Du lịch trực tuyến và thương mại điện tử thúc đẩy phát triển Kinh tế số Việt Nam Du lịch trực tuyến và thương mại điện tử thúc đẩy phát triển Kinh tế số Việt Nam Theo đánh giá của Google, Temasek và Bain & Company tại Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á, thương mại điện tử, du lịch trực tuyến là động lực chính trong mức tăng trưởng hai con số vững chắc của nền kinh tế số Việt Nam. Báo cáo e-Conomy SEA 2024 lần thứ 9 vừa được Google, Temasek và Bain & Company công bố với chủ đề: “Lợi nhuận trên đà tăng trưởng, khai thác lợi thế của khu vực Đông Nam Á”, cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia Đông Nam Á (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam), trên 6 lĩnh vực: Thương mại điện tử, dịch vụ giao đồ ăn, vận tải, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và dịch vụ tài chính. Theo đó, nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á đang phát triển mạnh mẽ, với tổng giá trị hàng hóa (GMV), doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng trong 2 năm qua. Năm 2024, nền kinh tế số khu vực dự kiến đạt 263 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa, thu về 11 tỷ USD lợi nhuận, tăng trưởng lần lượt 15% và 24% so với năm 2023. Trong đó, thương mại điện tử hiện chiếm phần lớn doanh thu, có thể đạt 35 tỷ USD vào năm 2024, tăng từ 31 tỷ USD vào năm 2023. Tốc độ tăng trưởng này đã chậm lại so với mức tăng 39% từ 23 tỷ USD năm 2022 lên 31 tỷ USD năm 2023. Thương mại qua video đã giúp thúc đẩy tăng trưởng trong phân khúc thương mại điện tử, chiếm 20% tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến đạt 159 tỷ USD trong năm 2024. Tỷ lệ này tăng lên từ dưới 5% GMV trong năm 2022. Riêng nền kinh tế số Việt Nam, tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng trưởng hàng năm ở mức 16%, chạm mốc 36 tỷ USD vào năm 2024. Hai lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch trực tuyến là động lực chính. Cụ thể, thương mại điện tử đã tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm 2023, tổng giá trị hàng hóa 22 tỷ USD. Bên cạnh thương mại điện tử, du lịch trực tuyến của Việt Nam chứng kiến tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 5 tỷ USD năm 2024, đóng góp đáng kể vào GMV. Ở lĩnh vực truyền thông trực tuyến tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2024, GMV ngành truyền thông trực tuyến tại Việt Nam trên đà chạm mốc 6 tỷ USD, với tỷ lệ tăng trưởng kép tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái và dự đoán đạt mức 11 tỷ USD vào năm 2030. Dịch vụ thị trường gọi xe trực tuyến đạt tổng giá trị hàng hóa (của hai lĩnh vực vận tải và thực phẩm) dự kiến 4 tỷ USD, tăng trưởng 12% trong năm nay… Điểm nhấn chính của Việt Nam trong thúc đẩy kinh tế số trong năm nay là các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn mạnh mẽ bất chấp tình trạng lạm phát và sự mất giá của đồng tiền Tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục ổn định, nhờ vào lĩnh vực sản xuất và chế biến. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cao tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp, bằng chứng là mức lương công chức gần đây đã tăng. Trong khi sự mất giá của đồng tiền giúp hàng xuất khẩu của Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, việc giám sát và quản lý tiền tệ thận trọng sẽ rất cần thiết để đảm bảo nền kinh tế tiếp tục phát triển. Các lãnh đạo của Việt Nam đã công bố lộ trình kỹ thuật số đầy tham vọng trong năm, trong đó nhấn mạnh vào AI và công nghệ bán dẫn cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện các dịch vụ công. Cách tiếp cận chủ động này của chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ số bất chấp những hạn chế trước đây trong đầu tư cơ sở hạ tầng. Báo cáo cũng công bố mối quan tâm và nhu cầu về AI dẫn đầu ở các khu vực đô thị tại Việt Nam, điển hình là TP.HCM và Đà Nẵng. TP.HCM và Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về mức độ quan tâm và nhu cầu về AI, các ngành giáo dục, tiếp thị và chăm sóc sức khỏe là ba ngành tạo ra nhiều lượng tìm kiếm nhất về AI tại Việt Nam. Việt Nam cũng đang nhanh chóng tiến tới các hình thức không dùng tiền mặt, được thúc đẩy bởi các sáng kiến cộng đồng và giải pháp tài chính sáng tạo. Sự phát triển của ví điện tử cùng với việc áp dụng rộng rãi thanh toán bằng mã QR đã làm giảm đáng kể các giao dịch tiền mặt. Các sáng kiến của chính phủ đã tiêu chuẩn hóa hệ thống thanh toán và nâng cao khả năng tương tác, khuyến khích hơn nữa việc chuyển đổi khỏi tiền mặt. Ngoài ra, dịch vụ gọi xe trở nên sôi động hơn khi các doanh nghiệp bền vững nội địa bắt đầu gây được sức hút. Lĩnh vực gọi xe của Việt Nam đang trải qua thời kỳ cạnh tranh gay gắt, được thúc đẩy bởi sự xuất hiện của các hãng xe nội địa và xe điện (EV). Bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng này đã dẫn đến sự rút lui của một số công ty trong khu vực. Khi lĩnh vực này tiếp tục phát triển, sự cạnh tranh dự kiến sẽ ngày càng gay gắt hơn, định hình lại ngành và có khả năng đẩy nhanh sự lấn sân của xe điện. Trung Anh Nguồn: Tạp chí Thương Trường Theo