Ngoài các lâu đài và các khu phố cổ từ thời xa xưa, khi đến Ba Lan, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội tham dự các lễ hội đặc sắc nơi đây, cũng như thưởng thức những món ăn lạ miệng, độc đáo của người dân bản xứ. Kỳ này, Vietravel sẽ tiếp tục tư vấn cho du khách về những lễ hội, phong cách ẩm thực người Ba Lan.
- Xin giới thiệu những lễ hội văn hóa đặc sắc tổ chức hàng năm ở Ba Lan.
- Lễ hội LajKonik, được tổ chức hàng năm vào ngày thứ Năm đầu tiên sau ngày lễ Thi hài của Chúa Cơ đốc. Tại lễ hội này người ta sẽ tụ tập ở sân tu viện Premonstraténia trong quận Zwierzymiec. Một số người mặc y phục dân gian, còn một số khác mặc trang phục kiểu phương Đông với huy hiệu hình đuôi ngựa trên tay.
Lễ hội của người Viking là nét đặc sắc văn hóa của vùng Wolin với hàng loạt những hoạt động như triển lãm những vũ khí chiến đấu của người Viking, các buổi trình diễn âm nhạc và ngày hội ẩm thực. Lễ hội của người Viking đưa du khách trở về những thời kỳ xa xưa. Một người đàn ông trong trang phục truyền thống làm dấu hiệu để bắt đầu cho lễ hội với một bông hoa và một chiếc tù và.
Lễ hội LajKonik.
Hòn đảo Wolin quay trở về cuộc sống của người Viking khoảng thế kỷ thứ 10 với những người thợ rèn chế tạo vũ khí để săn bắn. Trong lịch sử, người Viking được biết là những chiến binh tinh nhuệ trên mọi trận chiến, cả trên biển và trên núi.
- Các món ăn ở Ba Lan có khác biệt nhiều so với các món ăn ở Mỹ và Tây Âu không, có những món đặc sản nào nổi tiếng mà du khách nên thử qua?
- Bếp Ba Lan (Polish: kuchnia polska) là sự kết hợp của các truyền thống Slavic (Sla-vơ). Rất phong phú về thịt, đặc biệt là thịt gà, thịt heo và các loại rau mùa đông (cải bắp trong món bigos), các gia vị cũng như là các loại mì sợi mà nổi tiếng nhất là pierogi. Các món ăn Ba Lan có nhiều ảnh hưởng của các món ăn Slavic sử dụng kasza (cháo đặc) và các loại ngũ cốc.
Nhìn chung các món ăn Ba Lan rất nhiều chất. Truyền thống ẩm thực rất đòi hỏi và người Ba Lan tự cho phép mình dành nhiều thời gian để nấu nướng và thưởng thức các món ăn linh đình, với một số món ngày lễ (như Christmas eve or Easter Breakfast) và họ phải mất vài ngày để tự mình chuẩn bị nấu nướng trong những dịp này.
Barszcz - một món đặc biệt của người Ba Lan.
Theo truyền thống, bữa ăn chính được dùng vào lúc 2 giờ chiều và và thường gồm ba món. Bắt đầu bằng món súp, ví dụ như súp thông thường hoặc cà chua hoặc món ngày lễ là barszcz hoặc żurek (cháo lúa mạch đen chua); tiếp theo là món cá trích (trộn với kem, dầu hoặc dấm). Những món khai vị bình dân khác thường là thịt xông khói, rau hoặc cá nấu đông aspic. Món chính thường là món thịt gồm món thịt quay hoặc sườn lợn (kotlet schabowy).
Các loại rau, gần đây được thay thế bằng sà lách, trước kia thường dùng như 'surowka' - loại rau củ nghiền nhỏ với chanh và đường (cà rốt, cần tây, củ cải đường) hoặc loại cải bắp muối (kapusta kwaszona).
Ăn kèm thường là khoai tây luộc hoặc theo truyền thống là kasha (ngũ cốc). Bữa ăn thường được kết thúc bằng các món tráng miệng như makowiec (bánh hạt hoa Anh Túc), hoặc drożdżówka, một loại bánh men bia.
Món ăn chłodnik của Balan vào những lúc trời nóng nực.
Một số đặc sản khác gồm chłodnik (súp củ cải đường hoặc trái cây lạnh cho những ngày nóng nực), golonka (chân giò heo nấu với rau), kołduny (bánh nhân thịt), zrazy (thịt bò cuốn) zrazy on a plate, salceson và flaczki (lòng bò).
Những món ăn đặc biệt của ẩm thực Ba Lan gồm bigos, kiełbasa, barszcz (súp củ cải đỏ), czernina (súp máu vịt), schabowy z kapustą, pierogi, gołąbki và nhiều món khoai tây khác.
