Chuyện kết chạ ở Vân Côn - Phú Hạng Chuyện kết chạ ở Vân Côn - Phú Hạng Cách nhau quãng đường hơn 3km lại ngăn cách bởi dòng sông Đáy, là hai thôn thuộc hai xã, hai huyện khác nhau nhưng thôn Vân Côn (thuộc xã Vân Côn, huyện Hoài Đức) và thôn Phú Hạng (thuộc xã Tân Phú, huyện Quốc Oai) lại có mối quan hệ với nhau đặc biệt. Từ bao giờ không ai nhớ rõ, người dân hai thôn đã kết chạ anh em. Họ nâng niu, vun đắp cho mối thâm tình tương thân, tương ái và trở thành một nét đẹp độc đáo trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của bao thế hệ người dân. Mối tình làng cổTheo cụ Nguyễn Đình Quán, 91 tuổi ở thôn Vân Côn, chuyện kết chạ giữa hai làng, có từ rất xa xưa khi thôn Vân Côn và thôn Phú Hạng cùng thờ chung một vị thánh. Tương truyền, vị thánh này là nữ tướng của Hai Bà Trưng tên là Ả Lã Nương Đê. Sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, vị tướng đã trẫm mình xuống dòng Hát Giang, thi thể trôi về khu vực bãi dâu xã Vân Côn, nổi lập lờ mãi ở đây rồi tiếp tục xuôi xuống thôn Phú Hạng, xã Tân Phú. Dường như là mối duyên trời định, bà Ả Lã Nương Đê cứ quấn quýt mãi ở hai thôn này mà không trôi đi đâu khác. Từ đó, người dân hai làng lập hai quán thờ bà bên dòng sông Đáy, tôn làm Thánh mẫu. Hai làng kết nghĩa anh em với nhau từ đó và kiêng không gọi từ nước lã mà gọi nước lạnh, không gọi là đường đê mà gọi là đường cao...Ông Nguyễn Văn Chuông, 73 tuổi người Vân Côn cho hay: "Trong vùng cũng có những làng kết nghĩa với nhau. Nhưng dù kết nghĩa, các thôn khác trai gái vẫn yêu nhau và nên vợ nên chồng, còn ở hai thôn chúng tôi thì từ cổ chí kim đến giờ chưa từng có đôi nào lấy nhau. Ấy là bởi chúng tôi đã coi nhau như những người anh em ruột thịt, mà đã là anh em ruột thịt trong nhà thì có bao giờ lại vậy!". Cũng theo ông Chuông, ở nhiều nơi kết chạ có làng anh, làng em nhưng ở Vân Côn và Phú Hạng thì cả hai đều tôn nhau là anh, chứ không ai là em. Việc này cũng được ông Nguyễn Xuân Bình, Trưởng thôn Phú Hạng khẳng định: "Mỗi khi có dịp gặp nhau, từ các cụ bô lão đến các nam thanh, nữ tú cũng đều gọi nhau là "quan anh". Nhiều thanh niên thân nhau lắm nhưng không bao giờ đi đến hôn nhân".Tối lửa, tắt đèn có nhauKhi mỗi làng có "công to, việc lớn" hay gặp khó khăn đều giơ tay, chìa lưng ra gánh đỡ nhau. Dân hai làng đối xử với nhau tình cảm, chưa từng có vụ xích mích nào xảy ra. Hội làng hai thôn được tổ chức vào dịp đầu xuân hằng năm tưởng nhớ công ơn Thánh Mẫu. Bên Vân Côn tổ chức vào ngày 12-2 đến 15-2 âm lịch, còn Phú Hạng tổ chức vào ngày 4-1 đến 7-1 âm lịch. Theo Trưởng thôn Vân Côn Nguyễn Đình Mậu, bất kể năm đó tổ chức lễ hội to hay nhỏ, hai làng đều mời những cụ ông, cụ bà và vài chục hàng đô ở làng kia xuống giao lưu. Đó là cơ hội để hai làng ôn lại những nét truyền thống cổ, cũng như nhắc nhở con cháu giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Nếu làng Phú Hạng tổ chức lễ hội thì bao giờ cũng phải rước kiệu lên Quán Sông và đình làng Vân Côn lễ bái và ngược lại. Con đường từ Vân Côn đến Phú Hạng cách nhau chừng 3km, phải qua địa phận hai thôn Cù Sơn và Phương Quan của xã Vân Côn rồi lại qua sông Đáy. Ấy vậy mà lễ hội hàng năm hai thôn vẫn duy trì lễ rước. Vào các ngày hội của hai làng, người cao tuổi lại quần trùng, áo dài, thanh niên nam nữ rước kiệu sang làng bên dự hội. Có năm đoàn đông đi tới 200 người, rước kiệu cả buổi mới tới nơi. Sau khi làm lễ, được thết đãi rất