Vientiane tưng bừng không khí lễ hội mãn chay Vientiane tưng bừng không khí lễ hội mãn chay Lễ hội mãn chay (Bun Óoc-phăn-sả) là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm, được tổ chức vào khoảng rằm tháng 11 hằng năm theo Phật lịch của Lào. Sau khoảng thời gian chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay người dân thủ đô Vientiane phấn khởi khi chính quyền tổ chức trở lại hoạt động lễ hội với quy mô lớn. Mỗi ngày có hàng nghìn người dân thủ đô Vientiane đổ về khu vực diễn ra lễ hội. (Ảnh: TRỊNH QUỐC DŨNG) Năm 2022, chính quyền thủ đô Vientiane (Lào) tổ chức Bun Óoc-phăn-sả từ ngày 8-11/10. Trong đó, ngày chính của lễ sẽ diễn ra vào ngày 10/10, tức ngày 15 (rằm) tháng 11 theo Phật lịch của Lào. Từ ngày 8/10, dọc theo khu vực nằm bên bờ sông Mekong ở thủ đô Vientiane, lễ hội mãn chay đã được tổ chức trở lại với hoạt động hội chợ thương mại quy mô lớn, với nhiều mặt hàng, món ăn đặc trưng của Lào cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, biểu diễn các tiết mục văn nghệ mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa Lào. Ông Phutphaphone Khotpannha, Phó Chủ tịch Quận Chanthabuly, thủ đô Vientiane cho biết, ngoài các hoạt động vui chơi giải trí, trong 10/10 (ngày chính của lễ hội) sẽ diễn ra nhiều hoạt động thể hiện phong tục tập quán của người dân Lào. Trong khu vực tổ chức lễ hội có nhiều hoạt động vui chơi giải trí. (Ảnh: TRỊNH QUỐC DŨNG) Buổi sáng sẽ diễn ra nghi lễ Tắc-bạt (cúng dường) cho các vị sư. Buổi chiều là lúc các vị sư và Phật tử tập trung tại chùa để tổng kết lại những điều đã làm trong 3 tháng mùa chay. Buổi tối sẽ diễn ra lễ rước nến đi vòng quanh chùa và thả hoa đăng, thả thuyền lửa xuống dòng sông Mekong. Đây là hình thức để người Lào, đặc biệt là những người trẻ tuổi gửi những điều ước về một cuộc sống tốt lành trong tương lai và cũng là nghi lễ cuối cùng của Bun Óoc-phăn-sả, đánh dấu thời điểm kết thúc 3 tháng nghiên cứu kinh Phật của các nhà sư ở trong chùa. Bên cạnh đó, tại khu vực Công viên Chau Anuvong, từ khoảng 20 giờ ngày 10/10 sẽ có các hoạt động đốt pháo hoa, đốt pháo thăng thiên... Đặc biệt, dịp lễ hội năm nay còn có hội chợ thương mại với quy mô lớn trưng bày và bán các sản phẩm đến từ mọi nơi trong đất nước Lào, trong đó, có nhiều sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu của các địa phương nhằm khuyến khích sản xuất trong nước. Ngoài ra, còn có các gian hàng ẩm thực bày bán các món ăn truyền thống của người Lào như: gà nướng, cá nướng, cơm nếp, nộm đu đủ... Hội chợ thu hút khoảng hơn 600 gian hàng lớn và hàng trăm gian hàng nhỏ tham gia. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm. (Ảnh: TRỊNH QUỐC DŨNG) Bày tỏ vui mừng khi năm nay chính quyền tổ chức trở lại lễ hội với quy mô lớn, em View, 20 tuổi, cho rằng đây là một trong những hoạt động thiết thực góp phần quảng bá văn hóa Lào và thu hút khách du lịch. Trong thời gian diễn ra Bun Óoc-Phăn-sả, ngay sau đêm mãn chay sẽ diễn ra Bun Xuồng-hưa, là lễ hội đua thuyền truyền thống, diễn ra trên một khúc sông Mekong chảy qua thủ đô Vientiane. Lễ hội đua thuyền truyền thống được xem như là mốc khởi đầu cho các hoạt động vui chơi giải trí, lập gia đình, làm nhà... sau 3 tháng mùa chay. Theo văn hóa truyền thống của Lào, từ 3 tháng trước khi diễn ra Bun Óoc-phăn-sả, vào ngày 15 (rằm) tháng 8 theo Phật lịch Lào, là thời điểm diễn ra Bun Khạu-phăn-sả, nghĩa là lễ bước vào mùa chay. Trong 3 tháng của mùa chay, các nhà sư không được ra khỏi chùa và phải chăm việc thiền định, nghiên cứu Phật pháp, các Phật tử chuyên tâm làm việc thiện, không làm nhà, không cưới hỏi... TRỊNH DŨNG - HẢI TIẾN Phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Lào Nguồn: Báo Nhân Dân Lễ hội mãn chay (Bun Óoc-phăn-sả) là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm, được tổ chức vào khoảng rằm tháng 11 hằng năm theo Phật lịch của Lào. Sau khoảng thời gian chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay người dân thủ đô Vientiane phấn khởi khi chính quyền tổ chức trở lại hoạt động lễ hội với quy mô lớn. Mỗi ngày có hàng nghìn người dân thủ đô Vientiane đổ về khu vực diễn ra lễ hội. (Ảnh: TRỊNH QUỐC DŨNG)Năm 2022, chính quyền thủ đô Vientiane (Lào) tổ chức Bun Óoc-phăn-sả từ ngày 8-11/10. Trong đó, ngày chính của lễ sẽ diễn ra vào ngày 10/10, tức ngày 15 (rằm) tháng 11 theo Phật lịch của Lào. Từ ngày 8/10, dọc theo khu vực nằm bên bờ sông Mekong ở thủ đô Vientiane, lễ hội mãn chay đã được tổ chức trở lại với hoạt động hội chợ thương mại quy mô lớn, với nhiều mặt hàng, món ăn đặc trưng của Lào cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, biểu diễn các tiết mục văn nghệ mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa Lào. Ông Phutphaphone Khotpannha, Phó Chủ tịch Quận Chanthabuly, thủ đô Vientiane cho biết, ngoài các hoạt động vui chơi giải trí, trong 10/10 (ngày chính của lễ hội) sẽ diễn ra nhiều hoạt động thể hiện phong tục tập quán của người dân Lào. Trong khu vực tổ chức lễ hội có nhiều hoạt động vui chơi giải trí. (Ảnh: TRỊNH QUỐC DŨNG)Buổi sáng sẽ diễn ra nghi lễ Tắc-bạt (cúng dường) cho các vị sư. Buổi chiều là lúc các vị sư và Phật tử tập trung tại chùa để tổng kết lại những điều đã làm trong 3 tháng mùa chay. Buổi tối sẽ diễn ra lễ rước nến đi vòng quanh chùa và thả hoa đăng, thả thuyền lửa xuống dòng sông Mekong. Đây là hình thức để người Lào, đặc biệt là những người trẻ tuổi gửi những điều ước về một cuộc sống tốt lành trong tương lai và cũng là nghi lễ cuối cùng của Bun Óoc-phăn-sả, đánh dấu thời điểm kết thúc 3 tháng nghiên cứu kinh Phật của các nhà sư ở trong chùa. Bên cạnh đó, tại khu vực Công viên Chau Anuvong, từ khoảng 20 giờ ngày 10/10 sẽ có các hoạt động đốt pháo hoa, đốt pháo thăng thiên... Đặc biệt, dịp lễ hội năm nay còn có hội chợ thương mại với quy mô lớn trưng bày và bán các sản phẩm đến từ mọi nơi trong đất nước Lào, trong đó, có nhiều sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu của các địa phương nhằm khuyến khích sản xuất trong nước. Ngoài ra, còn có các gian hàng ẩm thực bày bán các món ăn truyền thống của người Lào như: gà nướng, cá nướng, cơm nếp, nộm đu đủ... Hội chợ thu hút khoảng hơn 600 gian hàng lớn và hàng trăm gian hàng nhỏ tham gia. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm. (Ảnh: TRỊNH QUỐC DŨNG)Bày tỏ vui mừng khi năm nay chính quyền tổ chức trở lại lễ hội với quy mô lớn, em View, 20 tuổi, cho rằng đây là một trong những hoạt động thiết thực góp phần quảng bá văn hóa Lào và thu hút khách du lịch. Trong thời gian diễn ra Bun Óoc-Phăn-sả, ngay sau đêm mãn chay sẽ diễn ra Bun Xuồng-hưa, là lễ hội đua thuyền truyền thống, diễn ra trên một khúc sông Mekong chảy qua thủ đô Vientiane. Lễ hội đua thuyền truyền thống được xem như là mốc khởi đầu cho các hoạt động vui chơi giải trí, lập gia đình, làm nhà... sau 3 tháng mùa chay. Theo văn hóa truyền thống của Lào, từ 3 tháng trước khi diễn ra Bun Óoc-phăn-sả, vào ngày 15 (rằm) tháng 8 theo Phật lịch Lào, là thời điểm diễn ra Bun Khạu-phăn-sả, nghĩa là lễ bước vào mùa chay. Trong 3 tháng của mùa chay, các nhà sư không được ra khỏi chùa và phải chăm việc thiền định, nghiên cứu Phật pháp, các Phật tử chuyên tâm làm việc thiện, không làm nhà, không cưới hỏi... TRỊNH DŨNG - HẢI TIẾN Phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Lào Nguồn: Báo Nhân Dân Trở về đầu trang Viêng Chăn lễ hội Mãn Chay Lào 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10