- Ở Ba Lan người ta sử dụng đồng tiền gì, có thể đổi tiền ở đâu trước khi đi? Ngoài ra, có thể chi tiêu bằng tiền euro hoặc đô la Mỹ ở Ba Lan không?
- Ba Lan sử dụng đồng Zloty, ký hiệu là BLN. Tỷ giá khoảng 10.000 đồng = 1.81 PLN. Đổi tiền ở các tổ chức tư nhân tại Ba Lan có giá cao hơn là ở các ngân hàng. Tiếng Ba Lan gọi những nơi đổi tiền đó là Kantor, rất phổ biến, đặc biệt ở trạm xe điện. Nên cẩn thận ở những điểm nóng du lịch như Cổ trấn Warsa có thể giá đổi tiền rất cao.
Ở các thành phố lớn, sử dụng thẻ thanh toán là tiện nhất. Những loại thẻ nổi tiếng như Visa, Visa Electron, MasterCard và Maestro.AmEx, Diners' Club đều được chấp nhận.
- Visa du lịch Ba Lan hiện nay rất khó khăn, có đúng vậy không?
- Để làm visa, du khách cần có hồ sơ gồm: Hai tấm hình khổ 4x6 cm (nền trắng, mới chụp trong vòng 3 tháng); hộ chiếu còn hạn sử dụng ít nhất là 6 tháng tính đến ngày khởi hành (nếu đã đổi hộ chiếu mới, nên đính kèm hộ chiếu cũ); sổ tiết kiệm hoặc bảng sao kê giao dịch tài khoản trong 3 tháng gần nhất (giá trị ít nhất 5.000 đô la Mỹ, được gửi vào ngân hàng trước ít nhất 3 tháng) + thẻ tín dụng (Visa hoặc Master card); giấy chứng nhận nghỉ hưu (nếu đã nghỉ hưu); giấy xác nhận của cơ quan, công ty cho nghỉ phép đi du lịch nước ngoài và xác nhận thu nhập + hợp đồng lao động (nếu khách là nhân viên công ty, cơ quan nhà nước); giấy phép kinh doanh (nếu có kinh doanh, buôn bán) + biên lai đóng thuế doanh nghiệp trong 3 lần gần nhất; giấy chủ quyền nhà, đất hoặc hợp đồng cho thuê nhà, đất, xe hơi (nếu có nhà, đất, xe hơi cho thuê); hộ khẩu; giấy chứng nhận kết hôn nếu đã có gia đình (chứng sao y bản chính); giấy khai sinh (của trẻ em đi theo); giấy đồng ý của cha (mẹ) cho phép trẻ đi du lịch chung với mẹ (ba); giấy cam kết đi và trở về đúng ngày theo đoàn được xác nhận bởi cơ quan địa phương (đối với khách có hộ chiếu làm tại Đà Nẵng và Hà Nội).
- Xin giới thiệu về nhà thờ Đức Mẹ Czestochowa, còn được biết đến với cái tên “Đức Mẹ Đen”?
Tu viện Jasna Gora ở Czestochova.
- Tu viện Jasna Gora ở Czestochova gần Krakow là một tu viện lâu đời, nhiều uy tín ở Ba Lan, nổi tiếng với hình Đức Mẹ Đen - được tôn vinh là Nữ Vương và là đấng Bảo Trợ cho dân Ba Lan.
Sở dĩ được gọi là Đức Mẹ Đen là bởi vì trong nhà thờ có bức tranh “Đức Bà Czestochowa”, được vẽ bởi Thánh sử Luca; chất dầu dùng trong sơn vẽ tranh đã làm cho bức tranh có mầu thẫm đen sau thời gian hàng thế kỷ. Và cũng vì qua thời gian lâu đời dân chúng đến đốt nến và cầu nguyện trước ảnh Đức Bà cũng làm cho chất sơn dầu trên tranh biến thành màu đen.
Đức Mẹ màu đen này, theo người Ba Lan, đã làm nhiều phép lạ, đặc biệt nhất đã cứu giúp tu viện khỏi sự phá hoại của quân xâm lăng Thụy Điển ở thế kỷ XVII. Sau đó, vua Ba Lan long trọng tuyên bố đất đai Ba Lan là của đức bà, do đó bà được người đời biết đến với danh hiệu Nữ Vương Ba Lan.
Ngoài ra, tu viện trên cũng là điểm hành hương của nhiều tín đồ công giáo khắp nơi từ mấy trăm năm nay, mỗi năm có vài triệu người đến hành hương.
- Ở TPHCM có công ty lữ hành nào tổ chức cho khách đi hành hương ở Ba Lan vào các dịp lễ lớn của Thiên Chúa giáo không?
- Hiện tại chưa có. Nhưng công ty Vietravel có thể thiết kế tour riêng cho những đoàn khách có yêu cầu.
Nguồn : SGT