thịnh tình như người trong làng.Theo Trưởng thôn Phú Hạng Nguyễn Xuân Bình, làng có 377 hộ dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Mặc dù đời sống người dân còn không ít khó khăn song tình làng, nghĩa xóm ở đây không nghèo. Thời kỳ còn bao cấp, hai làng giúp đỡ nhau rất nhiều trong lao động sản xuất. Khi "ruộng se mạ dở" làng Vân Côn mang cả trăm con trâu tốt sang cày bừa cho làng Phú Hạng. Đổi lại, làng Phú Hạng lại mang cả trăm thợ cấy sang Vân Côn giúp đỡ. Những khi gặp thiên tai bão lụt, làng nọ sang làng kia đắp đê, cứu của, cứu người. Ông Bình cho biết thêm, thời điểm những năm 2000, lần đầu tiên ông được bà con trong làng cử dẫn đầu đoàn của làng Phú Hạng sang dự hội bên làng Vân Côn. "Suốt từ nhà đến làng bên, tôi lo lắng không biết sẽ phải có lời như thế nào. Nhưng thật không ngờ khi mới đi đến khu vực Bãi Vải, gần đình Vân Côn đã thấy trống giong, cờ mở. Các bô lão làng Vân Côn cử người ra nghênh đón trọng vọng". Cái tình, cái nghĩa được duy trì, vun đắp nên khi có công, có việc gì giữa hai làng đều nhận được lời thăm hỏi, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần của nhau. Còn nhớ, năm 1993, làng Phú Hạng làm đình, "quan anh" bên làng Vân Côn cũng mang một chút tiền "gọi là của ít, lòng nhiều" sang giúp đỡ. Ngược lại, những năm 2009, 2011, bên Vân Côn làm Quán Song và Văn Chỉ, làng Phú Hạng cũng cử đoàn sang. Phó Chủ tịch UBND xã Vân Côn Hoàng Văn Tuấn cho hay, người dân hai thôn rất có ý thức giữ gìn tình đoàn kết, chưa hề xảy ra mâu thuẫn trong nhiều thập kỷ. Chính quyền xã vận động người dân giữ gìn nét đẹp này, đồng thời tạo điều kiện và giúp đỡ hai thôn duy trì mối tình anh em. Nguồn: Hà Nội mới Cách nhau quãng đường hơn 3km lại ngăn cách bởi dòng sông Đáy, là hai thôn thuộc hai xã, hai huyện khác nhau nhưng thôn Vân Côn (thuộc xã Vân Côn, huyện Hoài Đức) và thôn Phú Hạng (thuộc xã Tân Phú, huyện Quốc Oai) lại có mối quan hệ với nhau đặc biệt. Từ bao giờ không ai nhớ rõ, người dân hai thôn đã kết chạ anh em. Họ nâng niu, vun đắp cho mối thâm tình tương thân, tương ái và trở thành một nét đẹp độc đáo trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của bao thế hệ người dân. Mối tình làng cổTheo cụ Nguyễn Đình Quán, 91 tuổi ở thôn Vân Côn, chuyện kết chạ giữa hai làng, có từ rất xa xưa khi thôn Vân Côn và thôn Phú Hạng cùng thờ chung một vị thánh. Tương truyền, vị thánh này là nữ tướng của Hai Bà Trưng tên là Ả Lã Nương Đê. Sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, vị tướng đã trẫm mình xuống dòng Hát Giang, thi thể trôi về khu vực bãi dâu xã Vân Côn, nổi lập lờ mãi ở đây rồi tiếp tục xuôi xuống thôn Phú Hạng, xã Tân Phú. Dường như là mối duyên trời định, bà Ả Lã Nương Đê cứ quấn quýt mãi ở hai thôn này mà không trôi đi đâu khác. Từ đó, người dân hai làng lập hai quán thờ bà bên dòng sông Đáy, tôn làm Thánh mẫu. Hai làng kết nghĩa anh em với nhau từ đó và kiêng không gọi từ nước lã mà gọi nước lạnh, không gọi là đường đê mà gọi là đường cao...