Tây Tạng – “Đường mây qua xứ tuyết” Linh thiêng cổ tự ngàn năm Tây Tạng – “Đường mây qua xứ tuyết” Linh thiêng cổ tự ngàn năm NDĐT - “Nếu bạn còn trẻ, hãy tới Tibet. Còn nếu bạn đã già, hãy về Tibet”. Hành hương về thủ phủ Lhasa là nguyện ước một đời đeo đuổi của mọi tín đồ Phật giáo Tạng truyền. Và đích đến mà họ nhất tâm hướng về, chính là Chùa Đại Chiêu (Jokhang Temple) - ngôi cổ tự đã nhẫn nại song hành cùng “miền đất chư thiên” qua bao biến thiên thời cuộc tới gần 14 thế kỷ. Chùa Đại Chiêu. “Trước có Đại Chiêu, sau có Lhasa” Tibet – xứ sở Phật giáo huyền bí thường được ví như “cực thứ ba của Trái Đất”. Là trung tâm của Phật giáo Tây Tạng, một dạng đặc biệt của Mật Tông (Vajrayana) với những phong cách đa dạng như Quán đảnh, Trì chú cùng các vị Phật sống (Đạt Lai Lạt Ma), miền đất chư thiên này hội tụ tất cả những gì linh thiêng nhất mà mọi tín đồ Phật giáo đều mong ước tìm về, để hành hương và chiêm bái. Nét độc đáo trong kiến trúc, tạo hình và phối hợp màu sắc của Đại Chiêu Tự. Tất cả đều in đậm dấu ấn riêng biệt, đặc trưng của nền văn minh Tây Tạng. Đại Chiêu Tự nằm ở trung tâm khu phố cổ Lhasa, ngay giữa quảng trường Barkhor (Bát Nhai) luôn đông đúc, nhộn nhịp. Theo ngôn ngữ Tạng, Đại Chiêu mang nghĩa “Kinh đường” hoặc “Phật đường”. Không chỉ là ngôi chùa thiêng liêng bậc nhất - nơi du khách có thể chứng kiến tận mắt lòng sùng kính, nhất tâm hướng Phật của những tín đồ mộ đạo, Jokhang Temple còn là một công trình kiến trúc cổ kính, ôm ấp trong lòng những giá trị văn hoá và mỹ thuật Tạng cổ vô giá. Được xây dựng vào thế kỷ thứ VII, từ năm 639 đến năm 647, ngôi chùa gắn liền với câu chuyện tình tuyệt đẹp của vị Tạng Vương nổi danh trong lịch sử - Tùng Tán Cán Bố (Songtsengampo) và người vợ yêu - Văn Thành Công chúa đời nhà Đường. Trên dặm dài gian nan về với dải cao nguyên Thanh Tạng để gắn kết hai miền đất bằng một cuộc hôn nhân thủa ban đầu mang tính ngoại giao, món quà hồi môn mà người phụ nữ nổi tiếng tài sắc này mang theo vô cùng đặc biệt. Đó chính là bức tượng Minh Cửu Đa Cát Phật, hay còn gọi là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Bát tuế đẳng thân. Đây là pho tượng quý, tái hiện Đức Phật 12 tuổi ở tư thế toạ thiền, với chiều cao xấp xỉ ba mét và có trọng lượng lên tới 1,5 tấn. Tương truyền, bức tượng linh thiêng này do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đích thân khai quang và là một báu vật vô giá mà vua Đường Thái Tông dành tặng con gái yêu. Và ngôi chùa Đại Chiêu được Tạng Vương quyết định khởi công, để làm nơi thờ tự pho tượng này. Truyền thuyết cũng kể rằng, việc xây dựng Đại Chiêu không hề đơn giản, khi yêu ma liên tục hoành hành, quấy nhiễu nơi ngôi chùa dự kiến tọa lạc. Để trấn áp, Văn Thành Công chúa đã rút chiếc nhẫn ném xuống hồ nước nhằm trị ma, hàng quái. Và sau đó, chỉ duy nhất loài dê mới có thể vận chuyển đất đá lấp hồ. Theo ngôn ngữ Tạng, “ra” là dê, “sa” là đất. Từ đó, miền đất thủ phủ Tibet này mới có tên Rasa, để rồi sau này đọc chệch thành Lhasa. Vì vậy, “trước có Đại Chiêu, sau mới có Lhasa” là câu nói mà cư dân ở đây thường truyền tụng. Linh vật, vừa có tính chất trang trí vừa là bệ đỡ chịu lực cho phần mái. Đại Chiêu Tự là ngôi chùa thiêng liêng nhất, nơi diễn ra ngày hội Đại Chiêu lớn nhất của cư dân bản địa. Với các tín đồ Phật giáo Tạng truyền, ngôi cổ tự giống như cõi Phật giữa dương gian. Đây cũng là địa điểm tập trung đông đảo người hành hương nhất tại Lhasa, từ sáng sớm tới tận tối mịt. Những hàng người nhẫn nại xếp hàng, chắp tay thành kính trước những pho tượng Phật, trước ban thờ Tông Khách Ba, Địa Tạng Vương Bồ Tát cùng vị thần Hộ Pháp của phái Cách Lỗ…. Những tín đồ miệt mài “ngũ thể nhập địa” giữa sân chùa. Những ông bà già, miệng lẩm nhẩm câu bảo chú “Om Mani Padme Hum” vừa quay chuyển kinh luân trong vòng tròn kora bất tận quanh chùa… Cũng duy nhất ở đây, bức tranh tôn giáo và tín ngưỡng toàn cảnh, nơi miền đất chư thiên luôn hiện diện rõ nét, sinh động, hấp dẫn và đậm đặc sắc màu sùng kính, trước con mắt hiếu kỳ, háo hức tìm hiểu của những du khách phương xa. Lộng lẫy kiến trúc chùa cổ Đại Chiêu tự đẹp nhất, khi nhìn từ trên hành lang bao quanh phần mái xuống dưới. Những sắc màu vàng son, những cây cột chạm khắc cầu kỳ, những hành lang thâm nghiêm, những tháp thờ vàng rực vương giả, những pho tượng Phật với vẻ đẹp khoan dung cực kỳ sống động, những bức tranh tường khổ lớn vẫn rực rỡ sắc màu dù đã đi qua cả thiên niên kỷ. Rèm vải che cửa ra vào được dệt kỳ công, với màu sắc và họa tiết tinh xảo. Du khách không ngớt trầm trồ, khi chiêm ngưỡng đôi rồng uốn lượn trên hai cây cột thông thiên trước pho tượng Phật tổ được làm từ bột giấy trộn bùn. Dù bên trong rỗng hoàn toàn, dù chất liệu thô sơ nhưng cả hai đều chưa hề xuất hiện vết rạn nứt nào, đều nguyên vẹn như cách đây nhiều thế kỷ. Cả tầng một và hai cùng nóc chùa bày khá nhiều tượng khắc gỗ, thời Thổ Phiên do chính Tạng Vương tự tay tạo tác. Cùng với chiếc đôn bằng đá xưa kia Văn Thành Công chúa từng ngồi, tất cả đều được coi là “quốc bảo” của Tibet, đều được người dân nơi đây vô cùng nâng niu, trân quý. Nhẫn nại đi qua bao thăng trầm lịch sử, Jokhang từng hai lần bị phá huỷ, vào cuối thế kỷ VII và giữa thế kỷ thứ IX. Suốt những tháng ngày loạn lạc ấy, chùa phải đóng cửa, tượng Phật phải chôn giấu bí mật dưới đất. Trải qua nhiều lần tái thiết, vào các thời Nguyên – Minh và Thanh, chùa được mở rộng và đạt quy mô kỳ vĩ như hiện tại dưới thời vị Đạt Lai Lạt Ma thứ năm, vào thế kỷ XVII nhưng vẫn giữ nguyên đường nét kiến trúc tuyệt đẹp nguyên bản. Những thành tố gốc vẫn trường tồn, từ thanh xà, rầm gỗ đến khung cửa, cột kèo… Như chưa hề trải qua biết bao binh đao, đạn lửa. Được hoàn thành trong thời kỳ vương triều đang ở giai đoạn hưng thịnh nhất nên chùa có vẻ ngoài vô cùng lộng