Mai Đình là xã cổ nhiều đình, chùa, đền, miếu, lăng tẩm, nghè điếm, nhà thờ, những loại hình văn hóa “Hán tự” thành văn và đời sống tâm linh tín ngưỡng phong phú, mang đậm tính bản địa của một vùng quê “địa lợi nhân hòa”.
Cùng với thời gian, vượt lên biết bao biến cố của thời cuộc,
con người nơi đây đã tạo dựng và để lại một kho tàng văn hóa đồ sộ dưới dạng vật
thể, phi vật thể vô giá. Đó là đình Châu Lỗ, đình làng Nguyễn, đình Đông Trước,
đình Mai Hạ, đình Mai Trung, đình San, đình Vọng Giang, chùa Châu Lỗ, chùa San,
chùa Nguyễn, chùa Đông Trước (chùa Thanh Quốc), chùa Xấc, chùa Ân, chùa Tây
Thiên, nghè Mai Hạ, nghè Mai Thượng (nghè Ngũ Giáp), lăng đá làng Nguyễn, lăng
nghè Châu Lỗ, đền Châu Lỗ, đền miếu Mai Thượng, mộ Hấn cổ và nhà thờ họ, nhà thờ
đạo Thiên Chúa... cách hàng nghìn năm hoặc trên dưới hàng chục thế kỷ.
Di tích nghè Ngũ Giáp, thuộc thôn Mai Thượng
Mỗi di tích, mỗi hiện vật đều là những bức thông điệp cố một
không hai cho ta hiểu thêm về quá khứ. Tuy nhiên, trải qua thời gian và những
thăng trầm của lịch sử, một số công trình kiến trúc không còn nguyên vẹn hoặc
đã bị phá hủy. Đến năm 2020, trên địa bàn còn 1 đền, 2 nghè, 9 đình và 10 chùa,
trong sô" đó có 12 di tích đã được xếp hạng (cấp quốc gia, cấp tỉnh):
đình, đền Châu Lỗ; đình Nguyễn; đình Đông Trước; lăng mộ Nguyễn Đình Tuân; chùa
Thanh Quốc, chùa Nguyễn; chùa An Lạc (chùa Xác); nghè Ngũ Giáp; đình, chùa San;
chùa Ân Quang.
Đình Châu Lỗ: tạo dựng năm 1667, thờ vua Ông, vua Bà, Thánh
Tam Giang. Năm 1796, đình được tu sửa, nâng cấp, có giá trị về kiến trúc, điêu
khắc với 5 gian tiền tế, 5 gian đại đình, có đao tàu kẻ góc và hậu cung, còn 2
bức hoành phi, 7 câu đốì, 2 bài thơ (không có dòng lạc khoản).
Không gian đình rộng rãi, cao ráo, thoáng mát, sân được lát
gạch, mỗi vì 6 hàng cột cao to, bờ nóc đắp hình nghê chầu, phượng múa. Đình có
quy mô to đẹp, lộng lẫy, chắc khỏe, mang tính nghệ thuật cao của thế kỷ XVII .
Ngày 12/12/1994, Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng đình Châu Lỗ
là di tích Kiến trúc nghệ thuật theo Quyết định sô" 3211- QĐ/BT.
Đền Châu Lỗ: khởi dựng vào thời Lê trung hưng®, thờ Vua Ông,
Vua Bà và Thánh Tam Giang. Đền bô" cục hình chữ Nhị (“). Tiền tế 3 gian
xây bình đầu bít đốc, nóc có 4 chữ “Tam Giang thần từ”. Các vì mái thượng con
chồng hạ kẻ chuyền, bổ cột đồng trụ.
Tòa tiền tế nối với hậu cung tạo thành chữ Đinh (T). Hậu
cung đặt tượng vua Ông, vua Bà, dưới là quan hầu, có 6 đạo sắc phong (sớm nhất
vào năm 1674).
Ngày 12/12/1994, Bộ Văn hóa - Thông tin cấp Bằng xếp hạng đền
Châu Lỗ là di tích Lịch sử - văn hóa.
