Thăm ngôi biệt thự “bối cảnh” của phim Đông Dương Thăm ngôi biệt thự “bối cảnh” của phim Đông Dương NDĐT – The Blue Mansion, ngôi nhà nổi tiếng nhất vùng đảo Penang của Malaysia, không phải chỉ bởi vì những chủ nhân đặc biệt của nó, mà còn vì căn nhà này hội tụ đủ những tinh hoa của kiến trúc Trung Hoa cổ, từ thuật phong thủy cho đến những trang trí, chạm trổ vô cùng tinh xảo. Đây còn từng là bối cảnh của bộ phim Đông Dương, với tấm biển chữ “Thuận Lợi” bằng tiếng Việt vẫn còn được giữ trong phòng trưng bày. Tọa lạc trên con phố Leith, George Town, con phố nổi tiếng bởi những căn biệt thự kiến trúc đẹp của các nhà tư bản hồi đầu thế kỷ 20, The Blue Mansion, hay còn gọi là Ngôi nhà xanh nổi bật bởi vẻ đẹp riêng biệt của mình. Căn biệt thự nổi bật trên phố. Chủ của căn nhà là Cheong Fatt Tze (Trương Bật Sĩ), một nhà tài phiệt gốc Hoa lừng lẫy ở Malaysia hồi cuối thế kỷ 19. Căn nhà gồm 38 phòng, năm sân rộng lát đá granit, bảy cầu thang và tới 220 cửa sổ. Kiểu kiến trúc chủ yếu xuất phát từ kiến trúc Triều Châu, ngoài ra căn nhà còn là sự hòa trộn tổng hợp giữa kiểu trang trí nội thất Gothic của châu Âu với lối ghép mảnh sứ truyền thống của người Hoa. Được biết, khi định xây dinh thự này, Cheong Fatt Tze đã có ý tưởng sẽ làm một ngôi nhà đủ lớn và xa hoa cho chín thế hệ trong gia đình ông sinh sống. Vị trí lô đất xây dựng căn nhà được lựa chọn sau khi chủ nhân đã tham khảo ý kiến của nhiều bậc thầy phong thủy thời bấy giờ. Và mặc dù vào thời kỳ đó, hầu hết anh em bạn bè, họ hàng của nhà tài phiệt đều lựa chọn những kiểu xây dựng của Anh, Ấn Độ (hai nước có kiến trúc ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tại Penang vào thời kỳ này), thì Cheong Fatt Tze lại quyết tâm làm một căn nhà với lối kiến trúc “thuần Hoa”. Thợ xây nhà, các nghệ nhân trang trí nội thất đều được đưa từ Trung Quốc sang trong quá trình xây dựng. Còn nguyên vật liệu hầu hết được nhập khẩu, xa nhất là từ Scotland. Căn nhà sân vườn hai tầng vừa là nơi ở và văn phòng của gia đình Cheong Fatt Tze. Dưới tầng 1 có phòng khách lớn, nơi nhà tài phiệt tiếp khách, bạn làm ăn, đối tác, ngoài ra còn có phòng thờ, phòng ăn. Các phòng dành cho những thành viên chủ chốt trong gia đình ở trên tầng 2. Với những thành viên “râu ria” hay những người vợ thứ ít được chủ nhân quan tâm hơn thì có các phòng ở phía ngoài. Mặc dù có dinh thự tại nhiều nơi như Singapore, Hồng Công, Indonesia, Trung Quốc, nhưng Cheong Fatt Tze vẫn yêu thích nhất ngôi nhà này. Và tương truyền, cô vợ thứ bảy, người mà ông yêu quý nhất, đã sống cùng ông trong căn nhà này. Nghệ thuật phong thủy của kiến trúc của người Hoa đã được áp dụng triệt để trong căn nhà, từ xây dựng bình phong để tránh những khả năng mở đường chữ T đâm vào nhà, hệ thống nước chảy trong khuôn viên sân vườn, thoát nước bên dưới các lớp mái, rồi các lớp mái ngói đặt dốc để tạo thế cưỡi trên lưng