Tây Tạng - “Đường mây qua xứ tuyết” “Văn Thành Công chúa” Tây Tạng - “Đường mây qua xứ tuyết” “Văn Thành Công chúa” NDĐT- Biết tôi chuẩn bị tới Tây Tạng, cô bạn thân từng “cày nát” thủ phủ Lhasa sau dăm lần trở đi trở lại chỉ đưa ra lời khuyên duy nhất. “Cố gắng tìm cơ hội thưởng thức Văn Thành công chúa của đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu nhé. Giá vé cực đắt nhưng rất đáng đồng tiền bát gạo, bỏ lỡ là hối tiếc cả đời”. Công chúa Văn Thành trong vở diễn. Câu chuyện tình khắc ghi cùng sử sách Tần suất xuất hiện dày đặc của hai cái tên - Tạng Vương Tùng Tán Cán Bố (Songtsan Gampo) và Công chúa Văn Thành (Wencheng Princess) trong mỗi chặng đường đi qua, trong mỗi công trình tín ngưỡng linh thiêng được đặt chân tới đủ để khiến hai nhân vật vốn lạ lẫm này trở nên vô cùng quen thuộc với mọi du khách lần đầu đến với miền đất chư thiên. Không chỉ gắn chặt với dòng chảy lịch sử hàng nghìn năm của Cung điện Potala và chùa Đại Chiêu, câu chuyện tình tuyệt đẹp giữa vị quân vương quyền uy và nàng công chúa tài sắc còn trở thành đề tài được các nghệ nhân và nghệ sĩ lựa chọn phản ánh trong rất nhiều loại hình nghệ thuật. Từ tác phẩm điêu khắc bằng nhiều chất liệu tới những bức tranh tường (mural painting) kích cỡ khổng lồ, từ dòng tranh cuộn (thangka) đến các vở diễn cùng trích đoạn trên sân khấu lớn nhỏ… Chuyện xưa kể lại, Tùng Tán Cán Bố là vị vua triều thứ 33 và cũng là bậc minh quân vĩ đại nhất trong dặm dài lịch sử Thổ Phồn. Từng được các học giả phương Tây gọi là đế quốc Tây Tạng (Tibetan Empire), Thổ Phồn của hơn 1.300 năm trước từng khống chế gần như toàn bộ con đường tơ lụa huyền thoại (silk road) trong suốt quãng thời gian dài, từ thế kỷ VI đến thế kỷ IX. Được người dân tôn sùng, yêu kính bởi tài năng trị quốc và tinh thông văn võ, Tùng Tán Cán Bố được coi là người có công đầu dựng xây Thổ Phồn thành một quốc gia giàu có và hùng mạnh. Là người hiếm hoi đọc hiểu được kinh sách tiếng Phạn, căn cứ trên tư tưởng Phật giáo, ông ban bố Thập Thiện và Thập lục yết luật để dân chúng thi hành. Như đánh giá của nhiều học giả sau này, kể từ đây Tây Tạng mới thoát khỏi tình trạng hoang dã, lạc hậu. Cảnh đón dâu. Lần đầu xe duyên cùng Công chúa Xích Tôn (Bhrikuti Devi Princess) xứ Nepal và lần thứ hai với Công chúa Văn Thành nhà Đường đều nằm trong chiến lược ngoại giao khôn khéo của Tạng Vương, với mục đích đưa các nền văn hóa khác nhau đến với Thổ Phồn, thông qua cây cầu nối gắn kết hôn nhân với hoàng tộc láng giềng. Mang trọng trách kết nối và tăng cường quan hệ bang giao Hán - Tạng, của hồi môn mà Văn Thành công chúa mang về rặng tuyết sơn vĩnh cửu không chỉ có pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Bát tuế đẳng thân cùng bạc vàng châu báu, mà còn có cả giống cây trồng, giống tằm tơ, sách dạy gieo trồng, thiên văn lịch pháp những bài thuốc y dược…Không chỉ nhập Tạng trong vai trò một người vợ tài sắc vô song, bà còn bắt tay vào thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở miền đất mới, nơi du mục trên thảo nguyên đã trở thành nếp sống ăn sâu từ ngàn năm về trước. Nhờ có Văn