Đình thôn Nguyễn: được khởi tạo thời Lê. Đình nhìn về hướng
Nam, thờ thánh Tam Giang và Quận công Nguyễn Đình Chính. Vị trí đình và chùa gần
nhau, theo lối đình trước chùa sau “Tiền Thánh, hậu Phật”. Đình có bô" cục
hình chữ Đinh (T) với 3 gian tiền tế, 2 gian chái, 3 gian hậu cung - kiểu thượng
con chồng đấu kê trụ giá chiêng, hạ con chồng cốn kê.
Các bức cốn, kẻ hiên, đầu dư trên cột được chạm khắc tinh xảo.
Trong đình có đồ thờ: kiệu bát cống, kiệu song hành, tàn lọng, chấp kích, bát bửu,
chiêng chông, long ngai, bài vị, ngọc phả, bia đá... Ngày 31/10/2013, Bộ Văn
hóa - Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định sô" 3825/QĐ-BVHTTDL xếp hạng
đình Nguyễn là di tích Lịch sử - văn hóa.
Đình Đông Trước: to đẹp, nhìn hướng Nam. Đình thờ Cao Sơn,
Quý Minh - 2 vị tướng thời Hùng Vương và Bạch Tượng - một vị tướng thời nhà
Đinh. Đình có 5 gian tiền đường, bình đầu bít đốc, mái ngói mũi, giữa nóc đắp
hình “Lưỡng long chầu nguyệt”; 6 vì kèo, mỗi vì 6 hàng cột. Các vì nách và bẩy
hiên chạm trạm tứ quý, tứ linh, hoa lá nổi. Tòa đại đình 5 gian, 2 chái, 8 vì
kèo, 3 vì giữa, mỗi vì 5 hàng cột, các vì bên mỗi vì 6 hàng cột. Kết cấu con chồng
giá chiêng kẻ đón.
Các đầu dư chạm mây, rồng, lân, phượng, tạo sự hài hòa, sống
động, nốĩ đại đình với hậu cung là gian ống muống. Cửa bức bàn được chạm khắc
tinh xảo. Tòa hậu cung 1 gian, 2 dĩ hình đầu bít đốc, 2 vì kèo, mỗi vì 4 hàng cột.
Gian giữa hậu cung bắc sàn gỗ cao 1,4 m.
Thượng cung đặt ngai thờ, bài vị ghi “Cao Sơn, Quý Minh Đại
vương, Bạch tượng bản cảnh Thành hoàng”, một sô" đồ thờ bằng bát hương,
mâm bồng, đài thờ, lọ hoa, chiêng trống, câu đôi, hoành phi, bia đá...
Năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng đình Đông
Trước là di tích Kiến trúc nghệ thuật.
Đình San: khởi dựng thời Lê. Đình cũ 3 gian đại đình, 2
chái, 2 dĩ, sàn gỗ nốỉ với hậu cung 2 gian tạo hình chữ Đinh (T), đã bị tháo dỡ
trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1991, Nhân dân hưng công xây lại đại
đình 5 gian 2 chái, bình đầu bít đốc, 2 cột đồng trụ ở 2 đầu hồi. Kèo có kết
câu thượng con chồng đầu kê, hạ kẻ, 4 hàng cột bằng gỗ xoan.
Sân đình lát gạch, 3 gian chung đình để trông dùng vào hội họp,
tế lễ. Hậu bầu 2 gian, có cửa, trong đặt đồ thờ và đồ rước (đỉnh đồng, long
ngai, bài vị, thần khí, chiêng trông, tàn lọng, kiệu thờ, sắc phong, thần tích,
văn tế...). Hội đình mở ngày 11-12-13 tháng Giêng, có tế lễ và trò chơi dân
gian.
Ngày 30/12/2013, ủy ban nhân dân tinh Bắc Giang ban hành Quyết
định số' 1936/QĐ-UBND xếp hạng đình San là di tích Lịch sử - văn hóa.
Chùa thôn Nguyễn khởi tạo từ thời Lê với tiền đường 5 gian,
thượng điện 3 gian, tạo hình chữ Đinh (J), với bình đầu bít đốc, 2 cột trụ;
chùa có nhà tổ 5 gian, nhà khách, nhà tạo soạn, trong có câu đốĩ, đại tự, y
môn.
