Mỗi nước trên thế giới đều có những cách đón năm mới theo các phong tục truyền thống độc đáo riêng biệt. Từ hình ảnh thả những bông hoa trắng ở Brazil đến các điệu múa diệu kỳ ở Romania, mỗi phong tục truyền thống trong dịp này đều có ý nghĩa sâu sắc, mong muốn đem lại may mắn phúc lộc cho một năm mới an khang thịnh vượng.
Đêm giao thừa ở thành phố New York Ảnh REUTERS / Henny Ray Abrams
Đêm
giao thừa ở thành phố New York nằm trong kỳ nghỉ năm mới, thường được tổ
chức với pháo hoa, bữa tiệc, bánh mì nướng đến một năm hạnh phúc và lành mạnh.
Tại
Stonehaven, Scotland, người dân thường múa cầu lửa trong lễ hội Hogmanay vào
đêm giao thừa để xua đuổi ma quỷ.
Màn múa cầu lửa trong lễ hội Hogmanay._Ảnh Christopher
Furlong / Getty
Lễ hội múa lửa nổi tiếng nhất ở Scotland năm nay là lễ hội
Hogmanay, diễn ra ở Stonehaven. Sau khi diễu hành qua các phố, người múa lửa
quay quả cầu quanh người rồi ném chúng xuống biển. Xuất hiện từ hơn 100 năm,
phong tục này dựa trên những nghi thức Thánh Lễ nhằm xua đuổi mọi vận xui và rước
mọi điều may mắn đến với cả gia đình. Một số người tin rằng hình ảnh quả cầu lửa
vào lễ tiết Đông chí chính là biểu tượng của mặt trời.
Ở
Miến Điện, người dân chào đón năm mới với lễ hội té nước Thingyan vô cùng náo
nhiệt nhằm chúc phúc, cầu cho mưa thuận gió hoà, mong một năm mới ấm no, hạnh
phúc.
Những người trẻ tuổi Miến Điện chào mừng năm mới ở Yangon,
Myanmar. Ảnh Paula Bronstein / Getty
Lễ hội nước Thingyan diễn ra vào giữa tháng 4 mang tên của vị
thần tối cao Thagyamin, người đã mang ánh sáng của mặt trời và mặt trăng đến với
thế giới này. Vẩy nước tượng trưng cho sự may mắn, thuần khiết và sẽ xoá tất cả
mọi bệnh tật, lỗi lầm hay vận hạn. Trong lễ hội té nước, tất cả mọi
người đều bị tạt nước, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Điều này rất dễ
hiểu vì sao đường phố bị ngập sũng vào những ngày sau đó.
Ở
Siberia, phong tục trồng cây dưới sông băng nhằm cầu mong những điều tốt đẹp,
những khởi đầu mới sẽ đến với mình.
Hồ Baikal đóng băng ở Siberia. Vyacheslav Shausmanov /
Shutterstock
Ở phương Tây có cây thông Noel và ông già Noel vào dịp Giáng
Sinh còn ở Nga tuyệt đối không gọi như vậy mà phải là “cây thông năm mới” cùng
với hình ảnh ông già Tuyết.Những người thợ lặn can đảm ở đây bất chấp thời tiết
khắc nghiệt sẽ trầm mình xuống dòng nước băng để trồng cây Yolka, ước
mong một khởi đầu tốt đẹp trong năm mới và vị thần mùa đông có thể sẽ
ban phúc lành cho họ.
Ở
Tây Ban Nha, mỗi người Tây Ban Nha sẽ ăn 12 trái nho vào đêm giao thừa - một
trái mỗi giây - để để rũ bỏ những xui xẻo, rước nhiều điều may cho năm mới.
Những quả nho_Phatymakstudio / Shutterstock
Mỗi trái nho tượng trưng cho một tháng trong năm, và phải ăn
đúng lúc chuông đồng hồ điểm 12 tiếng. Nếu không ăn hết 12 trái nho thì dự báo
năm đó sẽ không may mắn.
Ở Mỹ và Canada, một nụ hôn vào thời khắc đất trời chuyển
giao giữa năm cũ và năm mới sẽ là dấu hiệu của một sự gắn bó bền
chặt trong năm mới.
Một cặp đôi đang hôn nhau vào lúc giao thừa. Unsplash
Trong nhiều nền văn hoá phương Tây, đặc biệt là Bắc Mỹ, hôn
một người đặc biệt vào nửa đêm bắt nguồn từ những mê tín thời Trung Cổ, cho
rằng người đầu tiên bạn nhìn thấy vào nửa đêm của năm mới sẽ là vía cho năm
sau.
