Tây Tạng - “Đường mây qua xứ tuyết” “Mật mã Tây Tạng” Tây Tạng - “Đường mây qua xứ tuyết” “Mật mã Tây Tạng” NDĐT - Bạn sẽ bắt gặp nhiều điều lạ lẫm, có thể nằm ngoài những hiểu biết thông thường trên mỗi dặm đường khám phá dải tuyết sơn hùng vĩ. Ẩn chứa trong mình hàng nghìn năm lịch sử dựng xây và gìn giữ, được trao truyền tiếp nối qua biết bao thế hệ, nền văn minh Tây Tạng đã để lại cho hậu thế rất nhiều biểu tượng riêng có, độc đáo. Từ lá cờ lungta tới gò đá manidoi, từ tháp thờ tới trà bơ, từ ngao Tạng tới bò Yak… tất cả đều khơi gợi trí tò mò với mọi du khách lần đầu đặt chân. Như những bí ẩn đang chờ được chú giải. Cờ phong mã tung bay khắp nơi ở Tây Tạng.Cờ phong mã - Hơi thở của Himalaya Những dây cờ phướn năm màu rực rỡ tung bay trong gió là hình ảnh xuất hiện với tần suất dày đặc nhất trong suốt dặm dài khám phá “nóc nhà thế giới” của chúng tôi. Thoạt nhìn thoáng qua, tôi cứ đinh ninh đó là những sắc màu của đại kỳ Phật giáo (trắng - đỏ - cam - vàng - lam). Nhưng ngắm kỹ lại mới phát hiện ra khác biệt cơ bản, màu cam đã được thay thế bằng xanh lục. Con số năm vốn rất quen thuộc trong Mật Tông Tây Tạng (hay còn gọi là Phật giáo Tạng truyền) khi vừa tượng trưng cho Ngũ Hành tương sinh tương khắc tạo nên vạn vật vừa ứng với Ngũ Trí đồng thời hợp với Ngũ Uẩn và là Ngũ Bộ Chú để biểu thị sức mạnh và sự thống nhất giữa Ngũ Phương và Ngũ Phật. Trong cái nắng vàng như rót mật, những dây cờ lungta uốn lượn nổi bật trên nền trời xanh ngắt tạo thành phông nền tuyệt đẹp cho những công trình tín ngưỡng và sinh hoạt nơi đây. Thường gặp nhất trên lá cờ là hình ảnh ngựa gió ở trung tâm (đại diện cho Tam Bảo của Phật giáo), bốn góc là bốn linh thú (garuda, rồng, hổ và sư tử tuyết) đại diện cho trí tuệ - quyền năng - sự tự tin và vô uý. Kinh Tạng được khắc trên đá. Là những vuông vải được trang trí bằng những hình ảnh, câu bảo chú và những lời cầu nguyện, thực ra, loại cờ này được gọi bằng hai tên khác nhau tùy thuộc vào cách treo: ngang gọi là lungta và dọc là darchor. Nhưng trong thực tế, lungta hay còn gọi là phong mã là tên gọi phổ biến nhất. Người Tạng quan niệm, ngựa gió chính là nhịp cầu kết nối khi chuyển những lời nguyện cầu lên với đấng cao xanh và ngược lại, gửi những điều tốt đẹp từ trời cao về với cõi nhân gian. Họ cũng tin rằng, gió thổi sẽ đưa những điều thiện lành và sự từ bi lan toả khắp không gian, đem lại lợi lạc cho muôn loài. Vì thế, treo lungta là một nghi thức tâm linh, tuy giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Sắc màu tươi rói của cờ sẽ dần phai bạc vì mưa nắng, người ta sẽ thay cờ vào dịp Tết Losar mừng năm mới âm lịch của Tibet. Bởi vậy, lungta được coi là biểu tượng văn hoá của miền đất này, là “hơi thở của Himalaya”. Gò đá Mã Ni. Không thể nhắc tới lungta mà quên những gò đá Manidoi (hay còn gọi là gò đá Mã Ni) đầy ấn tượng mà những tín đồ người Tạng thường tỉ mẩn, kiên nhẫn xếp thành trong lúc cầu kinh. Lạ là chúng luôn đứng rất vững, dù được tạo thành từ tảng đá to cho đến viên đá tí xíu. Kinh khắc trên một gò đá. Không