Tây Tạng - “Đường mây qua xứ tuyết” Potala - Trái tim của Lhasa Tây Tạng - “Đường mây qua xứ tuyết” Potala - Trái tim của Lhasa NDĐT - Trước khi tới Tibet (Trung Quốc), tôi được giới thiệu Potala là “trái tim của Lhasa” nhưng không biết lý do. Chỉ tới khi có thể nhìn ngắm kỳ quan kiến trúc từng được UNESCO vinh danh “Di sản văn hoá thế giới” kiêu hãnh phô bày vẻ tuyệt mỹ trên đỉnh Hồng Đồi từ mọi hướng của thủ phủ khu tự trị này, tôi mới hiểu. Cung điện cao nhất thế giới này còn được Good Morning America của kênh truyền hình ABC cùng tờ báo USA Today bình chọn vào danh sách “Bảy kỳ quan mới của thế giới”. Và đây cũng là viện bảo tàng sống động nhất, đầy đủ nhất lưu giữ những tinh hoa của nền văn minh Tây Tạng rực rỡ một thời. Cung điện Potala, nhìn từ bên trái. Kỳ quan kiến trúc trên đỉnh đồi thiêng Hồng đồi (Red Hill), nơi Potala thảnh thơi toạ lạc nằm chính giữa thung lũng Lhasa và cũng là ngọn đồi tượng trưng cho Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara). Theo truyền thuyết, trên đồi có một hang động vô cùng linh thiêng đã từng là nơi tu tập của một vị Bồ Tát Quán Âm và từng được Tạng Vương Tùng Tán Cán Bố lựa chọn để toạ thiền. Cùng với đồi Chokpori tượng trưng cho Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajrapani) và đồi Pongwari tượng trưng cho Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri), ba đỉnh đồi thiêng liêng đã làm nên vẻ đẹp độc nhất vô nhị cho thủ phủ của Khu tự trị Tây Tạng, từ góc nhìn trên cao, khi chiếc máy bay chao nghiêng lượn vòng trước khi hạ cánh xuống cảng hàng không quốc tế Gonggar. Motive trang trí trên cửa ra vào có thể gặp ở mọi công trình tín ngưỡng ở Tây Tạng. Nằm ở độ cao 3.700 mét so với mực nước biển, Potala không hề có đối thủ xứng tầm, trong cuộc đua tranh giành danh hiệu “cung điện cao nhất thế giới”. Dịch âm của chữ Phổ Đà La, Potala mang nghĩa là “nơi ngự của Bồ Tát”. Chính thức đứng vào danh sách “Di sản văn hoá thế giới” của UNESCO từ ngày 17-11-1994, Potala được vinh danh không chỉ bởi ý nghĩa vô cùng quan trọng trong dặm dài lịch sử Phật giáo Tạng truyền, mà còn bởi cung điện này nằm trong số rất ít những công trình kiến trúc Tạng cổ quý hiếm còn trường tồn tới tận ngày nay. Cửa ra vào trong Cung, với cách phối màu vô cùng độc đáo. Được khởi công từ thế kỷ VII, Potala đánh dấu cuộc hôn nhân gắn kết hai dân tộc Hán - Tạng giữa Tạng Vương Songzanganbun (Tùng Tán Cán Bố) và Công chúa Văn Thành (con gái vua Đường Thái Tông). Từng bị phá huỷ phần nhiều vào thời Trung cổ, cung điện chỉ được vị Đạt Lai Lạt Ma thứ năm trùng tu toàn diện vào năm 1645 và mất tới nửa thế kỷ để có được sắc vóc hình hài tuyệt đẹp như bây giờ. Đây cũng là nơi tập trung quyền lực chính trị và tôn giáo cao nhất của Tây Tạng trong quá khứ. Tín đồ Phật giáo Tạng truyền đi kora quanh Cung điện