đánh giá của Google, Temasek và Bain & Company tại Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á, thương mại điện tử, du lịch trực tuyến là động lực chính trong mức tăng trưởng hai con số vững chắc của nền kinh tế số Việt Nam. Báo cáo e-Conomy SEA 2024 lần thứ 9 vừa được Google, Temasek và Bain & Company công bố với chủ đề: “Lợi nhuận trên đà tăng trưởng, khai thác lợi thế của khu vực Đông Nam Á”, cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia Đông Nam Á (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam), trên 6 lĩnh vực: Thương mại điện tử, dịch vụ giao đồ ăn, vận tải, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và dịch vụ tài chính. Theo đó, nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á đang phát triển mạnh mẽ, với tổng giá trị hàng hóa (GMV), doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng trong 2 năm qua. Năm 2024, nền kinh tế số khu vực dự kiến đạt 263 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa, thu về 11 tỷ USD lợi nhuận, tăng trưởng lần lượt 15% và 24% so với năm 2023. Trong đó, thương mại điện tử hiện chiếm phần lớn doanh thu, có thể đạt 35 tỷ USD vào năm 2024, tăng từ 31 tỷ USD vào năm 2023. Tốc độ tăng trưởng này đã chậm lại so với mức tăng 39% từ 23 tỷ USD năm 2022 lên 31 tỷ USD năm 2023. Thương mại qua video đã giúp thúc đẩy tăng trưởng trong phân khúc thương mại điện tử, chiếm 20% tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến đạt 159 tỷ USD trong năm 2024. Tỷ lệ này tăng lên từ dưới 5% GMV trong năm 2022. Riêng nền kinh tế số Việt Nam, tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng trưởng hàng năm ở mức 16%, chạm mốc 36 tỷ USD vào năm 2024. Hai lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch trực tuyến là động lực chính. Cụ thể, thương mại điện tử đã tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm 2023, tổng giá trị hàng hóa 22 tỷ USD. Bên cạnh thương mại điện tử, du lịch trực tuyến của Việt Nam chứng kiến tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 5 tỷ USD năm 2024, đóng góp đáng kể vào GMV. Ở lĩnh vực truyền thông trực tuyến tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2024, GMV ngành truyền thông trực tuyến tại Việt Nam trên đà chạm mốc 6 tỷ USD, với tỷ lệ tăng trưởng kép tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái và dự đoán đạt mức 11 tỷ USD vào năm 2030. Dịch vụ thị trường gọi xe trực tuyến đạt tổng giá trị hàng hóa (của hai lĩnh vực vận tải và thực phẩm) dự kiến 4 tỷ USD, tăng trưởng 12% trong năm nay… Điểm nhấn chính của Việt Nam trong thúc đẩy kinh tế số trong năm nay là các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn mạnh mẽ bất chấp tình trạng lạm phát và sự mất giá của đồng tiền Tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục ổn định, nhờ vào lĩnh vực sản xuất và chế biến. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cao tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp, bằng chứng là mức lương công chức gần đây đã tăng. Trong khi sự mất giá của đồng tiền giúp hàng xuất khẩu của Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, việc giám sát và quản lý tiền tệ thận trọng sẽ rất cần thiết để đảm bảo nền kinh tế tiếp tục phát triển. Các lãnh đạo của Việt Nam đã công bố lộ trình kỹ thuật số đầy tham vọng trong năm, trong đó nhấn mạnh vào AI và công nghệ bán dẫn cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện các dịch vụ công. Cách tiếp cận chủ động này của chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ số bất chấp những hạn chế trước đây trong đầu tư cơ sở hạ tầng. Báo cáo cũng công bố mối quan tâm và nhu cầu về AI dẫn đầu ở các khu vực đô thị tại Việt Nam, điển hình là TP.HCM và Đà Nẵng. TP.HCM và Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về mức độ quan tâm và nhu cầu về AI, các ngành giáo dục, tiếp thị và chăm sóc sức khỏe là ba ngành tạo ra nhiều lượng tìm kiếm nhất về AI tại Việt Nam. Việt Nam cũng đang nhanh chóng tiến tới các hình thức không dùng tiền mặt, được thúc đẩy bởi các sáng kiến cộng đồng và giải pháp tài chính sáng tạo. Sự phát triển của ví điện tử cùng với việc áp dụng rộng rãi thanh toán bằng mã QR đã làm giảm đáng kể các giao dịch tiền mặt. Các sáng kiến của chính phủ đã tiêu chuẩn hóa hệ thống thanh toán và nâng cao khả năng tương tác, khuyến khích hơn nữa việc chuyển đổi khỏi tiền mặt. Ngoài ra, dịch vụ gọi xe trở nên sôi động hơn khi các doanh nghiệp bền vững nội địa bắt đầu gây được sức hút. Lĩnh vực gọi xe của Việt Nam đang trải qua thời kỳ cạnh tranh gay gắt, được thúc đẩy bởi sự xuất hiện của các hãng xe nội địa và xe điện (EV). Bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng này đã dẫn đến sự rút lui của một số công ty trong khu vực. Khi lĩnh vực này tiếp tục phát triển, sự cạnh tranh dự kiến sẽ ngày càng gay gắt hơn, định hình lại ngành và có khả năng đẩy nhanh sự lấn sân của xe điện. Trung AnhNguồn: Tạp chí Thương Trường Trở về đầu trang kinh tế số thương mại điện tử du lịch trực tuyến tăng trưởng thúc đẩy phát triển kinh tế số Việt Nam 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10