Cụm di tích lịch sử đình - nghè Bí Giàng Cụm di tích lịch sử đình - nghè Bí Giàng Cụm di tích đình - nghè Bí Giàng được xây dựng để tưởng nhớ công lao của các vị thần - Thành hoàng đã có công với làng xã Bí giàng xưa, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, đồng thời là nơi đáp ứng các nhu cầu về tín ngưỡng của nhân dân địa phương và nhân dân các vùng lân cận thuộc loại hình di tích lịch sử. Khu Bí Giàng, phường Yên Thanh, TP Uông Bí vào năm Thành Thái thứ 5 được gọi là xã Bí Giàng thuộc tổng Bí Giàng, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên. Xưa kia, đình Bí Giàng là đình trung của tổng Bí Giàng bao quanh đình Bí Giàng còn có nhiều chùa, miếu, nghè khác tạo thành một quần thể các công trình tôn giáo, tín ngưỡng của tổng Bí Giàng lúc bấy giờ mà lấy đình Bí Giàng làm trung tâm như chùa Ba Vàng nay thuộc phường Quang Trung đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh; nghè Vua Bí, chùa Lu thuộc phường Thanh Sơn còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ thời Lê như khánh đá (trên khắc chữ Hán), cây Hương đá (bốn mặt khắc chữ Hán), tượng đá, thống đá, chó đá… Cụm di tích đình - nghè Bí Giàng được xây dựng để tưởng nhớ công lao của các vị thần - Thành hoàng đã có công với làng xã Bí giàng xưa, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, đồng thời là nơi đáp ứng các nhu cầu về tín ngưỡng của nhân dân địa phương và nhân dân các vùng lân cận vì vậy cụm di tích đình - nghè Bí Giàng thuộc loại hình di tích lịch sử. Đình - Nghè Bí Giàng. Lễ rước Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh Đình - Nghè Bí Giàng từ UBND phường về Đình. Đồng chí Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Quảng Ninh trao Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh cho cán bộ và nhân dân phường Yên Thanh. Đình - nghè Bí Giàng là những thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của làng Bí Giàng xưa và khu Bí Giàng ngày nay. Ngày nay, do sự phân chia địa giới hành chính nên đình Bí Giàng nằm ở giữa trung tâm khu Bí Giàng, phường Yên Thanh, thành phố Uông Bí. Phế tích Nghè Bản Thổ An nằm cách đình Bí Giàng khoảng 300m về phía Tây. Nghè Vua Bí, do sự phân chia địa giới hành chính nên hiện nay nằm trên địa bàn tổ 7, khu 1, phường Thanh Sơn, cách đình Bí Giàng 1.500m về phía Tây Bắc. Nghè Vua Linh, xưa kia thuộc địa bàn Thượng Mộ Công, nay nằm trên địa bàn thôn Quan Điền, xã Thượng Yên Công, cách đình Bí Giàng khoảng 10km về hướng Bắc. Lãnh đạo thành phố tặng hoa chúc mừng cán bộ và nhân dân phường Yên Thanh nhân dịp đón Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Cụm di tích Đình - Nghè Bí Giàng. Để tưởng nhớ công lao của vị thần, Thành hoàng làng đã có công giúp nước, cứu dân. Hàng năm, dân làng khu Bí Giàng tổ chức lễ cúng Tam sinh vào các ngày 13, 14 và 15 tháng 11 âm lịch tại đình để tạ ơn công lao các vị thần và thể hiện mong muốn một năm làm ăn, chăn nuôi phát triển, với các nghi lễ: Lễ cáo yết; Lễ rước sắc phong thành hoàng là Cao Sơn, Quý Minh từ đình đi vòng quanh làng rồi lại về đình để làm lễ, đồng thời cùng với lễ rước các vị thần từ các nghè thờ về đình dự hội; lễ an vị; lễ nhập tịch Thành hoàng tại đình; lễ dâng cỗ tế Thành hoàng làng; lễ tế tư viên... thể hiện truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, ước vọng của nhân dân về cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc. Vào ngày lễ hội các vị thần được thờ ở các nghè được rước về tụ hội tại đình để nhân dân làm lễ cầu an và tạ ơn, thu hút sự tham gia đông đảo của người dân địa phương và nhân dân các vùng lân cận, tạo ra sự gắn kết giữa các cộng đồng với nhau. Lễ hội bao gồm các nghi lễ: rước Thành Hoàng; nghi lễ nhập tịch và an vị Thành Hoàng; các hoạt động tế lễ Thành Hoàng cầu quốc thái dân an; nghi lễ tế Thành hoàng tại Đình, an vị tại Đình và Nghè. Trong khuôn khổ lễ hội còn có diễn ra hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống như: kéo co, đẩy gậy, chọi gà tại nhà văn hóa khu Bí Giàng.... Nguồn: Trang thông tin điện tử TP Uông Bí Ths Nguyễn Thy Ngà Cụm di tích đình - nghè Bí Giàng được xây dựng