rồng, nhằm đem lại sự thịnh vượng cho gia tộc. Cheong Fatt Tze đã xây dựng căn nhà một cách vô cùng tỉ mỉ. Từ kích thước hành lang, bậc thang, những ô cửa, các phòng…, tất cả đều được tính toán chặt chẽ và theo một tỷ lệ hợp lý nhất. Ở giữa xứ nắng gió như đảo Penang, nhưng khi bước vào trong nhà là bầu không khí mát rượi và thoáng đãng, đến mức có những lúc không cần quạt vào mùa hè. Ở phần tường áp mái của tầng hai, điển tích, điển cố trong văn học Trung Hoa cổ được vẽ bằng tranh sứ và ốp chạy viền theo phần trên của bức tường. Đây cũng là nét độc đáo mà không phải căn nhà nào cũng có được. Những cánh cửa gỗ có kiểu dáng đặc biệt. Điểm đặc biệt của ngôi nhà là toàn bộ tường bên ngoài được sơn màu xanh biển, khiến cho tòa dinh thự trở nên nổi bật giữa một con phố toàn các biệt thự màu trắng theo kiểu châu Âu. Được biết, màu xanh đặc biệt này là kết quả của việc pha trộn giữa vôi và màu nhuộm từ cây lanh. Vôi có hiệu quả rất cao trong thời tiết nhiệt đới nóng ẩm, có thể hấp thụ độ ẩm, làm mát ngôi nhà mà không ảnh hưởng đến cấu trúc xây dựng toàn vẹn của bức tường. Và mặc dù màu trắng có sẵn và rất dễ sử dụng, nhưng trong quan niệm của người Hoa, màu trắng mang ý nghĩa của cái chết, cho nên màu xanh được chọn lựa. Những chiếc xe tay vẫn còn được giữ nguyên. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, khu nhà phụ dành cho nhân viên đã bị đánh bom. Căn nhà đã được nhiều giải thưởng kiến trúc quốc tế và giải thưởng bảo tồn của UNESCO trong năm 2000. Năm 1989, một nhóm người yêu di sản văn hóa tại Penang đã mua lại căn biệt thự từ con cháu nhà tài phiệt, trong chương trình cứu những căn biệt thự đứng trước nguy cơ bị phá hủy để xây khách sạn. Căn biệt thự được biến thành một điểm du lịch và nơi lưu trú dành cho du khách khi đến Penang. Với vẻ đẹp độc đáo, ngôi nhà cũng từng trở thành phim trường cho rất nhiều bộ phim nổi tiếng. Năm 1993, bộ phim Pháp Đông Dương với sự tham gia của ngôi sao Catherine Deneuve đã được quay ở đây và giành giải Oscar. Hiện nay, tại một phòng trưng bày ở tầng 1, vẫn còn tấm biển nhỏ ghi dòng chữ tiếng Việt “Thuận lợi”, từng được sử dụng trong phim. Ngoài ra, các phim The Red Kebaya, Road to Dawn, 3rd Generation đều từng lựa chọn căn biệt thự này làm bối cảnh. Ngôi nhà di sản độc đáo này hiện nay đang được thành phố Penang gìn giữ và bảo tồn rất tốt. Ngoài 16 phòng được sửa sang làm nơi lưu trú, toàn bộ khu nhà chính đều được giữ gìn cẩn mật. Khách tham quan được yêu cầu đi thành từng đợt dưới sự hướng dẫn của hướng dẫn viên. Giày dép của khách cũng được bỏ ở ngoài, để bảo đảm vệ sinh cho nội thất, đồ đạc và tránh nguy cơ bị phá hỏng. Không ai được phép chụp ảnh bên trong căn nhà. Ngày nay, căn biệt thự độc đáo này đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới, và là điểm đến không thể thiếu trong lịch trình của khách du lịch tới Penang. TUYẾT LOAN NDĐT – The Blue Mansion, ngôi nhà nổi tiếng nhất vùng đảo Penang của Malaysia, không phải chỉ bởi vì những chủ nhân đặc biệt của nó, mà còn vì căn nhà này hội tụ đủ những tinh hoa của kiến trúc Trung Hoa cổ, từ thuật phong thủy cho đến những trang trí, chạm trổ vô cùng tinh xảo. Đây còn từng là bối cảnh của bộ phim Đông Dương, với tấm biển chữ “Thuận Lợi” bằng tiếng Việt vẫn còn được giữ trong phòng trưng bày. Tọa lạc trên con phố Leith, George Town, con phố nổi tiếng bởi những căn biệt thự kiến trúc đẹp của các nhà tư bản hồi đầu thế kỷ 20, The Blue Mansion, hay còn gọi là Ngôi nhà xanh nổi bật bởi vẻ đẹp riêng biệt của mình. Căn biệt thự nổi bật trên phố. Chủ của căn nhà là Cheong Fatt Tze (Trương Bật Sĩ), một nhà tài phiệt gốc Hoa lừng lẫy ở Malaysia hồi cuối thế kỷ 19. Căn nhà gồm 38 phòng, năm sân rộng lát đá granit, bảy cầu thang và tới 220 cửa sổ. Kiểu kiến trúc chủ yếu xuất phát từ kiến trúc Triều Châu, ngoài ra căn nhà còn là sự hòa trộn tổng hợp giữa kiểu trang trí nội thất Gothic của châu Âu với lối ghép mảnh sứ truyền thống của người Hoa. Được biết, khi định xây dinh thự này, Cheong Fatt Tze đã có ý tưởng sẽ làm một ngôi nhà đủ lớn và xa hoa cho chín thế hệ trong gia đình ông sinh sống. Vị trí lô đất xây dựng căn nhà được lựa chọn sau khi chủ nhân đã tham khảo ý kiến của nhiều bậc thầy phong thủy thời bấy giờ. Và mặc dù vào thời kỳ đó, hầu hết anh em bạn bè, họ hàng của nhà tài phiệt đều lựa chọn những kiểu xây dựng của Anh, Ấn Độ (hai nước có kiến trúc ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tại Penang vào thời kỳ này), thì Cheong Fatt Tze lại quyết tâm làm một căn nhà với lối kiến trúc “thuần Hoa”. Thợ xây nhà, các nghệ nhân trang trí nội thất đều được đưa từ Trung Quốc sang trong quá trình xây dựng. Còn nguyên vật liệu hầu hết được nhập khẩu, xa nhất là từ Scotland. Căn nhà sân vườn hai tầng vừa là nơi ở và văn phòng của gia đình Cheong Fatt Tze. Dưới tầng 1 có phòng khách lớn, nơi nhà tài phiệt tiếp khách, bạn làm ăn, đối tác, ngoài ra còn có phòng thờ, phòng ăn. Các phòng dành cho những thành viên chủ chốt trong gia đình ở trên tầng 2. Với những thành viên “râu ria” hay những người vợ thứ ít được chủ nhân quan tâm hơn thì có các phòng ở phía ngoài. Mặc dù có dinh thự tại nhiều nơi như Singapore, Hồng Công, Indonesia, Trung Quốc, nhưng Cheong Fatt Tze vẫn yêu thích nhất ngôi nhà này. Và tương truyền, cô vợ thứ bảy, người mà ông yêu quý nhất, đã sống cùng ông trong căn nhà này. Nghệ thuật phong thủy của kiến trúc của người Hoa đã được áp dụng triệt để trong căn nhà, từ xây dựng bình phong để tránh những khả năng mở đường chữ T đâm vào nhà, hệ thống nước chảy trong khuôn viên sân vườn, thoát nước bên dưới các lớp mái, rồi các lớp mái ngói đặt dốc để tạo thế cưỡi trên lưng rồng, nhằm đem lại sự thịnh vượng cho gia tộc. Cheong Fatt Tze đã xây dựng căn nhà một cách vô cùng tỉ mỉ. Từ kích thước hành lang, bậc thang, những ô cửa, các phòng…, tất cả đều được tính toán chặt chẽ và theo một tỷ lệ hợp lý nhất. Ở giữa xứ nắng gió như đảo Penang, nhưng khi bước vào trong nhà là bầu không khí mát rượi và thoáng đãng, đến mức có những lúc không cần quạt vào mùa hè. Ở phần tường áp mái của tầng hai, điển tích, điển cố trong văn học Trung Hoa cổ được vẽ bằng tranh sứ và ốp chạy viền theo phần trên của bức tường. Đây cũng là nét độc đáo mà không phải căn nhà nào cũng có được. Những cánh cửa gỗ có kiểu dáng đặc biệt. Điểm đặc biệt của ngôi nhà là toàn bộ tường bên ngoài được sơn màu xanh biển, khiến cho tòa dinh thự trở nên nổi bật giữa một con phố toàn các biệt thự màu trắng theo kiểu châu Âu. Được biết, màu xanh đặc biệt này là kết quả của việc pha trộn giữa vôi và màu nhuộm từ cây lanh. Vôi có hiệu quả rất cao trong thời tiết nhiệt đới nóng ẩm, có thể hấp thụ độ ẩm, làm mát ngôi nhà mà không ảnh hưởng đến cấu trúc xây dựng toàn vẹn của bức tường. Và mặc dù màu trắng có sẵn và rất dễ sử dụng, nhưng trong quan niệm của người Hoa, màu trắng mang ý nghĩa của cái chết, cho nên màu xanh được chọn lựa. Những chiếc xe tay vẫn còn được giữ nguyên. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, khu nhà phụ dành cho nhân viên đã bị đánh bom. Căn nhà đã được nhiều giải thưởng kiến trúc quốc tế và giải thưởng bảo tồn của UNESCO trong năm 2000. Năm 1989, một nhóm người yêu di sản văn hóa tại Penang đã mua lại căn biệt thự từ con cháu nhà tài phiệt, trong chương trình cứu những căn biệt thự đứng trước nguy cơ bị phá hủy để xây khách sạn. Căn biệt thự được biến thành một điểm du lịch và nơi lưu trú dành cho du khách khi đến Penang. Với vẻ đẹp độc đáo, ngôi nhà cũng từng trở thành phim trường cho rất nhiều bộ phim nổi tiếng. Năm 1993, bộ phim Pháp Đông Dương với sự tham gia của ngôi sao Catherine Deneuve đã được quay ở đây và giành giải Oscar. Hiện nay, tại một phòng trưng bày ở tầng 1, vẫn còn tấm biển nhỏ ghi dòng chữ tiếng Việt “Thuận lợi”, từng được sử dụng trong phim. Ngoài ra, các phim The Red Kebaya, Road to Dawn, 3rd Generation đều từng lựa chọn căn biệt thự này làm bối cảnh. Ngôi nhà di sản độc đáo này hiện nay đang được thành phố Penang gìn giữ và bảo tồn rất tốt. Ngoài 16 phòng được sửa sang làm nơi lưu trú, toàn bộ khu nhà chính đều được giữ gìn cẩn mật. Khách tham quan được yêu cầu đi thành từng đợt dưới sự hướng dẫn của hướng dẫn viên. Giày dép của khách cũng được bỏ ở ngoài, để bảo đảm vệ sinh cho nội thất, đồ đạc và tránh nguy cơ bị phá hỏng. Không ai được phép chụp ảnh bên trong căn nhà. Ngày nay, căn biệt thự độc đáo này đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới, và là điểm đến không thể thiếu trong lịch trình của khách du lịch tới Penang. TUYẾT LOAN Trở về đầu trang Malaisia Ngôi nhà cổ phim Đông Dương 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10