Tây Tạng – “Đường mây qua xứ tuyết” - Quyến rũ những sắc màu Tây Tạng Tây Tạng – “Đường mây qua xứ tuyết” - Quyến rũ những sắc màu Tây Tạng NDĐT - Lama Anagarika Govinda, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Đường mây qua xứ tuyết” từng viết: “Với điều kiện thời tiết và địa lý đều rất khó khăn, không phải ai cũng có thể đến với Tây Tạng. Nhưng không một ai từng đặt chân tới nơi đây mà không chịu ảnh hưởng sâu sắc của nó. Và cũng không ai còn có thể chui rúc vào đời sống chật hẹp, khi đã được chứng kiến và tận hưởng sự bao la hùng vĩ của cuộc sống bên rặng Tuyết Sơn”. Vì thế, xin được mượn tiêu đề của tác phẩm đã từng khơi nguồn cảm hứng cho bao du khách tìm đến đỉnh trời tuyết sơn vĩnh cửu làm cái tên chung cho loạt bài nhiều kỳ, nơi người viết có cơ hội sẻ chia cùng độc giả những điều nho nhỏ góp nhặt được trên suốt dọc hành trình khám phá Tibet – “Nóc nhà thế giới”. Vòng xoay kinh luân. Ảnh: BẠCH DƯƠNG. Thú thật là dù đã đặt chân tới rất nhiều miền đất khác nhau nhưng chỉ ở Tây Tạng, tôi mới được nhìn ngắm những sắc độ màu trong veo và tinh khiết, nguyên bản và gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ đến thế. Như thể, thiên nhiên và con người nơi đây đều là những hoạ sĩ đại tài, khi cùng nhau múa cọ, phết màu và tạo nên những bức tranh đẹp đến ngỡ ngàng, đẹp tới mức mọi ngôn từ đều trở nên bất lực. Cờ Lungta rực rỡ. Ảnh: BẠCH DƯƠNG. Cảnh vật thiên nhiên như rực rỡ, reo vui cùng sắc xanh ngắt của trời, sắc trắng xốp của mây, sắc vàng rực của nắng. Rồi sắc đỏ sậm huyền bí trên những tấm áo cà sa của các vị Lama, năm sắc màu Phật giáo trắng - đỏ - lục - vàng - lam trên những dây cờ Lungta phần phật uốn lượn theo chiều gió. Rồi đỏ son và cam đậm, đen thẫm và trắng tinh khôi, vàng vương giả và nâu khiêm nhường, tất cả được phối kết đầy ngẫu hứng, theo một tiết điệu nhịp nhàng nhưng vẫn đầy biến ảo trên những cung điện đền đài, những công trình tín ngưỡng và trong cả những ngôi nhà nhỏ yên bình nằm nép mình giữa con phố nhỏ. Ngắm thủ phủ Lhasa của khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc) bừng lên rực rỡ vào thời điểm cuối xuân đầu hè, tôi cứ nghĩ lẩn thẩn, bảng màu đa sắc nơi đây đủ sức làm xiêu lòng mọi nghệ sĩ tạo hình, dù khó tính nhất. Người hành hương và du khách ở Tây Tạng. Ảnh: BẠCH DƯƠNG Tây Tạng nằm trọn trên cao nguyên Thanh – Tạng, phía đông bắc của rặng núi hùng vĩ Himalaya. Là một trong năm khu tự trị lớn của Trung Quốc (bên cạnh các khu tự trị Nội Mông – Ninh Hạ - Tân Cương và Quảng Tây), Tây Tạng (tên tiếng Anh là Tibet) trải rộng trên một diện tích mênh mông 1,23 triệu cây số vuông và có độ cao trung bình lên tới bốn nghìn mét, so với mực nước biển. Vì độ cao đặc biệt ấy, với số đông những cư dân sinh ra và lớn lên ở đồng bằng, đến với Tây Tạng là phải đối mặt với hội chứng sốc cao nguyên, thường được gọi là AMS. Đến với Tây Tạng là đến với vùng đất có địa hình hiểm trở, có độ ẩm không khí quá thấp, có hàm lượng oxy chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu cơ thể, có bốn mùa luân chuyển trong chỉ một ngày và có chỉ số tia tử ngoại đủ sức đốt cháy mọi làn da, chỉ sau thời gian phơi nắng rất ngắn. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến mọi du khách đam mê khám phá đều phải cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định khởi hành, dù miền đất chư thiên – trung tâm của Phật giáo Mật tông Tạng truyền này ẩn chứa quá nhiều bí ẩn cần tìm hiểu và giải mã. Cung điện Potala. Ảnh:Internet Sự kỳ vĩ của thiên nhiên, bề dày của văn hoá, sự huyền bí của miền đất thiêng, dặm dài lịch sử với lớp lớp biến cố thăng trầm, Tây Tạng có tất cả những gì mà một du khách mong muốn được chiêm ngưỡng, được trầm trồ. Ở đây, họ được hoà mình vào những vòng kora (kinh hành, hay còn gọi là đi nhiễu Phật) bất tận quanh các địa điểm linh thiêng. Ở đây họ được chứng kiến cách thức hành lễ vất vả, khổ sở nhất trên đời nhưng cũng chứa đựng tấm lòng thành kính vô biên của các Phật tử mang tên “tam bộ nhất bái để ngũ thể nhập địa”. Ở đây, họ được biết tới hình thức thiên táng (hay còn gọi là điểu táng) mà qua đó, cái chết chuyên chở triết lý vô thường của sự sống nhưng vẫn đầy tính dẫn dụ. Cũng ở đây, họ được chiêm ngưỡng hai di sản văn hoá thế giới tuyệt đẹp – Cung điện Potala và Chùa Jokhang (Đại Chiêu Tự), được đến thăm học viện Phật giáo với khu vườn tranh biện nổi tiếng mang tên Sera (Tu viện Hoa Hồng), được ngắm nhìn ngọn núi linh thiêng Kailash và những hồ thiêng xanh màu ngọc bích mang tên Mặt trăng – Mặt trời – Thiện – Ác ... Toàn cảnh Đại Chiêu tự. Ảnh: Internet Và cũng chỉ ở đây, họ mới được nghe kể những câu chuyện “độc nhất vô nhị” mang tên “kiếm tìm hoá thân của những vị Phật sống (Đạt Lai Lạt Ma)”, nghệ thuật vẽ tranh Thangka độc đáo hay nguồn gốc của những gò đá Manidoi và những lá cờ Lungta - “hơi thở của Himalaya”… Cũng chỉ ở đây, họ mới nghe tới Trà Mã cổ đạo đã dần trôi vào quên lãng, được tái hiện câu chuyện tình đẹp như mơ giữa Tạng Vương Tùng Tán Cán Bố và công chúa Văn Thành nhà Đường. Và những độc giả từng say mê bộ tiểu thuyết Mật mã Tây Tạng của tác giả Hà Mã, từng nín thở dõi theo hành trình tìm lại “thần khuyển” Tử Kỳ Lân như tôi sẽ hạnh phúc vô cùng, khi được chiêm ngưỡng những chú ngao Tạng phô vẻ đẹp kiêu hùng, ngạo nghễ giữa cao nguyên rợn ngợp một màu tuyết trắng… Người đi hành hương ở Tây Tạng. Ảnh: BẠCH DƯƠNG. Rời Tây Tạng sau những ngày ngắn ngủi khám phá, đọng lại trong tôi là dư vị béo ngậy của ly trà bơ, là mùi gây gây của thứ nến làm từ mỡ bò Yak được đốt quanh năm trong các công trình tôn giáo. Là chiếc khăn cát tường trắng muốt mỏng mảnh mà người Tạng dành tặng cho khách quý tới chơi nhà. Là vòng xoay kinh luân cứ quay tròn theo từng bước chân khách hành hương, bên trong chứa đựng hàng vạn câu bảo chú OM MANI PADME HUM. Và cả cái mùi dưỡng khí oxy ngồ ngộ, ngang ngang mà tôi luôn phải hối hả nạp vào, để có thể tồn tại nơi “nóc nhà thế giới”… Những nét phác thảo vội vã ấy sẽ được tôi chia sẻ trong những bài viết kế tiếp, để mang lại cho độc giả một hình dung tổng thể nào đó, về miền đất quyến rũ này. Để ai đó có thêm động lực thêm Tây Tạng vào danh sách phải đến, trong cuộc đời mình. Mong thế. Và cũng hy vọng thế! HỒ CÚC PHƯƠNG. Ảnh: BẠCH DƯƠNG. NDĐT - Lama Anagarika Govinda, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Đường mây qua xứ tuyết” từng viết: “Với điều kiện thời tiết và địa lý đều rất khó khăn, không phải ai cũng có thể đến với Tây Tạng. Nhưng không một ai từng đặt chân tới nơi đây mà không chịu ảnh hưởng sâu sắc của nó. Và cũng không ai còn có thể chui rúc vào đời sống chật hẹp, khi đã được chứng kiến và tận hưởng sự bao la hùng vĩ của cuộc sống bên rặng Tuyết Sơn”. Vì thế, xin được mượn tiêu đề của tác phẩm đã từng khơi nguồn cảm hứng cho bao du khách tìm đến đỉnh trời tuyết sơn vĩnh cửu làm cái tên chung cho loạt bài nhiều kỳ, nơi người viết có cơ hội sẻ chia cùng độc giả những điều nho nhỏ góp nhặt được trên suốt dọc hành trình khám phá Tibet – “Nóc nhà thế giới”. Vòng xoay kinh luân. Ảnh: BẠCH DƯƠNG.Thú thật là dù đã đặt chân tới rất nhiều miền đất khác nhau nhưng chỉ ở Tây Tạng, tôi mới được nhìn ngắm những sắc độ màu trong veo và tinh khiết, nguyên bản và gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ đến thế. Như thể, thiên nhiên và con người nơi đây đều là những hoạ sĩ đại tài, khi cùng nhau múa cọ, phết màu và tạo nên những bức tranh đẹp đến ngỡ ngàng, đẹp tới mức mọi ngôn từ đều trở nên bất lực. Cờ Lungta rực rỡ. Ảnh: BẠCH DƯƠNG. Cảnh vật thiên nhiên như rực rỡ, reo vui cùng sắc xanh ngắt của trời, sắc trắng xốp của mây, sắc vàng rực của nắng. Rồi sắc đỏ sậm huyền bí trên những tấm áo cà sa của các vị Lama, năm sắc màu Phật giáo trắng - đỏ - lục - vàng - lam trên những dây cờ Lungta phần phật uốn lượn theo chiều gió. Rồi đỏ son và cam đậm, đen thẫm và trắng tinh khôi, vàng vương giả và nâu khiêm nhường, tất cả được phối kết đầy ngẫu hứng, theo một tiết điệu nhịp nhàng nhưng vẫn đầy biến ảo trên những cung điện đền đài, những công trình tín ngưỡng và trong cả những ngôi nhà nhỏ yên bình nằm nép mình giữa con phố nhỏ. Ngắm thủ phủ Lhasa của khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc) bừng lên rực rỡ vào thời điểm cuối xuân đầu hè, tôi cứ nghĩ lẩn thẩn, bảng màu đa sắc nơi đây đủ sức làm xiêu lòng mọi nghệ sĩ tạo hình, dù khó tính nhất. Người hành hương và du khách ở Tây Tạng. Ảnh: BẠCH DƯƠNGTây Tạng nằm trọn trên cao nguyên Thanh – Tạng, phía đông bắc của rặng núi hùng vĩ Himalaya. Là một trong năm khu tự trị lớn của Trung Quốc (bên cạnh các khu tự trị Nội Mông – Ninh Hạ - Tân Cương và Quảng Tây), Tây Tạng (tên tiếng Anh là Tibet) trải rộng trên một diện tích mênh mông 1,23 triệu cây số vuông và có độ cao trung bình lên tới bốn nghìn mét, so với mực nước biển. Vì độ cao đặc biệt ấy, với số đông những cư dân sinh ra và lớn lên ở đồng bằng, đến với Tây Tạng là phải đối mặt với hội chứng sốc cao nguyên, thường được gọi là AMS. Đến với Tây Tạng là đến với vùng đất có địa hình hiểm trở, có độ ẩm không khí quá thấp, có hàm lượng oxy chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu cơ thể, có bốn mùa luân chuyển trong chỉ một ngày và có chỉ số tia tử ngoại đủ sức đốt cháy mọi làn da, chỉ sau thời gian phơi nắng rất ngắn. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến mọi du khách đam mê khám phá đều phải cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định khởi hành, dù miền đất chư thiên – trung tâm của Phật giáo Mật tông Tạng truyền này ẩn chứa quá nhiều bí ẩn cần tìm hiểu và giải mã. Cung điện Potala. Ảnh:InternetSự kỳ vĩ của thiên nhiên, bề dày của văn hoá, sự huyền bí của miền đất thiêng, dặm dài lịch sử với lớp lớp biến cố thăng trầm, Tây Tạng có tất cả những gì mà một du khách mong muốn được chiêm ngưỡng, được trầm trồ. Ở đây, họ được hoà mình vào những vòng kora (kinh hành, hay còn gọi là đi nhiễu Phật) bất tận quanh các địa điểm linh thiêng. Ở đây họ được chứng kiến cách thức hành lễ vất vả, khổ sở nhất trên đời nhưng cũng chứa đựng tấm lòng thành kính vô biên của các Phật tử mang tên “tam bộ nhất bái để ngũ thể nhập địa”. Ở đây, họ được biết tới hình thức thiên táng (hay còn gọi là điểu táng) mà qua đó, cái chết chuyên chở triết lý vô thường của sự sống nhưng vẫn đầy tính dẫn dụ. Cũng ở đây, họ được chiêm ngưỡng hai di sản văn hoá thế giới tuyệt đẹp – Cung điện Potala và Chùa Jokhang (Đại Chiêu Tự), được đến thăm học viện Phật giáo với khu vườn tranh biện nổi tiếng mang tên Sera (Tu viện Hoa Hồng), được ngắm nhìn ngọn núi linh thiêng Kailash và những hồ thiêng xanh màu ngọc bích mang tên Mặt trăng – Mặt trời – Thiện – Ác ... Toàn cảnh Đại Chiêu tự. Ảnh: InternetVà cũng chỉ ở đây, họ mới được nghe kể những câu chuyện “độc nhất vô nhị” mang tên “kiếm tìm hoá thân của những vị Phật sống (Đạt Lai Lạt Ma)”, nghệ thuật vẽ tranh Thangka độc đáo hay nguồn gốc của những gò đá Manidoi và những lá cờ Lungta - “hơi thở của Himalaya”… Cũng chỉ ở đây, họ mới nghe tới Trà Mã cổ đạo đã dần trôi vào quên lãng, được tái hiện câu chuyện tình đẹp như mơ giữa Tạng Vương Tùng Tán Cán Bố và công chúa Văn Thành nhà Đường. Và những độc giả từng say mê bộ tiểu thuyết Mật mã Tây Tạng của tác giả Hà Mã, từng nín thở dõi theo hành trình tìm lại “thần khuyển” Tử Kỳ Lân như tôi sẽ hạnh phúc vô cùng, khi được chiêm ngưỡng những chú ngao Tạng phô vẻ đẹp kiêu hùng, ngạo nghễ giữa cao nguyên rợn ngợp một màu tuyết trắng… Người đi hành hương ở Tây Tạng. Ảnh: BẠCH DƯƠNG.Rời Tây Tạng sau những ngày ngắn ngủi khám phá, đọng lại trong tôi là dư vị béo ngậy của ly trà bơ, là mùi gây gây của thứ nến làm từ mỡ bò Yak được đốt quanh năm trong các công trình tôn giáo. Là chiếc khăn cát tường trắng muốt mỏng mảnh mà người Tạng dành tặng cho khách quý tới chơi nhà. Là vòng xoay kinh luân cứ quay tròn theo từng bước chân khách hành hương, bên trong chứa đựng hàng vạn câu bảo chú OM MANI PADME HUM. Và cả cái mùi dưỡng khí oxy ngồ ngộ, ngang ngang mà tôi luôn phải hối hả nạp vào, để có thể tồn tại nơi “nóc nhà thế giới”… Những nét phác thảo vội vã ấy sẽ được tôi chia sẻ trong những bài viết kế tiếp, để mang lại cho độc giả một hình dung tổng thể nào đó, về miền đất quyến rũ này. Để ai đó có thêm động lực thêm Tây Tạng vào danh sách phải đến, trong cuộc đời mình. Mong thế. Và cũng hy vọng thế! HỒ CÚC PHƯƠNG. Ảnh: BẠCH DƯƠNG. Trở về đầu trang Tây Tạng đường mây sắc mầu khuyến rũ 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10