lẫy, với kiến trúc được pha trộn độc đáo, hài hoà giữa bốn phong cách: Ấn Độ - Nepal – Trung Quốc (thời nhà Đường) – Tây Tạng. Với cấu trúc bốn tầng, trải rộng trên một diện tích 2,5 héc ta, Đại Chiêu Tự có mô típ trang trí đôi nai và bánh xe pháp luân tượng trưng cho bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật tại Vườn Lộc uyển, Vanarasi, Ấn Độ. Phần mái ngói cong vút mềm mại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Trung Hoa. Bên trong thờ phụng và trang trí bằng nhiều tranh – tượng các vị Bồ tát cũng như thần linh khác nhau, một đặc điểm nổi bật của những ngôi chùa Nepal. Còn những bức tường rực sắc đỏ - cam – trắng cùng những hoa văn rèm cửa, tấm che tinh xảo là những nét tinh hoa riêng có ở Tây Tạng… Nét đặc biệt làm nên vẻ độc đáo của Jokhang chính là kiến trúc trần, mái cùng những hoa văn, hình hoạ xung quanh các gian thờ. Ngôi chùa sở hữu rất nhiều chi tiết tinh xảo, mang đặc trưng của thung lũng Kathmandu do các nghệ nhân Nepal thực hiện theo yêu cầu của vị công chúa Bhrikuti Devi mà họ vô cùng yêu quý. Vì thế, khám phá chùa Đại Chiêu thì phải chịu khó ngẩng đầu nhìn lên. Nếu chỉ chuyên chú vào những bức tượng tuyệt đẹp xung quanh, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị đang ẩn giấu trên trần đấy. Một pho tượng tuyệt đẹp đặt trên phần nóc chùa. Thả bộ dọc theo hành lang chính với những dãy chuyển kinh luân, du khách được dẫn đến chính điện, nơi thờ bức tượng được coi là kho báu của ngôi chùa. Hai bên chính điện là bàn thờ Tạng Vương cùng hai người vợ yêu quý - công chúa Nepal Bhrikuti Devi và công chúa Văn Thành, hai người có công đầu trong việc truyền bá Phật giáo vào miền đất này. Tầng ba dành cho việc thờ tự Palden Lhamo – vị nữ thần bảo hộ Jokhang Temple và cả thành phố Lhasa. Từ góc nhìn bao quát ở tầng trên cùng, du khách có thể thưởng lãm toàn bộ nét độc đáo trong cảnh quan và kiến trúc của ngôi chùa và ngắm nghía những tháp vàng khoe vẻ lộng lẫy trên nền trời xanh thẳm. Trước khi rời Jokhang, đừng quên dạo bước quanh quảng trường Barkhor. Cả thế giới đồ lưu niệm, nhỏ xinh và bắt mắt, tinh xảo và độc đáo đậm đặc màu sắc văn hoá và tín ngưỡng Tạng đang chờ bạn khám phá. Từ chuyển luân xa đến vòng đá, từ mặt dây chuyền in câu bảo chú đến tranh thangka, từ tượng Phật đến tranh mandala… Những món quà ấn tượng, để lưu lại những xúc cảm khó quên, sau hành trình đến với rặng tuyết sơn vĩnh cửu. Quần thể kiến trúc bao gồm ba đơn nguyên: Cung điện Mùa đông Potala – Chùa Jokhang – Cung điện Mùa hè Norbulingka là trường hợp khá đặc biệt, trong danh sách những “Di sản văn hoá thế giới” được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) từng vinh danh. Nói đặc biệt vì danh hiệu ban đầu được UNESCO trao riêng cho Cung điện Potala (năm 1994). Để rồi, tầm vóc của di sản được mở rộng vào năm 2000 cho ngôi cổ tự và một năm sau đó, được bổ sung thêm cái tên Norbulingka.Hồ Cúc Phương NDĐT - “Nếu bạn còn trẻ, hãy tới Tibet. Còn nếu bạn đã già, hãy về Tibet”. Hành hương về thủ phủ Lhasa là nguyện ước một đời đeo đuổi của mọi tín đồ Phật giáo Tạng truyền. Và đích đến mà họ nhất tâm hướng về, chính là Chùa Đại Chiêu (Jokhang Temple) - ngôi cổ tự đã nhẫn nại song hành cùng “miền đất chư thiên” qua bao biến thiên thời cuộc tới gần 14 thế kỷ. Chùa Đại Chiêu.