chỉ dùng đá, có khi họ còn xếp cả đầu lâu và sừng động vật, phủ những tấm da còn nguyên lông gia súc xùm xoà trên những cái cọc, nhìn rất lạ. Và những tảng đá lớn nhỏ rải rác trên các sườn núi đều được chạm khắc kinh Phật bằng thứ chữ viết bay bướm, sơn phết màu mè đẹp như một tác phẩm nghệ thuật, ngắm mãi mà không chán. Trà bơ - Uống là nhớ mãi Đầu tiên, phải thú nhận rằng trà bơ không phải là món đồ uống dễ thưởng thức, với người lần đầu nếm thử. Vị chát của trà đen Pu-erh (từ những cây trà lâu năm mọc hoang dại giữa núi non hiểm trở), vị béo ngậy của bơ (làm từ sữa bò Yak) cộng với vị mặn của muối Himalaya (loại muối hồng tương truyền có tác dụng chữa bệnh) mang lại cho tách trà một hỗn hợp vị giác có một không hai. Tách trà bơ nóng bỏng là tấm chân tình thể hiện lòng hiếu khách của người Tạng, giúp làm ấm và tăng cường năng lượng cho cơ thể trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng tuyết sơn vĩnh cửu. Nghe nói, để có một tách trà, người dân ở đây phải đun sôi thứ trà đen này trong khoảng một giờ rồi mới thêm bơ kèm muối. Theo cô hướng dẫn viên bản địa, người Tạng uống tới vài chục ly trà bơ mỗi ngày, với món thịt bò khô hoặc tsampa làm từ mạch nha đi kèm. Với nhiều du khách, có thể cảm vị thơm ngon của tách trà từ ngụm thứ năm. Nhưng cũng có người thú nhận, “ngấy tới mức không thể nuốt nổi”. Quán trà bơ là nơi nhộn nhịp duy nhất ở Lhasa, khách xếp vòng trong vòng ngoài, tràn cả ra đường. Chỉ với một khoản tiền rất nhỏ, bạn có thể uống đến phát chán thì thôi. Trà bơ Tây Tạng. Một điều rất lạ, tuy uống trà đã trở thành nét văn hoá độc đáo của miền đất này nhưng người Tạng từ thời xa xưa phải nhập trà từ nơi khác, theo hình thức đổi ngựa lấy trà. Điều kiện sống quá khắc nghiệt khiến cây trà không thể tồn tại ở Tibet. Trà mã Cổ đạo (Tea Horse Road), nơi những tay buôn lão luyện đi lại như con thoi trên hai tuyến đường gian nan khác nhau đã hình thành và trở thành con đường kinh doanh huyền thoại ngang tầm với con đường tơ lụa nức tiếng trong quá khứ. Giờ thì Trà mã Cổ đạo không còn, nhưng trà bơ thì trường tồn cùng dặm dài lịch sử. Ngao Tạng và bò Yak - Chỉ có ở Tibet Dải cao nguyên hùng vĩ nơi nóc nhà thế giới đã sản sinh ra một loài chó độc nhất vô nhị - ngao Tạng. Có tên tiếng Anh là Tibetan Mastiff, người Tạng gọi loài chó có kích cỡ khổng lồ này là “thần khuyển”. Được nuôi dưỡng và huấn luyện để bảo vệ con người và gia súc khỏi những loài thú hoang như chó sói, hổ, gấu…, ngao Tạng được mô tả là “to hơn sói, mạnh hơn báo hoa và nhanh hơn cả hươu nai”. Với kích thước khá đồ sộ (chiều cao tối thiểu 70cm và nặng xấp xỉ một tạ), bộ lông hai lớp (lớp ngoài cứng và dài, lớp trong bông xù như len) giúp chó ngao có thể chịu đựng điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Bờm lông sư tử dữ dằn với cái đuôi luôn cuộn trên lưng, ngao Tạng thường có các màu nâu - đen - xám - vàng. Chỉ trung thành duy nhất với một chủ, là giống chó săn tinh khôn nhất trên thế giới, ngao Tạng được cho là đã hiện hữu từ năm thiên niên kỷ trước và là giống chó