Ở
Brazil, đa số người dân địa phương tin rằng mặc trang phục màu trắng, thả hoa
và nến trắng xuống biển như một món quà dâng lên cho Iemanja, nữ thần
Afro-Brazil của biển, vào đêm giao thừa.
Một tín đồ đang ném hoa trắng xuống biển ở Rio de Janeiro,
Brazil. Ảnh Mario Tama / Getty
Những bông hoa trắng và nến có ý nghĩa nhằm làm vui lòng Nữ
thần Biển, hy vọng người có thể ban phước cho người dân xứ này. Nếu biển trả lại
những món quà đó có nghĩa là nữ thần không chấp nhận và những điều cầu nguyện của
bạn sẽ không thực hiện được.
Ở
Trung Quốc, người dân thường sơn cổng màu đỏ vào năm mới với mong muốn may mắn
sẽ tràn ngập trong căn nhà
Cánh cổng màu đỏ vào năm mới ở Vân Nam, Trung Quốc. Peter
Morgan / Flickr
Theo quan niệm của người Trung Hoa, màu đỏ là màu may mắn, hạnh
phúc nhất và thường được sử dụng rộng rãi trong lễ hội như lễ cưới hay Tết
Nguyên Đán.
Ở
Đan Mạch, phong tục đập vỡ chén bát được coi là may mắn.
Chén dĩa bị vỡ mang lại may mắn. Ảnh wemimages /
Shutterstock
Do đó mọi người thường đập vỡ những chiếc bát đĩa đã bị nứt
hoặc không sử dụng và thả chúng ở ngay bậc thang trước cửa nhà người thân hay bạn
bè để mang lại điều may mắn cho họ. Trước cửa nhà nào có càng nhiều mảnh vỡ thì
năm mới càng thành công và an lành.
Ở Ý,
phong tục mặc đồ lót màu đỏ để gặp nhiều may mắn trong tình yêu.
Đồ lót màu đỏ. REUTERS / Eric Gaillard
Màu đỏ là màu sắc của tình yêu và khả năng sinh sản ở Ý, vì
vậy những người đàn ông trẻ tuổi thường mặc đồ lót màu đỏ vào đêm giao thừa cầu
mong may mắn trong tình yêu.
Còn
ở Argentina thì đồ lót màu hồng sẽ cầu chúc cho chuyện tình lãng mạn.
Đàn ông và phụ nữ mặc đồ lót màu hồng ở Argentina. Flickr /
Antii T. Nissinen
Những người mặc đồ lót màu hồng vào ngày đầu năm mới chứng
tỏ rằng họ đang tìm kiếm tình yêu.
Ở
Côlômbia và Ecuador, phong tục châm lửa đốt các hình nộm mang ý nghĩa thiêu
hủy những điều xấu và đón mừng một năm mới may mắn vui vẻ.
Ảnh một chú bù nhìn đang cháy ở Pasto, Colombia. Atienne
le cocq / Wikimedia Commons
Người ta thường làm hình nhân hoặc bù nhìn giống những người
mà họ không thích hoặc đã chết trong năm vừa qua rồi đốt chúng để xua đuổi những
rủi ro, tai ách trong năm cũ.
Ở
Nhật, chuông đón mừng Năm Mới được rung đúng 108 lần vào đêm giao thừa. Joya
no kane là lễ truyền thống vào thời khắc giao thừa.
Chiếc chuông trong ngôi đền Phật giáo Zojoji ở Tokyo vào rạng
đông năm mới. Itsuo Inouye / Ảnh AP
Truyền thống này bắt nguồn từ niềm tin trong Phật giáo, mang
ý nghĩa rũ bỏ lòng tham của con người và cầu mong tha thứ cho những chuyện xấu
trong năm vừa qua. Những nghi thức này thường được tổ chức tại các đền thờ Phật
giáo.
Ở Đức,
mọi người đều thưởng thức bánh "krapfen" hoặc làm bánh donut vào đêm
giao thừa. Cho dù có được gọi là krapfen, Kreppel, Krebbel, hay Berliner thì
món bánh này vẫn là món tráng miệng không thể thiếu trong dịp mừng Năm Mới
Bánh Krapfenở Cologne, Đức. Marco Verch / Flickr
Loại bánh này chứa nhiều mứt hoặc sô cô la và thậm chí còn
có cả mù tạt để chọc phá, lừa phỉnh những người bạn. Bánh donut chỉ được ăn vào
các dịp đặc biệt như Tết Nguyên Đán, thời điểm mà bánh kẹo trở nên hiếm hoi và
đắt đỏ.