“Trước có Đại Chiêu, sau có Lhasa” Tibet – xứ sở Phật giáo huyền bí thường được ví như “cực thứ ba của Trái Đất”. Là trung tâm của Phật giáo Tây Tạng, một dạng đặc biệt của Mật Tông (Vajrayana) với những phong cách đa dạng như Quán đảnh, Trì chú cùng các vị Phật sống (Đạt Lai Lạt Ma), miền đất chư thiên này hội tụ tất cả những gì linh thiêng nhất mà mọi tín đồ Phật giáo đều mong ước tìm về, để hành hương và chiêm bái. Nét độc đáo trong kiến trúc, tạo hình và phối hợp màu sắc của Đại Chiêu Tự. Tất cả đều in đậm dấu ấn riêng biệt, đặc trưng của nền văn minh Tây Tạng. Đại Chiêu Tự nằm ở trung tâm khu phố cổ Lhasa, ngay giữa quảng trường Barkhor (Bát Nhai) luôn đông đúc, nhộn nhịp. Theo ngôn ngữ Tạng, Đại Chiêu mang nghĩa “Kinh đường” hoặc “Phật đường”. Không chỉ là ngôi chùa thiêng liêng bậc nhất - nơi du khách có thể chứng kiến tận mắt lòng sùng kính, nhất tâm hướng Phật của những tín đồ mộ đạo, Jokhang Temple còn là một công trình kiến trúc cổ kính, ôm ấp trong lòng những giá trị văn hoá và mỹ thuật Tạng cổ vô giá. Được xây dựng vào thế kỷ thứ VII, từ năm 639 đến năm 647, ngôi chùa gắn liền với câu chuyện tình tuyệt đẹp của vị Tạng Vương nổi danh trong lịch sử - Tùng Tán Cán Bố (Songtsengampo) và người vợ yêu - Văn Thành Công chúa đời nhà Đường. Trên dặm dài gian nan về với dải cao nguyên Thanh Tạng để gắn kết hai miền đất bằng một cuộc hôn nhân thủa ban đầu mang tính ngoại giao, món quà hồi môn mà người phụ nữ nổi tiếng tài sắc này mang theo vô cùng đặc biệt. Đó chính là bức tượng Minh Cửu Đa Cát Phật, hay còn gọi là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Bát tuế đẳng thân. Đây là pho tượng quý, tái hiện Đức Phật 12 tuổi ở tư thế toạ thiền, với chiều cao xấp xỉ ba mét và có trọng lượng lên tới 1,5 tấn. Tương truyền, bức tượng linh thiêng này do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đích thân khai quang và là một báu vật vô giá mà vua Đường Thái Tông dành tặng con gái yêu. Và ngôi chùa Đại Chiêu được Tạng Vương quyết định khởi công, để làm nơi thờ tự pho tượng này. Truyền thuyết cũng kể rằng, việc xây dựng Đại Chiêu không hề đơn giản, khi yêu ma liên tục hoành hành, quấy nhiễu nơi ngôi chùa dự kiến tọa lạc. Để trấn áp, Văn Thành Công chúa đã rút chiếc nhẫn ném xuống hồ nước nhằm trị ma, hàng quái. Và sau đó, chỉ duy nhất loài dê mới có thể vận chuyển đất đá lấp hồ. Theo ngôn ngữ Tạng, “ra” là dê, “sa” là đất. Từ đó, miền đất thủ phủ Tibet này mới có tên Rasa, để rồi sau này đọc chệch thành Lhasa. Vì vậy, “trước