để tưởng nhớ công lao của các vị thần - Thành hoàng đã có công với làng xã Bí giàng xưa, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, đồng thời là nơi đáp ứng các nhu cầu về tín ngưỡng của nhân dân địa phương và nhân dân các vùng lân cận thuộc loại hình di tích lịch sử. Khu Bí Giàng, phường Yên Thanh, TP Uông Bí vào năm Thành Thái thứ 5 được gọi là xã Bí Giàng thuộc tổng Bí Giàng, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên. Xưa kia, đình Bí Giàng là đình trung của tổng Bí Giàng bao quanh đình Bí Giàng còn có nhiều chùa, miếu, nghè khác tạo thành một quần thể các công trình tôn giáo, tín ngưỡng của tổng Bí Giàng lúc bấy giờ mà lấy đình Bí Giàng làm trung tâm như chùa Ba Vàng nay thuộc phường Quang Trung đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh; nghè Vua Bí, chùa Lu thuộc phường Thanh Sơn còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ thời Lê như khánh đá (trên khắc chữ Hán), cây Hương đá (bốn mặt khắc chữ Hán), tượng đá, thống đá, chó đá… Cụm di tích đình - nghè Bí Giàng được xây dựng để tưởng nhớ công lao của các vị thần - Thành hoàng đã có công với làng xã Bí giàng xưa, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, đồng thời là nơi đáp ứng các nhu cầu về tín ngưỡng của nhân dân địa phương và nhân dân các vùng lân cận vì vậy cụm di tích đình - nghè Bí Giàng thuộc loại hình di tích lịch sử. Đình - Nghè Bí Giàng. Lễ rước Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh Đình - Nghè Bí Giàng từ UBND phường về Đình. Đồng chí Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Quảng Ninh trao Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh cho cán bộ và nhân dân phường Yên Thanh.Đình - nghè Bí Giàng là những thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của làng Bí Giàng xưa và khu Bí Giàng ngày nay. Ngày nay, do sự phân chia địa giới hành chính nên đình Bí Giàng nằm ở giữa trung tâm khu Bí Giàng, phường Yên Thanh, thành phố Uông Bí. Phế tích Nghè Bản Thổ An nằm cách đình Bí Giàng khoảng 300m về phía Tây. Nghè Vua Bí, do sự phân chia địa giới hành chính nên hiện nay nằm trên địa bàn tổ 7, khu 1, phường Thanh Sơn, cách đình Bí Giàng 1.500m về phía Tây Bắc. Nghè Vua Linh, xưa kia thuộc địa bàn Thượng Mộ Công, nay nằm trên địa bàn thôn Quan Điền, xã Thượng Yên Công, cách đình Bí Giàng khoảng 10km về hướng Bắc. Lãnh đạo thành phố tặng hoa chúc mừng cán bộ và nhân dân phường Yên Thanh nhân dịp đón Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Cụm di tích Đình - Nghè Bí Giàng.Để tưởng nhớ công lao của vị thần, Thành hoàng làng đã có công giúp nước, cứu dân. Hàng năm, dân làng khu Bí Giàng tổ chức lễ cúng Tam sinh vào các ngày 13, 14 và 15 tháng 11 âm lịch tại đình để tạ ơn công lao các vị thần và thể hiện mong muốn một năm làm ăn, chăn nuôi phát triển, với các nghi lễ: Lễ cáo yết; Lễ rước sắc phong thành hoàng là Cao Sơn, Quý Minh từ đình đi vòng quanh làng rồi lại về đình để làm lễ, đồng thời cùng với lễ rước các vị thần từ các nghè thờ về đình dự hội; lễ an vị; lễ nhập tịch Thành hoàng tại đình; lễ dâng cỗ tế Thành hoàng làng; lễ tế tư viên... thể hiện truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, ước vọng của nhân dân về cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc.Vào ngày lễ hội các vị thần được thờ ở các nghè được rước về tụ hội tại đình để nhân dân làm lễ cầu an và tạ ơn, thu hút sự tham gia đông đảo của người dân địa phương và nhân dân các vùng lân cận, tạo ra sự gắn kết giữa các cộng đồng với nhau.Lễ hội bao gồm các nghi lễ: rước Thành Hoàng; nghi lễ nhập tịch và an vị Thành Hoàng; các hoạt động tế lễ Thành Hoàng cầu quốc thái dân an; nghi lễ tế Thành hoàng tại Đình, an vị tại Đình và Nghè. Trong khuôn khổ lễ hội còn có diễn ra hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống như: kéo co, đẩy gậy, chọi gà tại nhà văn hóa khu Bí Giàng.... Nguồn: Trang thông tin điện tử TP Uông BíThs Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang di tích lịch sử đình - nghè Bí Giàng thờ phụng Thành hoàng Làng thành phố Uông Bí 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10