có bộ gien cổ xưa nhất còn tồn tại tới ngày nay. Tiếc là giờ đây chỉ có thể gặp những “chúa tể của thảo nguyên” này ở vài điểm dừng chân, giữa những cung đường ngoằn nghèo hiểm trở. Những chú chó hiền lành ngoan ngoãn ngồi yên để chụp hình lưu niệm cùng khách, với giá 10 CNY một lần. Ngồi giữa hai con thú to đùng để làm kiểu ảnh, tôi mới phát hiện chúng đều đã già, răng lợi móm mém cả. Cũng phải thôi, nếu chúng còn tráng niên, chắc vắt chân lên cổ mà chạy cũng không thoát! Bò Yak. Trái ngược với vẻ dũng mãnh đầy đe doạ của “thần khuyển”, những chú bò Yak phô diễn vẻ đáng yêu khiến ai cũng mềm lòng. Bộ lông dày và dài thượt như một tấm áo khoác ấm áp giúp chúng chống chọi với băng tuyết buốt lạnh. Với thể hình khá lớn, cao xấp xỉ hai mét và nặng hàng tạ, bò Yak đực và cái đều có sừng. Khó tưởng tượng cuộc sống của người Tạng sẽ ra sao nếu thiếu những người bạn đồng hành này. Bò là sức kéo giúp vận chuyển hàng hoá đi khắp nơi. Bò cung cấp sữa, lông và thịt. Thường thì mỗi gia đình chỉ mổ thịt một con bò trong năm, cắt thịt thành từng miếng, phơi khô làm lương thực. Da làm áo khoác, làm tấm trải. Lông có thể làm tơ để dệt, len để đan, để dệt thảm, để làm dây chão và nhiều sản phẩm đa dạng khác. Mỡ để ăn, để đốt như đèn bơ trong các hoạt động tín ngưỡng. Phân bò trở thành nguồn nhiên liệu để sưởi ấm trong lều, khi giá rét vần vũ bên ngoài. Những chú bò hiền lành với màu lông trắng - đen - nâu nổi bật trên triền cỏ xanh mướt đem lại vẻ đẹp yên bình cho dải cao nguyên nơi nóc nhà thế giới. Hồ Cúc Phương NDĐT - Bạn sẽ bắt gặp nhiều điều lạ lẫm, có thể nằm ngoài những hiểu biết thông thường trên mỗi dặm đường khám phá dải tuyết sơn hùng vĩ. Ẩn chứa trong mình hàng nghìn năm lịch sử dựng xây và gìn giữ, được trao truyền tiếp nối qua biết bao thế hệ, nền văn minh Tây Tạng đã để lại cho hậu thế rất nhiều biểu tượng riêng có, độc đáo. Từ lá cờ lungta tới gò đá manidoi, từ tháp thờ tới trà bơ, từ ngao Tạng tới bò Yak… tất cả đều khơi gợi trí tò mò với mọi du khách lần đầu đặt chân. Như những bí ẩn đang chờ được chú giải. Cờ phong mã tung bay khắp nơi ở Tây Tạng.Cờ phong mã - Hơi thở của Himalaya Những dây cờ phướn năm màu rực rỡ tung bay trong gió là hình ảnh xuất hiện với tần suất dày đặc nhất trong suốt dặm dài khám phá “nóc nhà thế giới” của chúng tôi. Thoạt nhìn thoáng qua, tôi cứ đinh ninh đó là những sắc màu của đại kỳ Phật giáo (trắng - đỏ - cam - vàng - lam). Nhưng ngắm kỹ lại mới phát hiện ra khác biệt cơ bản, màu cam đã được thay thế bằng xanh lục. Con số năm vốn rất quen thuộc trong Mật Tông Tây Tạng (hay còn gọi là Phật giáo Tạng truyền) khi vừa tượng trưng cho Ngũ Hành tương sinh tương khắc tạo nên vạn vật vừa ứng với Ngũ Trí đồng thời hợp với Ngũ Uẩn và là Ngũ Bộ Chú để biểu thị sức mạnh và sự thống nhất giữa Ngũ Phương và Ngũ Phật. Trong cái nắng vàng như rót mật, những dây cờ lungta uốn lượn nổi bật trên nền trời xanh ngắt tạo thành phông nền tuyệt đẹp cho những công trình tín ngưỡng và sinh hoạt nơi đây. Thường gặp nhất trên lá cờ là hình ảnh ngựa gió ở