Thành, người dân Tây Tạng dần làm quen với kỹ thuật luyện kim, làm men gốm, sản xuất giấy - mực, dệt tơ lụa và thêu thùa… Thổ Phồn bước vào giai đoạn thịnh trị và phát triển rực rỡ. Tái hiện câu chuyện tình tuyệt đẹp từng ghi dấu trong sử sách. Khởi nguồn từ nhiệm vụ làm cầu nối văn hóa hai xứ sở nhưng may mắn là tình yêu giữa hai con người nảy sinh ngay lần đầu gặp gỡ. Sử sách từng truyền tụng nhiều câu chuyện về mối lương duyên giữa cặp đôi trai tài gái sắc này. Ngày nay, cung điện Potala - món quà dành tặng người vợ hiền cùng ngôi chùa Đại Chiêu - nơi lưu giữ pho tượng Phật quốc bảo mà nàng mang tới vẫn trường tồn sau nghìn năm là biểu trưng tuyệt đẹp minh chứng tình yêu của họ. Sau khi Văn Thành công chúa qua đời, cư dân bản địa đã dành tới hai ngày trong năm để tưởng nhớ công lao và ân đức của bà. Cứ vào ngày 15-4 - ngày Công chúa nhập Tạng và ngày sinh nhật 15-10, dân chúng lại diện những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, lại cùng nhau ca hát và nhảy múa tưng bừng. Văn Thành công chúa được người dân Tây Tạng suy tôn là hóa thân của Lục Độ Mẫu (tức Bồ Tát Đà La trong Phật giáo Tạng truyền). Bà cũng là một trong Mật Tông Tam Thánh, được ghi công là người góp phần chấn hưng Phật Giáo nơi đây. Cặp đôi diễn viên chính của vở diễn. Và vở nhạc kịch đậm màu sử thi ấn tượng Phải thú thật là nếu không được cô bạn gợi ý, tôi hoàn toàn không có chút thông tin nào về vở diễn có quy mô cực kỳ hoành tráng này. Lịch trình tour khám phá Tây Tạng dành cho du khách Việt - từ hành hương tới chiêm bái, từ kora núi thiêng tới khám phá nền văn minh Tibet rực rỡ đều không hề có một dòng nhắc tới chương trình này. Dù nó xứng đáng là điểm nhấn văn hóa không thể bỏ qua khi đến với Lhasa, khi tái hiện đầy đủ mọi nét tinh tuý nhất và hấp dẫn nhất được chắt lọc từ những trang vàng sử thi Tây Tạng. Vé xem show có giá 380 RMB. Chỉ khi cầm trong tay tấm vé bình dân nhất, có mức giá rẻ nhất 380 CNY (xấp xỉ 1,35 triệu đồng), tôi mới hiểu lời cảnh báo “vé rất đắt” kể trên. Nếu dư giả, bạn có thể lựa chọn nhiều mức vé cao cấp hơn, 480-580-880. Mức “quý tộc” nhất, cho một lần thưởng thức là 1.280 CNY (khoảng 4,5 triệu đồng). Bỏ ra số tiền khá lớn này, bạn sẽ được ngồi trong phòng kính, vị trí quan sát trung tâm, không phải run rẩy chống chọi với cái lạnh buốt da cắt thịt bên ngoài và có trà, bánh, hoa quả nhấm nháp. Đây có lẽ là lý do duy nhất khiến Văn Thành công chúa “tàng hình” với du khách Việt. Bởi giá tour Tây Tạng vốn dĩ luôn rất cao, nếu đưa thêm vở nhạc kịch này vào chương trình chắc các đơn vị lữ hành sẽ rất khó bán. Khu vực sân khấu thực cảnh khổng lồ với nhấp nhô đồi núi gần xa đã trở thành phông nền tự nhiên bắt mắt để vinh danh mối tình xuyên biên giới này. Nhà hát mang tên vở diễn toạ lạc trên một ngọn đồi được gọi tên Công viên Sáng tạo Du lịch và Văn hóa Tây Tạng, tại làng Cijiaolin, Quận Chengquan của Thủ phủ Lhasa. Với diện tích 24 612 m2, sân khấu ngoài trời của nhà hát Văn Thành công chúa chứa được tới 4.000 khán giả. Khoản đầu tư khổng lồ 750 triệu CNY đã được trao vào tay đạo diễn tài năng thuộc thế hệ điện ảnh thứ năm Trương Nghệ Mưu. Và như mọi chương trình mang thương hiệu họ Trương mà tôi từng may mắn được xem, ông chưa bao giờ làm khán giả phải thất vọng. Cảnh công chúa Văn Thành rời quê nhà nhập Tạng. Với những ứng dụng công nghệ cao xuất hiện dày đặc, vở nhạc kịch quy mô này tái hiện những cảnh quan sân khấu có kích thước khổng lồ. Như bức tranh toàn cảnh Cung điện Potala và Đại Chiêu Tự lộng lẫy dài tới 160 m. Như cung điện vàng son của vua Đường Thái Tông, nơi nàng công chúa gạt nước mắt lên đường nhập Tạng cũng dài tới 40 m, cao 20 m. Hiệu ứng ánh sáng laser kỳ ảo, công nghệ 3D tân tiến cùng những ứng dụng kỹ thuật hiện đại nhất đã biến dòng sông hoa lãng mạn, cánh đồng lúa mì gợn sóng, những dây cờ nguyện Lungta rực rỡ sắc mầu… trở thành những khuôn hình giàu mỹ cảm. Với thời lượng 90 phút, với cấu trúc năm chương (Sự quyến rũ của triều đại nhà Đường - Âm nhạc Phật giáo nơi Thiên đường và Trái đất - Quyến rũ vũ điệu Tây Tạng - Những vị thần trên cao nguyên - Vẻ đẹp hòa hợp Hán Tạng), khán giả được đắm chìm trong một thế giới âm thanh và sắc màu đỉnh cao. Nơi lời ca tiếng hát - vũ đạo - diễn xuất cùng hiệu ứng thị giác phối trộn nhịp nhàng và tạo nên một bức tranh tổng thể vô cùng hấp dẫn. Toàn cảnh sân khấu thực cảnh với số lượng cực lớn diễn viên tham gia. Chính thức ra mắt từ năm 2013, vở nhạc kịch sử thi này quy tụ dàn diễn viên khổng lồ với số lượng 800 người. Đó là còn chưa kể một số lượng lớn diễn viên đặc biệt (bò yak, cừu, dê…) cùng tham gia diễn xuất. Hội tụ tất cả những gì tinh tuý nhất, đặc trưng nhất của đời sống văn hóa - sinh hoạt - tín ngưỡng Tibet, khán giả có thể chiêm ngưỡng từ trà bơ đến nến mỡ bò, từ gò đá Manidoi đến cờ Lungta, từ mặt nạ khổng lồ đến tranh cuộn Thangka, từ nghi lễ tam bộ nhất bái đến nghi thức đón dâu - trừ ma hàng quái… cách đây cả nghìn năm lịch sử. Gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem là những ca khúc da diết nỗi nhớ cố hương, tỏ bày tình yêu trai gái… của nàng công chúa xa quê và những vũ đạo khoẻ khoắn, những loại hình nghệ thuật dân gian (nghệ thuật Ga, vũ điệu Zhou…). Một thiên sử thi hiển hiện, chân thực, hấp dẫn và thuyết phục trên nền câu chuyện tình xuyên biên giới thửa xa xưa. Công chúa Văn Thành thể hiện một ca khúc đong đầy hoài niệm cố hương. Tây Tạng là miền đất có khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, với chênh lệch nóng lạnh ngày đêm lên tới vài chục độ là thường. Vì thế, du khách chỉ có thể thưởng thức chương trình trong khoảng nửa năm, từ 20-4 tới 30-10, khi nhiệt độ ngoài trời còn nằm trong ngưỡng chịu đựng của số đông. Bởi 21 giờ tối mà bầu trời vẫn còn sáng trưng nên buổi diễn đều phải bắt đầu từ 21 giờ 30 phút và kết thúc lúc 23 giờ. Tới Tibet vào đầu tháng 5 mà dịch vụ cho thuê áo khoác dày vẫn rất nhộn nhịp bên ngoài nhà hát. Và thực cảnh tuyết rơi phủ trắng khán đài vẫn đủ khiến khối người xem “đánh đàn răng” vì quá lạnh. Một tác phẩm không thể bõ lỡ, dù “giá vé trên trời”. Bởi “bỏ lỡ sẽ hối tiếc cả đời”, như bạn tôi khẳng định! Bức tượng Tạng Vương cùng Công chúa đặt ngay tại cổng vào trấn cổ Songpan.Hồ Cúc