Thung lũng hoa hồng Bulgaria trải dài khoảng 87 dặm nằm giữa dãy núi Balkan, khoác lên mình tấm áo hồng trong mùa tháng năm và tháng sáu. Từng được biết đến với việc chế tạo súng lục, đạn dược và vũ khí tự động dưới thời Chủ nghĩa Cộng sản, giờ đây vùng đất này nổi tiếng là một trong những nguồn cung cấp tinh dầu hoa hồng lớn nhất thế giới, thứ nước quí được ví như “vàng lỏng”.
Phụ nữ mặc trang phục dân gian Bungari truyền thống chọn
hoa hồng ở những cánh đồng gần Buzovgrad trong lễ hội hàng
năm.
Sở dĩ, tinh dầu hoa hồng được gọi bằng cái
tên đặc biệt này vì lý do: phải mất hơn 1.4 tấn hoa
hồng để sản xuất ra 0.5 kg dầu hoa hồng, trị giá từ 3.468 đến 6.000 đôla. Ngày
nay hoa hồng được xem như biểu tượng niềm tự hào quốc gia của Bulgaria,
nhưng áp lực kinh tế và biến đổi khí hậu đã đe dọa
đến lĩnh vực kinh doanh này.
Du khách chọn hoa hồng trong khu vườn của gia đình
ở Osetenovo, Bulgaria. Việc hái hoa hồng thường bắt đầu lúc
mặt trời mọc và kết thúc trước buổi trưa.
Nông dân Penka Pencheva và Yonko Yonkov
chăm sóc vườn cây của mình trong một lễ hội hoa
hồng do thị trấn tổ chức.
Loại hoa hồng chứa dầu phổ biến nhất được tìm thấy trong thung lũng là
hoa Damask, hiện vẫn chưa rõ nguồn gốc của loài Damask nhưng nhiều
người cho rằng nó đến từ thủ đô Damascus của Syria, trong khi những
người khác thì nhận định quê hương của nó là
Ba Tư cổ đại (Iran ngày nay). Vào thế kỷ 17, một thương
gia Thổ Nhĩ Kỳ đã mang hoa đến Bulgaria.
Yonko Yonkov đeo một chiếc vòng hoa hồng ông
làm cho khách đến vườn hoa hồng của ông ở Osetenovo.
Nông dân Stefka Todorova mang hoa hồng đi cân.
Thị trấn Kazanlak là trung tâm
của thung lũng Rose, nơi tổ chức một lễ hội hoa hồng vào cuối tuần đầu
tiên của tháng Sáu. Du khách xem quy trình
chưng cất, múa dân gian và cách làm bánh,
xà phòng, đồ trang sức, rượu vang và rakia (một
loại rượu mạnh trong vùng) bằng hoa hồng. Thậm chí còn
có một cuộc diễu hành để tôn vinh Rose Queen (Nữ hoàng
hoa hồng).
“Nữ hoàng hoa hồng” Mihaela Hadzhieva
tại sân khấu trung tâm trên ngai vàng của cô
trong cuộc diễu hành.
Đàn ông và phụ nữ mặc trang phục truyền
thống bắt đầu nhảy horo - một điệu múa dân gian, kèm
theo một cây accordion và trống trong cánh đồng
hoa hồng của Buzovgrad.
Phụ nữ làm vòng hoa hồng trên cánh
đồng Buzovgrad.
Việc trồng hoa ngày càng khó khăn là nguyên
nhân cho ra đời lễ hội này. Đối với nhiều người trồng hoa
hồng, việc trồng 4 - 5 mẫu hoa hồng của họ ở Buzovgrad là một quá
trình lâu dài, phức tạp và tốn kém. Từ
dâm những nhành hồng vào đất vào mùa thu đến
những nỗ lực tiếp theo vào năm với việc bón phân liên
tục, công việc loại bỏ cành khô, loại bỏ côn trùng
và cỏ dại đều rất tốn kém. Cuối cùng, mùa hái
hoa hồng đến vào tháng năm và tháng sáu.
Nhiều người trồng hoa hồng từ khắp thung lũng này từng đổ hết hoa trên
đường cao tốc để phản đối giá mua thấp từ các nhà máy
chưng cất chế biến tinh dầu hoa hồng.
Nhiều người dân địa phương nói rằng
họ muốn chính phủ điều chỉnh toàn bộ chuỗi sản
xuất giữa người trồng hoa và nhà chế biến, thậm
chí đặt ra giá mua tối thiểu theo hợp đồng. Nhưng
kể từ khi Chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ năm 1989, nền kinh tế thị
trường của Bulgaria đã được chính phủ cai trị
chứ không còn tuân theo cung và cầu.
Tuy nhiên, không phải người trồng hoa hay nhà chưng
cất có thể kiểm soát thời tiết. Hoa hồng trên
đất cát dễ thấm nước và khí hậu nắng với mùa
đông ôn hòa và độ ẩm vừa đủ trong giai đoạn
ra hoa. Đây là những điều kiện chỉ tìm thấy
được ở Thung lũng Rose của Bulgaria.
Trong điều kiện khí hậu không thuận
lợi - như nhiệt độ quá cao hoặc lượng mưa ít, hoa có thể
nở sớm đồng loạt mà không theo từng đợt cho quá trình
thu hoạch 3 tuần như truyền thống.
Mùa hái hoa hồng năm nay ngắn
hơn một tuần, chất lượng cũng bị giảm bởi hoa nở nhanh mà lại thiếu nhân
công. Aleksandrova, một người trồng hoa, nói: "Chúng tôi
hoàn thành việc thu hoạch chậm hơn một giờ so với thời gian chuẩn,
khi dầu từ hoa đã bắt đầu bốc hơi".
Chiến dịch truyền thông quốc gia mang tên “OUR
HOME IS BULGARIA”
do kiến trúc sư Plamen Miryanov tổ chức nhằm mục đích
nâng cao tinh thần Bulgaria, quảng bá văn hóa dân
gian và vẻ đẹp của đất nước này . Video: arteks.net
Cả nông dân và người hái hoa hồng đều quan ngại về
tính bền vững của sản phẩm, nhưng thật khó để hình dung
khi Bulgaria không có những bông hoa hồng tượng trưng cho
bản sắc dân tộc của vùng đất này. Chỉ riêng ở
Kazanlak, hoa hồng là một thương hiệu không thể thay đổi: xuất
hiện trên quần áo và đồ trang sức của người qua đường, là
cảm hứng cho tên gọi của các bảo tàng và khách
sạn, xuất hiện như một hình xăm trên cánh tay của người
hái hoa hồng hoặc người trang trí bánh ngọt trong thị trấn.
Theo Nationalgeographic