Ở
Nam Phi, cụ thể là Johannesburg, mọi người thường ném đồ nội thất cũ ra ngoài cửa
sổ vào đêm giao thừa để chào đón một khởi đầu mới.
Một chiếc sofa bị vứt bỏ. aswphotos134 / Shutterstock
Sẽ không thấy lạ khi bắt gặp cảnh tượng đồ đạc bay tứ phía
vào đêm giao thừa ở Hillbrow, Johannesburg. Vì những nguy cơ đe dọa an toàn
cho con người từ việc ném đồ đạc cũ ở các tòa nhà cao tầng nên phong tục này
hiện nay không còn phổ biến nữa.
Ở
Hy Lạp, treo hành tây biển ở trước cửa vào đêm giao thừa cầu cho sự hồi sinh.
Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng phong tục này có lý do của nó. Hành tây biển là
một loại cây độc mọc ở Crete, dù bị giật tung rễ khỏi đất nhưng vẫn phát
triển ra lá và hoa.
Treo hành tây biển vào dịp Tết. Naeblys / Shutterstock
Người Hy Lạp tin rằng sức sống mãnh liệt từ loại cây này sẽ
mang lại cho họ nhiều sức mạnh đương đầu với khó khăn thách thức. Buổi sáng đầu
tiên vào năm mới, cha mẹ thường đánh thức bọn trẻ dậy phục vụ nhà thờ bằng cách
gõ vào đầu chúng bằng củ hành tây biển này.
Ở
Chilê có phong tục đón năm mới bên lăng mộ người thân vào đêm giao thừa. Với
quan niệm hết sức nhân văn, họ mong muốn sưởi ấm những ngôi mộ lạnh lẽo của
những người thân yêu đã qua đời vào thời khắc chuyển giao năm mới.
Nghĩa trang ở Punta Arenas, Chile. luciezr / Shutterstock
Tại vùng Talca của Chi Lê, toàn bộ gia đình người dân ở
đây tụ tập trong các nghĩa trang vào thời khắc đất trời chuyển giao năm cũ và mới
với hy vọng gia đình đông đủ, con cháu sum vầy.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, phong tục ném vỡ quả lựu vào đêm
giao thừa để lấy may mắn.
Một quả lựu được bổ vỡ. Lentilka / Shutterstock
Quả lựu tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng trong năm
mới còn ném quả lựu cho bung hạt để có nhiều may mắn hơn. Càng nhiều hạt lựu
dưới đất càng may mắn, cuộc sống càng sung túc, hạnh phúc. Màu sắc và hình dạng
của hạt lựu tượng trưng cho cuộc sống, khả năng sinh sản và sức khoẻ của con
người.
Ở
Rumani, người dân khoác lên mình bộ lông gấu cùng với điệu nhảy gấu vào đêm giao
thừa để cái ác tránh xa họ, xua đuổi những rủi ro, vận hạn trong năm cũ và
cầu mong một năm mới an lành.
Người Rumani mặc bộ trang phục giả gấu . Vadam Ghirda /
AP
Phong tục này bắt nguồn từ người Roma ( còn gọi là Gypsy) và
ngày càng lan rộng trở thành một truyền thống độc đáo chỉ có ở đây.
Ở
Estonia, phong tục ăn 7, 9, hoặc 12 bữa
ăn vào đêm giao thừa để cầu mong một năm mới sung túc.
Một bánh sandwich cá trích kiểu Estonia. Maksimillian /
Shutterstock
Con số 7, 9 và 12 được xem là những con số may mắn. Người
Estonia tin rằng nếu ăn hết 7,9 hoặc 12 bữa ăn vào lúc giao thừa thì họ sẽ có sức
mạnh của ngần ấy người. Tuy nhiên theo lý giải của khoa học hiện đại, con người
chỉ nên ăn 7 bữa thay vì ăn cả 12 bữa.
Ở
Ecuador, phong tục chạy quanh khu phố với chiếc vali rỗng với hy vọng sẽ được
đi du lịch khắp nơi.
Chuyến du lịch trong năm mới. Pavel Ilyukhin / Shutterstock
Nếu bạn đang có mong muốn đi du lịch trong năm mới thì đừng
quên xách vali rỗng chạy quanh khu phố. Vì biết đâu điều này sẽ mang đến cho bạn
những chuyến du lịch không ngờ tới.
Thanh Giang