Potala, vừa niệm chú vừa quay chuyển luân xa. Khối kiến trúc đồ sộ 13 tầng, với chiều cao lên tới 117 mét chứa đựng bên trong cả nghìn phòng ốc, cả vạn ban thờ cùng xấp xỉ 200 nghìn pho tượng cùng rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, tranh cuộn (thangka) lưu giữ giá trị sử liệu vô giá. Trải rộng trên diện tích 130 nghìn m2, với vật liệu xây dựng chủ yếu là đất - đá - gỗ, Potala được phân chia thành ba khu vực riêng biệt: khu thành quách phía trước ngọn đồi, khu cung thất trên đỉnh và khu hồ thiêng nằm ở phía sau. Sau hành trình khám phá cung điện, chậm rãi thả bộ giữa không gian lãng mạn xanh ngắt cỏ cây, du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ khối công trình nguy nga này soi bóng lung linh trên mặt hồ trong vắt. Toàn cảnh Bạch Cung. Nhìn từ bên ngoài, tổng thể công trình được thiết kế hài hoà cùng thế núi, dáng mây lên xuống trong tự nhiên đem lại ấn tượng thị giác đẹp đến choáng váng. Những bức tường dốc về phía trong, được giật cấp cao thấp theo cách thức dường như rất tuỳ hứng ăn nhập tuyệt vời với những hàng cửa sổ dài, những hàng lang rộng lớn và những cổng vòm, hàng cột đồ sộ cùng nét uốn lượn mềm mại của các cầu thang dẫn lên đỉnh đồi. Chiều dày tường từ một tới năm mét, cửa sổ được thiết kế dạng ô hẹp vừa rất hiệu quả trong việc lấy ánh sáng và thông gió, vừa giữ ấm khi đông và làm mát lúc hè. Những tấm rèm che khổng lồ màu đen tô điểm hoạ tiết trắng phô bày vẻ đẹp huyền bí. Những bức tường trát son đỏ đan cài cùng đất sét trắng, hai sắc màu biểu trưng cho quyền lực và hoà bình trong quan niệm của người Tạng. Du khách có thể bắt gặp mô típ sử dụng lưỡng tông hồng - bạch này ở mọi công trình tôn giáo linh thiêng nơi “nóc nhà thế giới”. Dù trên phông nền thảo nguyên xanh ngắt vào hè hay sắc trắng lạnh lẽo bao phủ của mùa đông, cặp đôi sắc màu nguyên bản này giúp những tu viện, chùa chiền trở nên nổi bật hơn, rực rỡ hơn nơi đỉnh trời tuyết sơn vĩnh cửu. Kho tàng vô giá trong lòng cung điện Điểm nhấn trong hành trình khám phá Potala là hai khối Hồng Cung (màu đỏ son) và Bạch Cung (màu trắng), vốn đều thuộc khu cung thất nằm gọn trên đỉnh đồi hồng. Tháp vàng, trên nóc Cung điện Potala. Với giá vé khá cao, 200RMB (khoảng 700 nghìn đồng), du khách chỉ có vỏn vẹn 50 phút “cưỡi ngựa xem hoa” cả hai cung thất lộng lẫy này, vào khung giờ đã được in thẳng lên từng tấm vé. Với số lượng khách được giới hạn (nghe nói thời điểm hiện tại là ba nghìn người mỗi ngày), “viện bảo tàng văn hoá” này chỉ cho phép khách du lịch chiêm ngưỡng một phần kho tàng vô giá, theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen, mà Potala đang cất giấu. Nhiều căn phòng đóng cửa, nhiều không gian thờ tự chỉ nhìn thấy lờ mờ qua tấm kính. Du khách cũng không còn được đặt chân lên phần mái cung điện lộng lẫy tháp vàng để bảo vệ nghiêm ngặt cấu trúc công trình, trước hàng người kéo dài vài trăm mét kiên nhẫn chờ đợi tham quan trước cửa cung mỗi sáng. Lối vào nơi thờ tự vị Đạt Lai Lạt Ma thứ chín. Bạch Cung với những bức tường phủ lớp đất sét trắng nằm ở phía đông của cung điện. Ngoài điện thờ Phật, thư viện lưu trữ kinh sách và cả phòng in kinh Phật, toà nhà lớn nhất Bạch Cung có tên gọi Cuokin là nơi các vị Phật sống ngày xưa cử hành trọng thể những nghi thức tôn giáo, được trần thiết lộng lẫy và vô cùng trang nghiêm. Hoa văn trên Mạn đà la. Hồng Cung nằm ở phía Tây, rực màu đất sét đỏ. Gây ấn tượng đặc biệt là các tháp thờ (stupa) cùng tám mộ tháp (stupa tomb) chứa đựng linh cốt của các vị Đạt Lai Lạt Ma đã viên tịch. Những ngôi mộ tháp này đều là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ, với kích thước to lớn, được dát vàng lộng lẫy, được khảm rất nhiều loại đá quý, được chạm trổ điêu khắc những hoạ tiết tinh xảo. Thí dụ như mộ tháp của vị Phật sống thứ năm - Lobsang Gyatos rộng 7,65 mét và cao tới 12,6 mét. Chỉ riêng khối lượng vàng ròng làm nên sắc vàng vương giả cho ngôi mộ này đã lên tới 119. 082 lạng. Còn giá trị số đá quý cẩn khảm trên đó thì không ai có thể ước chừng, vì quá lớn. Để tưởng nhớ tới tám vị Phật sống này, tám tháp vàng được đặt trên nóc Hồng Cung, có tháp phải dùng tới chín vạn lượng vàng để đúc thành. Hoa văn trên tháp thờ. Cung điện Potala cũng là nơi lưu giữ cuốn kinh Phật cổ được viết tay, chữ bằng vàng. Nơi có tượng của Tứ Đại Thiên Vương vốn được coi là Tứ tướng hộ pháp của Mật Tông đại thừa đẹp nhất Tây Tạng. Nơi sở hữu hơn 600 bức tranh tường kích cỡ khổng lồ, những tranh cuộn (thangka) tuyệt đẹp ghi lại cuộc sống, cảnh sinh hoạt của cư dân Lhasa cùng sự tích, câu chuyện liên quan tới Phật giáo Mật Tông Tạng truyền… với màu sắc vẫn vẹn nguyên độ rực rỡ, đường nét vẫn vẹn nguyện độ sắc sảo. Cũng không thể không kể tới những mạn đà la 3D vàng son rực rỡ, những đồ thờ tự quý giá, những vật dụng bằng vàng ngọc, sứ sành…đều có tuổi đời dăm thế kỷ. Thangka. Tiếc là thời gian tham quan khá eo hẹp. Tiếc là lộ trình tham quan khá ngắn ngủi (xuất phát từ cửa Đông, leo cầu thang tới Bạch Cung rồi theo đường liên thông sang phần mái của Hồng Cung. Thăm thú Hồng Cung từ tầng cao nhất đi xuống rồi ra khỏi ở cửa sau, theo con đường kora phía Tây để rời Potala). Và tiếc nữa là du khách tuyệt đối không được chụp ảnh phía trong cung điện, nên chẳng thể lưu lại hình ảnh kho báu nghệ thuật trong lòng kỳ quan kiến trúc này. Vì thế, phần lớn hình ảnh minh hoạ trong bài được tác giả chụp lại từ cuốn sách The Potala của Hualing Press, mua tại Hồng Cung, với giá không hề rẻ, 220RMB. Nhưng theo cảm nhận của riêng tôi, bỏ gần 800 nghìn đồng để ngắm nghía kho tàng độc nhất vô nhị ấy cũng “đáng đồng tiền bát gạo”! Thangka. Tượng Phật. HỒ CÚC PHƯƠNG NDĐT - Trước khi tới Tibet (Trung Quốc), tôi được giới thiệu Potala là “trái tim của Lhasa” nhưng không biết lý do. Chỉ tới khi có thể nhìn ngắm kỳ quan kiến trúc từng được UNESCO vinh danh “Di sản văn hoá thế giới” kiêu hãnh phô bày vẻ tuyệt mỹ trên đỉnh Hồng Đồi từ mọi hướng của thủ phủ khu tự trị này, tôi mới hiểu. Cung điện cao nhất thế giới này còn được Good Morning America của kênh truyền hình ABC cùng tờ báo USA Today bình chọn vào danh sách “Bảy kỳ quan mới của thế giới”. Và đây cũng là viện bảo tàng sống động nhất, đầy đủ nhất lưu giữ những tinh hoa của nền văn minh Tây Tạng rực rỡ một thời. Cung điện Potala, nhìn từ bên trái. Kỳ quan kiến trúc trên đỉnh đồi thiêng Hồng đồi (Red Hill), nơi Potala thảnh thơi toạ lạc nằm chính giữa thung lũng Lhasa và cũng là ngọn đồi tượng trưng cho Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara). Theo truyền thuyết, trên đồi có một hang động vô cùng linh thiêng đã từng là nơi tu tập của một vị Bồ Tát Quán Âm và từng được Tạng Vương Tùng Tán Cán Bố lựa chọn để toạ thiền. Cùng với đồi Chokpori tượng trưng cho Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajrapani) và đồi Pongwari tượng trưng cho Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri), ba đỉnh đồi thiêng liêng đã làm nên vẻ đẹp độc nhất vô nhị cho thủ phủ của Khu tự trị Tây Tạng, từ góc nhìn trên cao, khi chiếc máy bay chao nghiêng lượn vòng trước khi hạ cánh xuống cảng hàng không quốc tế Gonggar. Motive trang trí trên cửa ra vào có thể gặp ở mọi công trình tín ngưỡng ở Tây Tạng. Nằm ở độ cao 3.700 mét so với mực nước biển, Potala không hề có đối thủ xứng tầm, trong cuộc đua tranh giành danh hiệu “cung điện cao nhất thế giới”. Dịch âm của chữ Phổ Đà La, Potala mang nghĩa là “nơi ngự của Bồ Tát”. Chính thức đứng vào danh sách “Di sản văn hoá thế giới” của UNESCO từ ngày 17-11-1994, Potala được vinh danh không chỉ bởi ý nghĩa vô cùng quan trọng trong dặm dài lịch sử Phật giáo Tạng truyền, mà còn bởi cung điện này nằm trong số rất ít những công trình kiến trúc Tạng cổ quý hiếm còn trường tồn tới tận ngày nay. Cửa ra vào trong Cung, với cách phối màu vô cùng độc đáo. Được khởi công từ thế kỷ VII, Potala đánh dấu cuộc hôn nhân gắn kết hai dân tộc Hán - Tạng giữa Tạng Vương Songzanganbun (Tùng Tán Cán Bố) và Công chúa Văn Thành (con gái vua Đường Thái Tông). Từng bị phá huỷ phần nhiều vào thời Trung cổ, cung điện chỉ được vị Đạt Lai Lạt Ma thứ năm trùng tu toàn diện vào năm 1645 và mất tới nửa thế kỷ để có được sắc vóc hình hài tuyệt đẹp như bây giờ. Đây cũng là nơi tập trung quyền lực chính trị và tôn giáo cao nhất của Tây Tạng trong quá khứ. Tín đồ Phật giáo Tạng truyền đi kora quanh Cung điện Potala, vừa niệm chú vừa quay chuyển luân xa. Khối kiến trúc đồ sộ 13 tầng, với chiều cao lên tới 117 mét chứa đựng bên trong cả