USS Oriskany (CV / CVA-34), là một trong số ít các tàu sân bay lớp Essex-class được hoàn thành sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc. Con tàu được đặt tên kỷ niệm trận chiến Oriskany trong Chiến tranh Cách mạng.
Lịch sử của Oriskany khác đáng kể so với các tàu cùng được
đóng trong Thế chiến II. Được thiết kế như một chiếc tàu "vỏ dài" lớp
Essex, thiết kế này đã bị dừng không sử dụng vào năm 1947. Chiếc tàu được đưa
vào biên chế năm 1950 sau khi chuyển đổi và cập nhật thêm vào bản thiết kế ban
đầu, trở thành khuôn mẫu cho tiến trình hiện đại hóa 14 tàu lớp Essex khác.
Tàu sân bay USS Oriskany CVA-34 và tàu Bon Homme Richard CVA-31hoạt động trên Vịnh Bắc Bộ những năm 1970 thế kỷ 20
Tàu sân bay này hoạt động chủ yếu ở Thái Bình Dương những
năm 1970, nhận được 2 huân chương ngôi sao chiến đấu trong chiến tranh Triều
Tiên, năm ngôi sao trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1966 chiếc Oriskany chịu một
trong những vụ hỏa hoạn trên tàu tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II khi một quả tên
lửa gắn trên chiếc máy bay F-4 đã vô tình phóng ra kích nổ 2 quả bom và thùng
nhiên liệu của chiếc máy bay A-4E Skyhawk gần kề. 9 quả bom đã phát nổ, nhưng
134 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng, 161 người khác bị thương. 21 chiếc máy
bay đã bị phá hủy trong đám cháy.
Oriskany và và chiếc
tàu cùng lớp Bonhomme Richard đã tham gia các hoạt động chiến sự trong vùng Vịnh
Bắc Bộ năm 1970. Lịch sử Oriskany cũng khác nhau đáng kể so với các tàu cùng lớp.
Được nghỉ hưu vào năm 1976, tàu được bán để tháo dỡ sắt vụn năm 1995, nhưng lại
bị tịch thu tnăm 1997 vì công việc không tiến triển. Năm 2004 chính quyền quyết
định đánh chìm tàu để trở thành rạn san hô nhân tạo ngoài khơi bờ biển Florida thuộc
Vịnh Mexico.
Sau khi nghiên cứu xem xét cẩn thận về tác hại đối với môi
trường và được xử lý để loại bỏ các chất độc hại, tàu bị đánh chìm rất cẩn thận
vào tháng 5 năm 2006, cố định tại một vị trí thẳng đứng ở độ sâu mà các thợ lặn
có thể lặn xuống để giải trí. Đến năm 2008, Oriskany là "chiếc tàu lớn nhất
từng bị đánh chìm để trở thành một rạn san hô".
Thái Bằng