Ông Nguyễn Văn Chuông, 73 tuổi người Vân Côn cho hay: "Trong vùng cũng có những làng kết nghĩa với nhau. Nhưng dù kết nghĩa, các thôn khác trai gái vẫn yêu nhau và nên vợ nên chồng, còn ở hai thôn chúng tôi thì từ cổ chí kim đến giờ chưa từng có đôi nào lấy nhau. Ấy là bởi chúng tôi đã coi nhau như những người anh em ruột thịt, mà đã là anh em ruột thịt trong nhà thì có bao giờ lại vậy!". Cũng theo ông Chuông, ở nhiều nơi kết chạ có làng anh, làng em nhưng ở Vân Côn và Phú Hạng thì cả hai đều tôn nhau là anh, chứ không ai là em. Việc này cũng được ông Nguyễn Xuân Bình, Trưởng thôn Phú Hạng khẳng định: "Mỗi khi có dịp gặp nhau, từ các cụ bô lão đến các nam thanh, nữ tú cũng đều gọi nhau là "quan anh". Nhiều thanh niên thân nhau lắm nhưng không bao giờ đi đến hôn nhân".Tối lửa, tắt đèn có nhauKhi mỗi làng có "công to, việc lớn" hay gặp khó khăn đều giơ tay, chìa lưng ra gánh đỡ nhau. Dân hai làng đối xử với nhau tình cảm, chưa từng có vụ xích mích nào xảy ra. Hội làng hai thôn được tổ chức vào dịp đầu xuân hằng năm tưởng nhớ công ơn Thánh Mẫu. Bên Vân Côn tổ chức vào ngày 12-2 đến 15-2 âm lịch, còn Phú Hạng tổ chức vào ngày 4-1 đến 7-1 âm lịch. Theo Trưởng thôn Vân Côn Nguyễn Đình Mậu, bất kể năm đó tổ chức lễ hội to hay nhỏ, hai làng đều mời những cụ ông, cụ bà và vài chục hàng đô ở làng kia xuống giao lưu. Đó là cơ hội để hai làng ôn lại những nét truyền thống cổ, cũng như nhắc nhở con cháu giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Nếu làng Phú Hạng tổ chức lễ hội thì bao giờ cũng phải rước kiệu lên Quán Sông và đình làng Vân Côn lễ bái và ngược lại. Con đường từ Vân Côn đến Phú Hạng cách nhau chừng 3km, phải qua địa phận hai thôn Cù Sơn và Phương Quan của xã Vân Côn rồi lại qua sông Đáy. Ấy vậy mà lễ hội hàng năm hai thôn vẫn duy trì lễ rước. Vào các ngày hội của hai làng, người cao tuổi lại quần trùng, áo dài, thanh niên nam nữ rước kiệu sang làng bên dự hội. Có năm đoàn đông đi tới 200 người, rước kiệu cả buổi mới tới nơi. Sau khi làm lễ, được thết đãi rất thịnh tình như người trong làng.Theo Trưởng thôn Phú Hạng Nguyễn Xuân Bình, làng có 377 hộ dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Mặc dù đời sống người dân còn không ít khó khăn song tình làng, nghĩa xóm ở đây không nghèo. Thời kỳ còn bao cấp, hai làng giúp đỡ nhau rất nhiều trong lao động sản xuất. Khi "ruộng se mạ dở" làng Vân Côn mang cả trăm con trâu tốt sang cày bừa cho làng Phú Hạng. Đổi lại, làng Phú Hạng lại mang cả trăm thợ cấy sang Vân Côn giúp đỡ. Những khi gặp thiên tai bão lụt, làng nọ sang làng kia đắp đê, cứu của, cứu người. Ông Bình cho biết thêm, thời điểm những năm 2000, lần đầu tiên ông được bà con trong làng cử dẫn đầu đoàn của làng Phú Hạng sang dự hội bên làng Vân Côn. "Suốt từ nhà đến làng bên, tôi lo lắng không biết sẽ phải có lời như thế nào. Nhưng thật không ngờ khi mới đi đến khu vực Bãi Vải, gần đình Vân Côn đã thấy trống giong, cờ mở. Các bô lão làng Vân Côn cử người ra nghênh đón trọng vọng". Cái tình, cái nghĩa được duy trì, vun đắp nên khi có công, có việc gì giữa hai làng đều nhận được lời thăm hỏi, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần của nhau. Còn nhớ, năm 1993, làng Phú Hạng làm đình, "quan anh" bên làng Vân Côn cũng mang một chút tiền "gọi là của ít, lòng nhiều" sang giúp đỡ. Ngược lại, những năm 2009, 2011, bên Vân Côn làm Quán Song và Văn Chỉ, làng Phú Hạng cũng cử đoàn sang.Phó Chủ tịch UBND xã Vân Côn Hoàng Văn Tuấn cho hay, người dân hai thôn rất có ý thức giữ gìn tình đoàn kết, chưa hề xảy ra mâu thuẫn trong nhiều thập kỷ. Chính quyền xã vận động người dân giữ gìn nét đẹp này, đồng thời tạo điều kiện và giúp đỡ hai thôn duy trì mối tình anh em. Nguồn: Hà Nội mới Trở về đầu trang Tục kết chạ Phú Hạng Vân Côn Ả Lã Nàng Đê 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10