Các pho tượng mang phong cách thời Lê gồm Tam Thế, Tam Tôn,
Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu. Pho tượng Phật tạo sơn đen bóng; có tượng Quan Âm
tông tử, Quan Âm tọa sơn, tượng Hộ pháp, Đức Ông, Thánh hiền và một số' bia đá
thời Lê - Nguyễn. Ngày 30/01/2004, ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số'
86/QĐ-UB xếp hạng chùa thôn Nguyễn là di tích Kiến trúc nghệ thuật.
Chùa Đông Trước (Thanh Quốc tự): được xây dựng theo lốỉ “Tiền
Thánh hậu Phật”. Chùa (cũ) to 40 gian gồm tam quan 7 gian; gác chuông đặt ở
gian giữa; 2 dãy hành lang 20 gian, tiền đường 5 gian.
Gian tam bảo ở giữa,
kết cấu chồng diềm 8 mái. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa bị ném
bom hư hỏng nặng. Năm 2002, dân làng hưng công dựng lại bô" cục hình chữ
Đinh (T) gồm tam bảo 5 gian, thượng điện 3 gian. Bên trái chùa là nhà mẫu 3
gian, nhà tổ 5 gian, cố cây nhãn cổ thụ... Ngày 31/12/2002, Uy ban nhân dân tỉnh
Bắc Giang ban hành Quyết định sô" 2402/QĐ-UBND xếp hạng chùa Thanh Quốc là
di tích Lịch sử - văn hóa.
Chùa An Lạc (tức chùa Xác): tên chữ là An Lạc tự, xây vào thời
Lê, trên gò Xác Trước, ghi lại sự kiện lịch sử thời Lý và siêu thoát âm hồn những
người chết trận. Chùa cũ đã hư hỏng, chùa mới được xây dựng lại vào năm 2000,
khuôn viên rộng gần 3.000 m2, trên gò cao, hướng Nam.
Bên phải có nhà tổ 3 gian, kết cấu giá chiêng kẻ chàng, tiền
bẩy, hậu bẩy; trong nhà đặt tượng Bồ Đề Đạt Ma và tượng tể. Bên trái có phủ thờ
mẫu gồm 3 ban thờ, ban giữa đặt tượng ba mẫu (Đệ nhất thượng thiên, Đệ nhị thượng
ngàn, Đệ tam thủy cung), ban bên phải thờ Đức Thánh Trần, ban trái thờ động.
Bên ngoài phủ ghi 3 chữ “Điện phủ tự”, có một sô" câu đốĩ.
Tường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói mũi, trước có 2 cột đồng trụ trên đắp
hình 2 con nghê, bờ nóc có biển ghi “An Lạc tự”.
Tiền đường 5 gian, 6 vì. Kết câu vì trụ giá chiêng, kẻ
chàng, tiền bẩy, hậu bẩy. Thượng điện 3 gian, kèo kìm cánh bóng kẻ chàng. Tòa
trên cùng đặt 3 pho tượng Tam thê", A Di Đà, đến tượng Quan Âm thiên thủ
thiên nhãn (nghìn đầu, nghìn mắt), 2 bên cố tượng Văn Thù Bồ tát và Phổ hiền Bồ
tát.
Bệ dưới đặt tượng Ngọc Hoàng, 2 bên có Nam Tào, Bắc Đẩu rồi
đến tượng Thích Ca sơ sinh đứng trong tòa Cửu Long (9 rồng). Năm 2004, chùa được
úy ban nhân dân tỉnh cấp bằng xếp hạng di tích Lịch sử - văn hóa.
Chùa Ấn Quang (Ẩn Quang tự): ở thôn Mai Trung, khởi dựng vào
năm 1965 trên khu đất rộng 5 sào, theo hướng Đông Nam. Tiền đường 5 gian, 3
hàng chân cột gỗ xoan, tam bảo 3 gian cột gạch. Năm 1986, chùa được tu sửa lại,
thượng điện 3 gian, tạo hình chữ Đinh (T). Chùa có 3 pho Tam thế, Tam tôn,
Thích Ca sơ sinh và Ngọc Hoàng.
