Đã từng là một thành phố hoàng tráng thời Trung cổ , là nơi định cư của 200.000 người, thành phố "ma" Ani hiện nay hoàn toàn bị lãng quên và hoang vắng điêu tàn trong nhiều thế kỷ
Một số người gọi Ani là "Thành phố của 1001 Thánh đường" và một số người khác biết Ani như là "thành phố của 40 Khải hoàn môn " thành phố siêu tráng lệ thời Trung cổ bây giờ đã hoàn toàn rơi vào quên lãng trên một cao nguyên cô đơn ở Armenia, cách Kars, Thổ Nhĩ Kỳ 45km. Được xây dựng hơn 1.600 năm trước đây, Ani nằm trên các tuyến đường thương mại khác nhau, có rất nhiều các công trình tôn giáo, điện thờ, cung điện, các công trình công sự bảo vệ, được thiết kế theo các cấu trúc kỹ thuật tốt nhất và sử dụng nghệ thuật tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ. Nguyên nhân sự đổ nát hoang tàn có rất nhiều: những kẻ phá hoại,những nhóm thổ phỉ cướp bóc, cuộc tấn công của người Thổ Nhĩ Kỳ, Tự nhiện, quá trình phục dựng nghèo nàn và các nhà khảo cổ có trình độ non kém.
Những bức tường phế tích của một tháp canh phòng thủ thành phố Ani.
Lăng tẩm của những hoàng tử trẻ tuổi
Nhà thờ Saint Gregory Tigran Honents, nhìn từ hướng Tây
Một bức bích họa từ thời Trung Cổ của nhà thờ Saint Gregory Tigran Honents, cố gắng chống chọi với thời gian
Từ thời xa xưa, thành phố đã nổi tiếng về sự lộng lẫy và
tráng lệ, Ani bị người Mông Cổ đánh chiếm và cướp phá trong năm 1236, bị hủy hoại
trong một trận động đất năm 1319, sau đó thành phố suy giảm đến chỉ còn là một
ngôi làng và dần dần bị rơi vào quên lãng khoảng thế kỷ XVII. Thế giới biết đến
thành phố Ani nổi tiếng và lãng mạn trong sự hồi sinh vào thế kỷ 19, thành phố
đã có một khoảnh khắc ngắn ngủi vang danh trên thế giới, nhưng sự nổi tiếng này
nhanh chóng tắt ngấm bởi Đại chiến Thế giới lần thứ I. Các sự kiện sau này của
nạn diệt chủng người Armenia đã biến khu vực trở thành một khu vực bị quân sự
hóa và thành một khu vực không người sinh sống.
Khu phế tích hoang vắng này đã từng là ngôi nhà của hơn 200 nghìn người
Thành phố Ani là trung tâm văn hóa, tôn giáo, biểu tượng di
sản quốc được thừa nhận rộng rãi của người Armenia. Theo Razmik Panossian, Ani
là một trong những biểu tượng dễ thấy nhất và 'hữu hình' nhất sự vĩ đại đã qua
của lịch sử người Armenia và là niềm tự hào dân tộc Armenia. Tất cả các công
trình vĩ đại tại Ani đều được xây dựng bằng đá bazan từ núi lửa địa phương, một
loại đá Tufa “ngưng thôi thạch”. Loại đá này có thể dễ dàng chạm khắc và có những
màu sắc sống động, từ màu vàng kem để hồng đỏ, đen nhánh.
Khu phế tích Nhà thờ lớn Ani và nhà thờ Đấng Cứu thế
Bên trong Nhà thờ chính tòa Ani. Công trình xây dựng được bắt
đầu vào năm 989, hoàn thành trong năm 1001 hoặc 1010.
Nhà thờ Đấng Cứu Thế (Surb Prkich)
Đền
thờ lửa Zoroastrian trong thành phố Ani
Các
bức tường thời Trung cổ của Ani
Ngọn tháp nhà thờ Hồi giáo Menüçehr, trông có vẻ nguyên vẹn
và mới mẻ hơn so với nhiều nhà thờ khác nhưng vẫn có gần một ngàn năm tuổi, sừng
sứng đứng đó như một minh chứng cho lịch sử lâu dài của thành phố và sự ảnh hưởng
của nền văn hóa đa dạng. Nhiều nhà thờ cổ của thành phố thực sự là những công
trình kiến trúc tuyệt vời, ngay cả trong tình trạng hủy hoại gần như hoàn toàn.
Những công trình kiến trúc đứng đó như một
minh chứng cho một nền văn hóa đa dạng và có ảnh hưởng lâu dài trong lịch sử. Mặc
dù trong quá khứ khu vực thành phố Ani là vùng đất của các cuộc chiến tranh, những
tàn tích của thành phố cũng tượng trưng cho nhiều thời đại lịch sử đã đi qua
thành phố này, thấy được sự giao hòa phi thường của nhiều tôn giáo, những nền
văn hóa, các trường phái nghệ thuật.
Di
tích của Nhà thờ Hồi giáo Manucehr, một nhà thờ Hồi giáo được xây dựng vào thế
kỷ thứ 11 trong những tàn tích của Ani
Những
mảnh ít ỏi còn lại của nhà thờ St Gregory thuộc thời kỳ vua Gagik, công trình
kiến trúc được xây dựng vào khoảng giữa năm 1001 và 1005
Một
hẻm núi dưới thành phố Ani, có vô số hang động đào vào vách đá, cùng các công
trình công sự trong chiến tranh
Phần còn lại của một cây cầu cổ qua sông Akhurian thuộc
thành phố Ani
Quỹ Di tích Thế giới (WMF) đặt Ani vào danh sách 100 di sản
thế giới nguy cấp cần được khôi phục vào năm 1996, 1998, và 2000. Tháng 5.2011,
WMF thông báo bắt đầu công việc bảo tồn các nhà thờ của Giáo Hội Chúa Cứu Thế, hợp
tác với Bộ Văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ.
Trịnh Thái Bằng