Phương NDĐT- Biết tôi chuẩn bị tới Tây Tạng, cô bạn thân từng “cày nát” thủ phủ Lhasa sau dăm lần trở đi trở lại chỉ đưa ra lời khuyên duy nhất. “Cố gắng tìm cơ hội thưởng thức Văn Thành công chúa của đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu nhé. Giá vé cực đắt nhưng rất đáng đồng tiền bát gạo, bỏ lỡ là hối tiếc cả đời”. Công chúa Văn Thành trong vở diễn.Câu chuyện tình khắc ghi cùng sử sách Tần suất xuất hiện dày đặc của hai cái tên - Tạng Vương Tùng Tán Cán Bố (Songtsan Gampo) và Công chúa Văn Thành (Wencheng Princess) trong mỗi chặng đường đi qua, trong mỗi công trình tín ngưỡng linh thiêng được đặt chân tới đủ để khiến hai nhân vật vốn lạ lẫm này trở nên vô cùng quen thuộc với mọi du khách lần đầu đến với miền đất chư thiên. Không chỉ gắn chặt với dòng chảy lịch sử hàng nghìn năm của Cung điện Potala và chùa Đại Chiêu, câu chuyện tình tuyệt đẹp giữa vị quân vương quyền uy và nàng công chúa tài sắc còn trở thành đề tài được các nghệ nhân và nghệ sĩ lựa chọn phản ánh trong rất nhiều loại hình nghệ thuật. Từ tác phẩm điêu khắc bằng nhiều chất liệu tới những bức tranh tường (mural painting) kích cỡ khổng lồ, từ dòng tranh cuộn (thangka) đến các vở diễn cùng trích đoạn trên sân khấu lớn nhỏ… Chuyện xưa kể lại, Tùng Tán Cán Bố là vị vua triều thứ 33 và cũng là bậc minh quân vĩ đại nhất trong dặm dài lịch sử Thổ Phồn. Từng được các học giả phương Tây gọi là đế quốc Tây Tạng (Tibetan Empire), Thổ Phồn của hơn 1.300 năm trước từng khống chế gần như toàn bộ con đường tơ lụa huyền thoại (silk road) trong suốt quãng thời gian dài, từ thế kỷ VI đến thế kỷ IX. Được người dân tôn sùng, yêu kính bởi tài năng trị quốc và tinh thông văn võ, Tùng Tán Cán Bố được coi là người có công đầu dựng xây Thổ Phồn thành một quốc gia giàu có và hùng mạnh. Là người hiếm hoi đọc hiểu được kinh sách tiếng Phạn, căn cứ trên tư tưởng Phật giáo, ông ban bố Thập Thiện và Thập lục yết luật để dân chúng thi hành. Như đánh giá của nhiều học giả sau này, kể từ đây Tây Tạng mới thoát khỏi tình trạng hoang dã, lạc hậu. Cảnh đón dâu. Lần đầu xe duyên cùng Công chúa Xích Tôn (Bhrikuti Devi Princess) xứ Nepal và lần thứ hai với Công chúa Văn Thành nhà Đường đều nằm trong chiến lược ngoại giao khôn khéo của Tạng Vương, với mục đích đưa các nền văn hóa khác nhau đến với Thổ Phồn, thông qua cây cầu nối gắn kết hôn nhân với hoàng tộc láng giềng. Mang trọng trách kết nối và tăng cường quan hệ bang giao Hán - Tạng, của hồi môn mà Văn Thành công chúa mang về rặng tuyết sơn vĩnh cửu không chỉ có pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Bát tuế đẳng thân cùng bạc vàng châu báu, mà còn có cả giống cây trồng, giống tằm tơ, sách dạy gieo trồng, thiên văn lịch pháp những bài thuốc y dược…Không chỉ nhập Tạng trong vai trò một người vợ tài sắc vô song, bà còn bắt tay vào thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở miền đất mới, nơi du mục trên thảo nguyên đã trở thành nếp sống ăn sâu từ ngàn năm về trước. Nhờ có Văn Thành, người dân Tây Tạng dần làm quen với kỹ thuật luyện kim, làm men gốm, sản xuất giấy - mực, dệt tơ lụa và thêu