ngày đặc biệt nhất của năm đó, sẽ có rất nhiều người cùng bật nắp chai sâm panh theo ước tính người Mỹ đã uống hết 360 triệu ly rượu vào thời điểm này.
5. Ba Tư
|
Ảnh: Internet |
Trứng ở đất nước Ba Tư được người dân rất coi trọng vào dịp năm mới bởi họ có một niềm tin rằng phong tục tặng trứng cho nhau chính là biểu tượng cho sự sinh sôi và phát triển.
Trang Đàm