có Đại Chiêu, sau mới có Lhasa” là câu nói mà cư dân ở đây thường truyền tụng. Linh vật, vừa có tính chất trang trí vừa là bệ đỡ chịu lực cho phần mái. Đại Chiêu Tự là ngôi chùa thiêng liêng nhất, nơi diễn ra ngày hội Đại Chiêu lớn nhất của cư dân bản địa. Với các tín đồ Phật giáo Tạng truyền, ngôi cổ tự giống như cõi Phật giữa dương gian. Đây cũng là địa điểm tập trung đông đảo người hành hương nhất tại Lhasa, từ sáng sớm tới tận tối mịt. Những hàng người nhẫn nại xếp hàng, chắp tay thành kính trước những pho tượng Phật, trước ban thờ Tông Khách Ba, Địa Tạng Vương Bồ Tát cùng vị thần Hộ Pháp của phái Cách Lỗ…. Những tín đồ miệt mài “ngũ thể nhập địa” giữa sân chùa. Những ông bà già, miệng lẩm nhẩm câu bảo chú “Om Mani Padme Hum” vừa quay chuyển kinh luân trong vòng tròn kora bất tận quanh chùa… Cũng duy nhất ở đây, bức tranh tôn giáo và tín ngưỡng toàn cảnh, nơi miền đất chư thiên luôn hiện diện rõ nét, sinh động, hấp dẫn và đậm đặc sắc màu sùng kính, trước con mắt hiếu kỳ, háo hức tìm hiểu của những du khách phương xa. Lộng lẫy kiến trúc chùa cổ Đại Chiêu tự đẹp nhất, khi nhìn từ trên hành lang bao quanh phần mái xuống dưới. Những sắc màu vàng son, những cây cột chạm khắc cầu kỳ, những hành lang thâm nghiêm, những tháp thờ vàng rực vương giả, những pho tượng Phật với vẻ đẹp khoan dung cực kỳ sống động, những bức tranh tường khổ lớn vẫn rực rỡ sắc màu dù đã đi qua cả thiên niên kỷ. Rèm vải che cửa ra vào được dệt kỳ công, với màu sắc và họa tiết tinh xảo. Du khách không ngớt trầm trồ, khi chiêm ngưỡng đôi rồng uốn lượn trên hai cây cột thông thiên trước pho tượng Phật tổ được làm từ bột giấy trộn bùn. Dù bên trong rỗng hoàn toàn, dù chất liệu thô sơ nhưng cả hai đều chưa hề xuất hiện vết rạn nứt nào, đều nguyên vẹn như cách đây nhiều thế kỷ. Cả tầng một và hai cùng nóc chùa bày khá nhiều tượng khắc gỗ, thời Thổ Phiên do chính Tạng Vương tự tay tạo tác. Cùng với chiếc đôn bằng đá xưa kia Văn Thành Công chúa từng ngồi, tất cả đều được coi là “quốc bảo” của Tibet, đều được người dân nơi đây vô cùng nâng niu, trân quý. Nhẫn nại đi qua bao thăng trầm lịch sử, Jokhang từng hai lần bị phá huỷ, vào cuối thế kỷ VII và giữa thế kỷ thứ IX. Suốt những tháng ngày loạn lạc ấy, chùa phải đóng cửa, tượng Phật phải chôn giấu bí mật dưới đất. Trải qua nhiều lần tái thiết, vào các thời Nguyên – Minh và Thanh, chùa được mở rộng và đạt quy mô kỳ vĩ như hiện tại dưới thời vị Đạt Lai Lạt Ma thứ năm, vào thế kỷ XVII nhưng vẫn giữ nguyên đường nét kiến trúc tuyệt đẹp nguyên bản. Những thành tố gốc vẫn trường tồn, từ thanh xà, rầm gỗ đến khung cửa, cột kèo… Như chưa hề trải qua biết bao binh đao, đạn lửa. Được hoàn thành trong thời kỳ vương triều đang ở giai đoạn hưng thịnh nhất nên chùa có vẻ ngoài vô cùng lộng lẫy, với kiến trúc được pha trộn độc đáo, hài hoà giữa bốn phong cách: Ấn Độ - Nepal – Trung Quốc (thời nhà Đường) – Tây