thùa… Thổ Phồn bước vào giai đoạn thịnh trị và phát triển rực rỡ. Tái hiện câu chuyện tình tuyệt đẹp từng ghi dấu trong sử sách. Khởi nguồn từ nhiệm vụ làm cầu nối văn hóa hai xứ sở nhưng may mắn là tình yêu giữa hai con người nảy sinh ngay lần đầu gặp gỡ. Sử sách từng truyền tụng nhiều câu chuyện về mối lương duyên giữa cặp đôi trai tài gái sắc này. Ngày nay, cung điện Potala - món quà dành tặng người vợ hiền cùng ngôi chùa Đại Chiêu - nơi lưu giữ pho tượng Phật quốc bảo mà nàng mang tới vẫn trường tồn sau nghìn năm là biểu trưng tuyệt đẹp minh chứng tình yêu của họ. Sau khi Văn Thành công chúa qua đời, cư dân bản địa đã dành tới hai ngày trong năm để tưởng nhớ công lao và ân đức của bà. Cứ vào ngày 15-4 - ngày Công chúa nhập Tạng và ngày sinh nhật 15-10, dân chúng lại diện những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, lại cùng nhau ca hát và nhảy múa tưng bừng. Văn Thành công chúa được người dân Tây Tạng suy tôn là hóa thân của Lục Độ Mẫu (tức Bồ Tát Đà La trong Phật giáo Tạng truyền). Bà cũng là một trong Mật Tông Tam Thánh, được ghi công là người góp phần chấn hưng Phật Giáo nơi đây. Cặp đôi diễn viên chính của vở diễn. Và vở nhạc kịch đậm màu sử thi ấn tượng Phải thú thật là nếu không được cô bạn gợi ý, tôi hoàn toàn không có chút thông tin nào về vở diễn có quy mô cực kỳ hoành tráng này. Lịch trình tour khám phá Tây Tạng dành cho du khách Việt - từ hành hương tới chiêm bái, từ kora núi thiêng tới khám phá nền văn minh Tibet rực rỡ đều không hề có một dòng nhắc tới chương trình này. Dù nó xứng đáng là điểm nhấn văn hóa không thể bỏ qua khi đến với Lhasa, khi tái hiện đầy đủ mọi nét tinh tuý nhất và hấp dẫn nhất được chắt lọc từ những trang vàng sử thi Tây Tạng. Vé xem show có giá 380 RMB. Chỉ khi cầm trong tay tấm vé bình dân nhất, có mức giá rẻ nhất 380 CNY (xấp xỉ 1,35 triệu đồng), tôi mới hiểu lời cảnh báo “vé rất đắt” kể trên. Nếu dư giả, bạn có thể lựa chọn nhiều mức vé cao cấp hơn, 480-580-880. Mức “quý tộc” nhất, cho một lần thưởng thức là 1.280 CNY (khoảng 4,5 triệu đồng). Bỏ ra số tiền khá lớn này, bạn sẽ được ngồi trong phòng kính, vị trí quan sát trung tâm, không phải run rẩy chống chọi với cái lạnh buốt da cắt thịt bên ngoài và có trà, bánh, hoa quả nhấm nháp. Đây có lẽ là lý do duy nhất khiến Văn Thành công chúa “tàng hình” với du khách Việt. Bởi giá tour Tây Tạng vốn dĩ luôn rất cao, nếu đưa thêm vở nhạc kịch này vào chương trình chắc các đơn vị lữ hành sẽ rất khó bán. Khu vực sân khấu thực cảnh khổng lồ với nhấp nhô đồi núi gần xa đã trở thành phông nền tự nhiên bắt mắt để vinh danh mối tình xuyên biên giới này. Nhà hát mang tên vở diễn toạ lạc trên một ngọn đồi được gọi tên Công viên Sáng tạo Du lịch và Văn hóa Tây Tạng, tại làng Cijiaolin, Quận Chengquan của Thủ phủ Lhasa. Với diện tích 24 612 m2, sân khấu ngoài trời của nhà hát Văn Thành công chúa chứa được tới 4.000 khán giả. Khoản đầu tư khổng lồ 750 triệu CNY đã được trao vào tay đạo diễn tài năng thuộc thế hệ điện ảnh thứ năm Trương Nghệ Mưu. Và như mọi chương trình mang thương hiệu họ Trương mà tôi từng may mắn được xem, ông