nghìn phòng ốc, cả vạn ban thờ cùng xấp xỉ 200 nghìn pho tượng cùng rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, tranh cuộn (thangka) lưu giữ giá trị sử liệu vô giá. Trải rộng trên diện tích 130 nghìn m2, với vật liệu xây dựng chủ yếu là đất - đá - gỗ, Potala được phân chia thành ba khu vực riêng biệt: khu thành quách phía trước ngọn đồi, khu cung thất trên đỉnh và khu hồ thiêng nằm ở phía sau. Sau hành trình khám phá cung điện, chậm rãi thả bộ giữa không gian lãng mạn xanh ngắt cỏ cây, du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ khối công trình nguy nga này soi bóng lung linh trên mặt hồ trong vắt. Toàn cảnh Bạch Cung. Nhìn từ bên ngoài, tổng thể công trình được thiết kế hài hoà cùng thế núi, dáng mây lên xuống trong tự nhiên đem lại ấn tượng thị giác đẹp đến choáng váng. Những bức tường dốc về phía trong, được giật cấp cao thấp theo cách thức dường như rất tuỳ hứng ăn nhập tuyệt vời với những hàng cửa sổ dài, những hàng lang rộng lớn và những cổng vòm, hàng cột đồ sộ cùng nét uốn lượn mềm mại của các cầu thang dẫn lên đỉnh đồi. Chiều dày tường từ một tới năm mét, cửa sổ được thiết kế dạng ô hẹp vừa rất hiệu quả trong việc lấy ánh sáng và thông gió, vừa giữ ấm khi đông và làm mát lúc hè. Những tấm rèm che khổng lồ màu đen tô điểm hoạ tiết trắng phô bày vẻ đẹp huyền bí. Những bức tường trát son đỏ đan cài cùng đất sét trắng, hai sắc màu biểu trưng cho quyền lực và hoà bình trong quan niệm của người Tạng. Du khách có thể bắt gặp mô típ sử dụng lưỡng tông hồng - bạch này ở mọi công trình tôn giáo linh thiêng nơi “nóc nhà thế giới”. Dù trên phông nền thảo nguyên xanh ngắt vào hè hay sắc trắng lạnh lẽo bao phủ của mùa đông, cặp đôi sắc màu nguyên bản này giúp những tu viện, chùa chiền trở nên nổi bật hơn, rực rỡ hơn nơi đỉnh trời tuyết sơn vĩnh cửu. Kho tàng vô giá trong lòng cung điện Điểm nhấn trong hành trình khám phá Potala là hai khối Hồng Cung (màu đỏ son) và Bạch Cung (màu trắng), vốn đều thuộc khu cung thất nằm gọn trên đỉnh đồi hồng. Tháp vàng, trên nóc Cung điện Potala. Với giá vé khá cao, 200RMB (khoảng 700 nghìn đồng), du khách chỉ có vỏn vẹn 50 phút “cưỡi ngựa xem hoa” cả hai cung thất lộng lẫy này, vào khung giờ đã được in thẳng lên từng tấm vé. Với số lượng khách được giới hạn (nghe nói thời điểm hiện tại là ba nghìn người mỗi ngày), “viện bảo tàng văn hoá” này chỉ cho phép khách du lịch chiêm ngưỡng một phần kho tàng vô giá, theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen, mà Potala đang cất giấu. Nhiều căn phòng đóng cửa, nhiều không gian thờ tự chỉ nhìn thấy lờ mờ qua tấm kính. Du khách cũng không còn được đặt chân lên phần mái cung điện lộng lẫy tháp vàng để bảo vệ nghiêm ngặt cấu trúc công trình, trước hàng người kéo dài vài trăm mét kiên nhẫn chờ đợi tham quan trước cửa cung mỗi sáng. Lối