Tạng. Với cấu trúc bốn tầng, trải rộng trên một diện tích 2,5 héc ta, Đại Chiêu Tự có mô típ trang trí đôi nai và bánh xe pháp luân tượng trưng cho bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật tại Vườn Lộc uyển, Vanarasi, Ấn Độ. Phần mái ngói cong vút mềm mại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Trung Hoa. Bên trong thờ phụng và trang trí bằng nhiều tranh – tượng các vị Bồ tát cũng như thần linh khác nhau, một đặc điểm nổi bật của những ngôi chùa Nepal. Còn những bức tường rực sắc đỏ - cam – trắng cùng những hoa văn rèm cửa, tấm che tinh xảo là những nét tinh hoa riêng có ở Tây Tạng… Nét đặc biệt làm nên vẻ độc đáo của Jokhang chính là kiến trúc trần, mái cùng những hoa văn, hình hoạ xung quanh các gian thờ. Ngôi chùa sở hữu rất nhiều chi tiết tinh xảo, mang đặc trưng của thung lũng Kathmandu do các nghệ nhân Nepal thực hiện theo yêu cầu của vị công chúa Bhrikuti Devi mà họ vô cùng yêu quý. Vì thế, khám phá chùa Đại Chiêu thì phải chịu khó ngẩng đầu nhìn lên. Nếu chỉ chuyên chú vào những bức tượng tuyệt đẹp xung quanh, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị đang ẩn giấu trên trần đấy. Một pho tượng tuyệt đẹp đặt trên phần nóc chùa. Thả bộ dọc theo hành lang chính với những dãy chuyển kinh luân, du khách được dẫn đến chính điện, nơi thờ bức tượng được coi là kho báu của ngôi chùa. Hai bên chính điện là bàn thờ Tạng Vương cùng hai người vợ yêu quý - công chúa Nepal Bhrikuti Devi và công chúa Văn Thành, hai người có công đầu trong việc truyền bá Phật giáo vào miền đất này. Tầng ba dành cho việc thờ tự Palden Lhamo – vị nữ thần bảo hộ Jokhang Temple và cả thành phố Lhasa. Từ góc nhìn bao quát ở tầng trên cùng, du khách có thể thưởng lãm toàn bộ nét độc đáo trong cảnh quan và kiến trúc của ngôi chùa và ngắm nghía những tháp vàng khoe vẻ lộng lẫy trên nền trời xanh thẳm. Trước khi rời Jokhang, đừng quên dạo bước quanh quảng trường Barkhor. Cả thế giới đồ lưu niệm, nhỏ xinh và bắt mắt, tinh xảo và độc đáo đậm đặc màu sắc văn hoá và tín ngưỡng Tạng đang chờ bạn khám phá. Từ chuyển luân xa đến vòng đá, từ mặt dây chuyền in câu bảo chú đến tranh thangka, từ tượng Phật đến tranh mandala… Những món quà ấn tượng, để lưu lại những xúc cảm khó quên, sau hành trình đến với rặng tuyết sơn vĩnh cửu.Quần thể kiến trúc bao gồm ba đơn nguyên: Cung điện Mùa đông Potala – Chùa Jokhang – Cung điện Mùa hè Norbulingka là trường hợp khá đặc biệt, trong danh sách những “Di sản văn hoá thế giới” được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) từng vinh danh. Nói đặc biệt vì danh hiệu ban đầu được UNESCO trao riêng cho Cung điện Potala (năm 1994). Để rồi, tầm vóc của di sản được mở rộng vào năm 2000 cho ngôi cổ tự và một năm sau đó, được bổ sung thêm cái tên Norbulingka.Hồ Cúc Phương Trở về đầu trang Tây Tạng đường mây qua xứ tuyết 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10