trung tâm (đại diện cho Tam Bảo của Phật giáo), bốn góc là bốn linh thú (garuda, rồng, hổ và sư tử tuyết) đại diện cho trí tuệ - quyền năng - sự tự tin và vô uý. Kinh Tạng được khắc trên đá. Là những vuông vải được trang trí bằng những hình ảnh, câu bảo chú và những lời cầu nguyện, thực ra, loại cờ này được gọi bằng hai tên khác nhau tùy thuộc vào cách treo: ngang gọi là lungta và dọc là darchor. Nhưng trong thực tế, lungta hay còn gọi là phong mã là tên gọi phổ biến nhất. Người Tạng quan niệm, ngựa gió chính là nhịp cầu kết nối khi chuyển những lời nguyện cầu lên với đấng cao xanh và ngược lại, gửi những điều tốt đẹp từ trời cao về với cõi nhân gian. Họ cũng tin rằng, gió thổi sẽ đưa những điều thiện lành và sự từ bi lan toả khắp không gian, đem lại lợi lạc cho muôn loài. Vì thế, treo lungta là một nghi thức tâm linh, tuy giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Sắc màu tươi rói của cờ sẽ dần phai bạc vì mưa nắng, người ta sẽ thay cờ vào dịp Tết Losar mừng năm mới âm lịch của Tibet. Bởi vậy, lungta được coi là biểu tượng văn hoá của miền đất này, là “hơi thở của Himalaya”. Gò đá Mã Ni. Không thể nhắc tới lungta mà quên những gò đá Manidoi (hay còn gọi là gò đá Mã Ni) đầy ấn tượng mà những tín đồ người Tạng thường tỉ mẩn, kiên nhẫn xếp thành trong lúc cầu kinh. Lạ là chúng luôn đứng rất vững, dù được tạo thành từ tảng đá to cho đến viên đá tí xíu. Kinh khắc trên một gò đá. Không chỉ dùng đá, có khi họ còn xếp cả đầu lâu và sừng động vật, phủ những tấm da còn nguyên lông gia súc xùm xoà trên những cái cọc, nhìn rất lạ. Và những tảng đá lớn nhỏ rải rác trên các sườn núi đều được chạm khắc kinh Phật bằng thứ chữ viết bay bướm, sơn phết màu mè đẹp như một tác phẩm nghệ thuật, ngắm mãi mà không chán. Trà bơ - Uống là nhớ mãi Đầu tiên, phải thú nhận rằng trà bơ không phải là món đồ uống dễ thưởng thức, với người lần đầu nếm thử. Vị chát của trà đen Pu-erh (từ những cây trà lâu năm mọc hoang dại giữa núi non hiểm trở), vị béo ngậy của bơ (làm từ sữa bò Yak) cộng với vị mặn của muối Himalaya (loại muối hồng tương truyền có tác dụng chữa bệnh) mang lại cho tách trà một hỗn hợp vị giác có một không hai. Tách trà bơ nóng bỏng là tấm chân tình thể hiện lòng hiếu khách của người Tạng, giúp làm ấm và tăng cường năng lượng cho cơ thể trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng tuyết sơn vĩnh cửu. Nghe nói, để có một tách trà, người dân ở đây phải đun sôi thứ trà đen này trong khoảng một giờ rồi mới thêm bơ kèm muối. Theo cô hướng dẫn viên bản địa, người Tạng uống tới vài chục ly trà bơ mỗi ngày, với món thịt bò khô hoặc tsampa làm từ mạch nha đi kèm. Với nhiều du khách, có thể cảm vị thơm ngon của tách trà từ ngụm thứ năm. Nhưng cũng có người thú nhận, “ngấy tới mức không thể nuốt nổi”. Quán trà bơ là nơi nhộn nhịp duy nhất ở Lhasa, khách xếp vòng trong vòng ngoài, tràn cả ra đường. Chỉ với một khoản tiền rất nhỏ, bạn có thể uống đến phát chán thì thôi. Trà bơ Tây Tạng. Một điều rất lạ, tuy uống trà đã trở thành nét văn hoá độc đáo của miền đất