chưa bao giờ làm khán giả phải thất vọng. Cảnh công chúa Văn Thành rời quê nhà nhập Tạng. Với những ứng dụng công nghệ cao xuất hiện dày đặc, vở nhạc kịch quy mô này tái hiện những cảnh quan sân khấu có kích thước khổng lồ. Như bức tranh toàn cảnh Cung điện Potala và Đại Chiêu Tự lộng lẫy dài tới 160 m. Như cung điện vàng son của vua Đường Thái Tông, nơi nàng công chúa gạt nước mắt lên đường nhập Tạng cũng dài tới 40 m, cao 20 m. Hiệu ứng ánh sáng laser kỳ ảo, công nghệ 3D tân tiến cùng những ứng dụng kỹ thuật hiện đại nhất đã biến dòng sông hoa lãng mạn, cánh đồng lúa mì gợn sóng, những dây cờ nguyện Lungta rực rỡ sắc mầu… trở thành những khuôn hình giàu mỹ cảm. Với thời lượng 90 phút, với cấu trúc năm chương (Sự quyến rũ của triều đại nhà Đường - Âm nhạc Phật giáo nơi Thiên đường và Trái đất - Quyến rũ vũ điệu Tây Tạng - Những vị thần trên cao nguyên - Vẻ đẹp hòa hợp Hán Tạng), khán giả được đắm chìm trong một thế giới âm thanh và sắc màu đỉnh cao. Nơi lời ca tiếng hát - vũ đạo - diễn xuất cùng hiệu ứng thị giác phối trộn nhịp nhàng và tạo nên một bức tranh tổng thể vô cùng hấp dẫn. Toàn cảnh sân khấu thực cảnh với số lượng cực lớn diễn viên tham gia. Chính thức ra mắt từ năm 2013, vở nhạc kịch sử thi này quy tụ dàn diễn viên khổng lồ với số lượng 800 người. Đó là còn chưa kể một số lượng lớn diễn viên đặc biệt (bò yak, cừu, dê…) cùng tham gia diễn xuất. Hội tụ tất cả những gì tinh tuý nhất, đặc trưng nhất của đời sống văn hóa - sinh hoạt - tín ngưỡng Tibet, khán giả có thể chiêm ngưỡng từ trà bơ đến nến mỡ bò, từ gò đá Manidoi đến cờ Lungta, từ mặt nạ khổng lồ đến tranh cuộn Thangka, từ nghi lễ tam bộ nhất bái đến nghi thức đón dâu - trừ ma hàng quái… cách đây cả nghìn năm lịch sử. Gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem là những ca khúc da diết nỗi nhớ cố hương, tỏ bày tình yêu trai gái… của nàng công chúa xa quê và những vũ đạo khoẻ khoắn, những loại hình nghệ thuật dân gian (nghệ thuật Ga, vũ điệu Zhou…). Một thiên sử thi hiển hiện, chân thực, hấp dẫn và thuyết phục trên nền câu chuyện tình xuyên biên giới thửa xa xưa. Công chúa Văn Thành thể hiện một ca khúc đong đầy hoài niệm cố hương. Tây Tạng là miền đất có khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, với chênh lệch nóng lạnh ngày đêm lên tới vài chục độ là thường. Vì thế, du khách chỉ có thể thưởng thức chương trình trong khoảng nửa năm, từ 20-4 tới 30-10, khi nhiệt độ ngoài trời còn nằm trong ngưỡng chịu đựng của số đông. Bởi 21 giờ tối mà bầu trời vẫn còn sáng trưng nên buổi diễn đều phải bắt đầu từ 21 giờ 30 phút và kết thúc lúc 23 giờ. Tới Tibet vào đầu tháng 5 mà dịch vụ cho thuê áo khoác dày vẫn rất nhộn nhịp bên ngoài nhà hát. Và thực cảnh tuyết rơi phủ trắng khán đài vẫn đủ khiến khối người xem “đánh đàn răng” vì quá lạnh. Một tác phẩm không thể bõ lỡ, dù “giá vé trên trời”. Bởi “bỏ lỡ sẽ hối tiếc cả đời”, như bạn tôi khẳng định! Bức tượng Tạng Vương cùng Công chúa đặt ngay tại cổng vào trấn cổ Songpan.Hồ Cúc Phương Trở về đầu trang Tây Tạng Văn thành Công chúa 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10