vào nơi thờ tự vị Đạt Lai Lạt Ma thứ chín. Bạch Cung với những bức tường phủ lớp đất sét trắng nằm ở phía đông của cung điện. Ngoài điện thờ Phật, thư viện lưu trữ kinh sách và cả phòng in kinh Phật, toà nhà lớn nhất Bạch Cung có tên gọi Cuokin là nơi các vị Phật sống ngày xưa cử hành trọng thể những nghi thức tôn giáo, được trần thiết lộng lẫy và vô cùng trang nghiêm. Hoa văn trên Mạn đà la. Hồng Cung nằm ở phía Tây, rực màu đất sét đỏ. Gây ấn tượng đặc biệt là các tháp thờ (stupa) cùng tám mộ tháp (stupa tomb) chứa đựng linh cốt của các vị Đạt Lai Lạt Ma đã viên tịch. Những ngôi mộ tháp này đều là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ, với kích thước to lớn, được dát vàng lộng lẫy, được khảm rất nhiều loại đá quý, được chạm trổ điêu khắc những hoạ tiết tinh xảo. Thí dụ như mộ tháp của vị Phật sống thứ năm - Lobsang Gyatos rộng 7,65 mét và cao tới 12,6 mét. Chỉ riêng khối lượng vàng ròng làm nên sắc vàng vương giả cho ngôi mộ này đã lên tới 119. 082 lạng. Còn giá trị số đá quý cẩn khảm trên đó thì không ai có thể ước chừng, vì quá lớn. Để tưởng nhớ tới tám vị Phật sống này, tám tháp vàng được đặt trên nóc Hồng Cung, có tháp phải dùng tới chín vạn lượng vàng để đúc thành. Hoa văn trên tháp thờ. Cung điện Potala cũng là nơi lưu giữ cuốn kinh Phật cổ được viết tay, chữ bằng vàng. Nơi có tượng của Tứ Đại Thiên Vương vốn được coi là Tứ tướng hộ pháp của Mật Tông đại thừa đẹp nhất Tây Tạng. Nơi sở hữu hơn 600 bức tranh tường kích cỡ khổng lồ, những tranh cuộn (thangka) tuyệt đẹp ghi lại cuộc sống, cảnh sinh hoạt của cư dân Lhasa cùng sự tích, câu chuyện liên quan tới Phật giáo Mật Tông Tạng truyền… với màu sắc vẫn vẹn nguyên độ rực rỡ, đường nét vẫn vẹn nguyện độ sắc sảo. Cũng không thể không kể tới những mạn đà la 3D vàng son rực rỡ, những đồ thờ tự quý giá, những vật dụng bằng vàng ngọc, sứ sành…đều có tuổi đời dăm thế kỷ. Thangka. Tiếc là thời gian tham quan khá eo hẹp. Tiếc là lộ trình tham quan khá ngắn ngủi (xuất phát từ cửa Đông, leo cầu thang tới Bạch Cung rồi theo đường liên thông sang phần mái của Hồng Cung. Thăm thú Hồng Cung từ tầng cao nhất đi xuống rồi ra khỏi ở cửa sau, theo con đường kora phía Tây để rời Potala). Và tiếc nữa là du khách tuyệt đối không được chụp ảnh phía trong cung điện, nên chẳng thể lưu lại hình ảnh kho báu nghệ thuật trong lòng kỳ quan kiến trúc này. Vì thế, phần lớn hình ảnh minh hoạ trong bài được tác giả chụp lại từ cuốn sách The Potala của Hualing Press, mua tại Hồng Cung, với giá không hề rẻ, 220RMB. Nhưng theo cảm nhận của riêng tôi, bỏ gần 800 nghìn đồng để ngắm nghía kho tàng độc nhất vô nhị ấy cũng “đáng đồng tiền bát gạo”! Thangka. Tượng Phật. HỒ CÚC PHƯƠNG Trở về đầu trang Tây Tạng “Đường mây qua xứ tuyết” PotalaTrái tim Lhasa 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10