này nhưng người Tạng từ thời xa xưa phải nhập trà từ nơi khác, theo hình thức đổi ngựa lấy trà. Điều kiện sống quá khắc nghiệt khiến cây trà không thể tồn tại ở Tibet. Trà mã Cổ đạo (Tea Horse Road), nơi những tay buôn lão luyện đi lại như con thoi trên hai tuyến đường gian nan khác nhau đã hình thành và trở thành con đường kinh doanh huyền thoại ngang tầm với con đường tơ lụa nức tiếng trong quá khứ. Giờ thì Trà mã Cổ đạo không còn, nhưng trà bơ thì trường tồn cùng dặm dài lịch sử. Ngao Tạng và bò Yak - Chỉ có ở Tibet Dải cao nguyên hùng vĩ nơi nóc nhà thế giới đã sản sinh ra một loài chó độc nhất vô nhị - ngao Tạng. Có tên tiếng Anh là Tibetan Mastiff, người Tạng gọi loài chó có kích cỡ khổng lồ này là “thần khuyển”. Được nuôi dưỡng và huấn luyện để bảo vệ con người và gia súc khỏi những loài thú hoang như chó sói, hổ, gấu…, ngao Tạng được mô tả là “to hơn sói, mạnh hơn báo hoa và nhanh hơn cả hươu nai”. Với kích thước khá đồ sộ (chiều cao tối thiểu 70cm và nặng xấp xỉ một tạ), bộ lông hai lớp (lớp ngoài cứng và dài, lớp trong bông xù như len) giúp chó ngao có thể chịu đựng điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Bờm lông sư tử dữ dằn với cái đuôi luôn cuộn trên lưng, ngao Tạng thường có các màu nâu - đen - xám - vàng. Chỉ trung thành duy nhất với một chủ, là giống chó săn tinh khôn nhất trên thế giới, ngao Tạng được cho là đã hiện hữu từ năm thiên niên kỷ trước và là giống chó có bộ gien cổ xưa nhất còn tồn tại tới ngày nay. Tiếc là giờ đây chỉ có thể gặp những “chúa tể của thảo nguyên” này ở vài điểm dừng chân, giữa những cung đường ngoằn nghèo hiểm trở. Những chú chó hiền lành ngoan ngoãn ngồi yên để chụp hình lưu niệm cùng khách, với giá 10 CNY một lần. Ngồi giữa hai con thú to đùng để làm kiểu ảnh, tôi mới phát hiện chúng đều đã già, răng lợi móm mém cả. Cũng phải thôi, nếu chúng còn tráng niên, chắc vắt chân lên cổ mà chạy cũng không thoát! Bò Yak. Trái ngược với vẻ dũng mãnh đầy đe doạ của “thần khuyển”, những chú bò Yak phô diễn vẻ đáng yêu khiến ai cũng mềm lòng. Bộ lông dày và dài thượt như một tấm áo khoác ấm áp giúp chúng chống chọi với băng tuyết buốt lạnh. Với thể hình khá lớn, cao xấp xỉ hai mét và nặng hàng tạ, bò Yak đực và cái đều có sừng. Khó tưởng tượng cuộc sống của người Tạng sẽ ra sao nếu thiếu những người bạn đồng hành này. Bò là sức kéo giúp vận chuyển hàng hoá đi khắp nơi. Bò cung cấp sữa, lông và thịt. Thường thì mỗi gia đình chỉ mổ thịt một con bò trong năm, cắt thịt thành từng miếng, phơi khô làm lương thực. Da làm áo khoác, làm tấm trải. Lông có thể làm tơ để dệt, len để đan, để dệt thảm, để làm dây chão và nhiều sản phẩm đa dạng khác. Mỡ để ăn, để đốt như đèn bơ trong các hoạt động tín ngưỡng. Phân bò trở thành nguồn nhiên liệu để sưởi ấm trong lều, khi giá rét vần vũ bên ngoài. Những chú bò hiền lành với màu lông trắng - đen - nâu nổi bật trên triền cỏ xanh mướt đem lại vẻ đẹp yên bình cho dải cao nguyên nơi nóc nhà thế giới. Hồ Cúc Phương Trở về đầu trang 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10