Nhân dịp đầu Xuân Nhâm Dần 2022, sáng 7/2 (tức mùng 7 tháng Giêng), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc xuống đồng cày ruộng đầu năm mới tại Lễ Tịch điền Đọi Sơn (xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc xuống đồng cày ruộng đầu xuân năm mới. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn từ lâu đã trở thành nét đẹp trong sinh hoạt
văn hóa cộng đồng bởi đây là một lễ hội giàu tính nhân văn, khuyến nông
sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân trong việc khai phá, mở
mang ruộng đồng, đề cao tinh thần gần dân, trọng nhà nông, nghề nông.
Từ sáng sớm người dân nơi đây đã nô nức rước kiệu từ thôn ra đến điểm làm Lễ Tịch điền Đọi Sơn. (Ảnh: THÀNH ĐẠT).
Nghi lễ rước rồng tại Lễ Tịch điền Đọi Sơn. (Ảnh: Thành Đạt)
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022 được tổ chức từ ngày 5-7 tháng
Giêng năm Nhâm Dần (tức ngày 5-7/2/2022) tại khu vực Đọi Sơn, xã Tiên
Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Nghi lễ bắt đầu bằng màn biểu diễn trống của đội trống nữ thôn Đọi Tam. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự Lễ Tịch điền Đọi Sơn 2022. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Nghệ nhân Phạm Chí Khang, Trưởng ban Khánh tiết thôn Đọi Tam, xã
Tiên Sơn đọc văn trình trước linh vị vua Lê Đại Hành và Thần Nông khai
hội Tịch điền Đọi Sơn 2022. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dâng hương tại Lễ Tịch điền Đọi Sơn 2022. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Lễ Tịch điền Đọi Sơn 2022. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mừng tuổi nhân dân tham dự Lễ Tịch điền Đọi Sơn. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Lễ hội tái hiện lại hình ảnh vua Lê Đại Hành xuống đồng với mong
muốn một năm mưa thuận gió hoà mùa màng bội thu. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Các đại biểu xuống đồng cày ruộng đầu tại Lễ Tịch điền Đọi Sơn. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Theo sau những đường cày là các thôn nữ rắc hạt giống. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Năm nay, số lượng trâu tham gia hội thi vẽ trang trí trâu tại lễ hội
Tịch điền giảm còn 10 con. Những chú trâu đạt giải sẽ tham gia nghi
thức xuống đồng cày Tịch điền vào ngày 7/2. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Đông đảo người dân địa phương đến dự lễ hội và dõi theo từng luống cày. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Theo các tài liệu lịch sử và truyền miệng trong dân gian, mùa Xuân
năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành
về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử dân
tộc, mở ra một trang sử mới cho nền nông nghiệp Việt Nam. Kể từ đó, Lễ
hội Tịch điền trở thành một mỹ tục được các triều đại về sau thực hiện
một cách thành kính, trang trọng. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)