Ngoài tam bảo đặt Tứ đại Thiên Vương bằng gỗ, cổ tượng Đức
Ông và Thánh Hiền bằng xi măng. Nhà mẫu có 3 pho tượng Tam phủ bằng gỗ. Ngày
12/12/2008, ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số’ 2012/QĐ-UBND
xếp hạng di tích chùa Ân Quang là di tích Lịch sử - văn hóa.
Chùa San gồm 5 gian tiền đường, 3 gian tam bảo và Phật điện,
hướng Tây nhìn ra sông cầu, hình chữ “Nhị” (“), các vì mái thượng con chồng, hạ
kẻ. Cổng vuông góc với tiền đường. Chùa có 3 gian nhà tể và nhà mẫu cùng 3 gian
nhà khách; có tượng Khuyến Thiện, Thánh hiền, Trừng ác, Đức Ông bằng gỗ tạc nổi,
áo chảy, nẹp bong. Các pho Tam thế, A Di Đà, Tam tôn cổ kính. Tòa Cửu Long được
sơn son lộng lẫy cùng tượng Ngọc Nữ dâng hoa, Thổ Kỳ và Quan Âm tông tử. Ban thờ
tổ có tượng sư Tổ mẫu tam phủ có 3 tượng mẫu, cô, cậu. Ban thờ Đức Thánh Trần
có tượng Đức Thánh ngồi trên ngai, có 3 tấm bia hậu Phật ở tam bảo.
Ngày 30/12/2013, ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết
định số 1936/QĐ-UBND xếp hạng chùa San là di tích Lịch sử - văn hóa.
Nghè Ngũ Giáp (nghè Tiếu) -, ở Mai Thượng, thờ thánh Trương
Kiều (con Thánh Tam Giang) và tướng Trương Hống, bên cạnh hồ bán nguyệt, hướng
Nam nhìn ra sông cầu. Đây là công trình văn hóa tín ngưỡng cổ được xây dựng từ
lâu đời, qua nhiều lần trùng tu nghè vẫn còn lưư giữ được nhiều nét cổ kính, hệ
thống kiến trúc và cấc cổ vật từ xa xưa.
Hiện nay, công trình kiến trúc (tiền tế và hậu cung) của
nghè Ngũ Giáp vẫn còn giữ được bộ khung mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn
(thế kỷ XIX). Kiểu bình đồ kiến trúc hình chữ Tam (H) gồm 5 gian tiền tế, bổ cột
đồng trụ, 6 hàng chân cột; hậu cung 3 gian.
Trong nghè hiện còn lưu giữ được hai tượng thành hoàng làng,
một đạo sắc niên hiệu Chiêu Thống nguyên niên (năm 1786), một quả chuông đồng
đúc năm Tự Đức thứ 4 (năm 1851), hệ thống cổ vật bằng gỗ...
Ngày 30/12/2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết
định số’ 2163/QĐ-UBND xếp hạng Nghè Ngũ Giáp là “Di tích Lịch sử - văn hóa”.
Lăng cụ Nghè sổ (Đình nguyên Nguyễn Đình Tuân):
tại thôn Châu Lỗ, là công trình văn hóa tín ngưỡng của dòng
tộc Nguyễn Đình và Nhân dân địa phương, được xây dựng từ năm 1937, đến nay di
tích bảo tồn được nguyên vẹn các yếu tô" gốc câu thành di tích và còn lưu
giữ nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị: 1 bản sắc phong, 1 bia đá thời Nguyễn
niên hiệu Bảo Đại thứ 5 (1930), 2 tượng voi chế tác bằng đá muối.
Các hạng mục công trình như nghi môn nội, nghi môn ngoại,
khu mộ và nhà bia, các nét chạm khắc tinh tế trên đá muôi, tượng voi, trên nghi
môn, nhà bia về đề tài tứ linh (long, ly, quy, phượng) hoa lá cách điệu... mang
đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn đầu thế kỷ XX.
Lăng là nơi an nghỉ của cụ Nghè Sổ (Đình nguyên Nguyễn Đình
Tuân, 1867 - 1941) quê ở làng Trâu Lỗ, tổng Mai Đình (nay là thôn Châu Lỗ, xã
Mai Đình). Làng Trâu Lỗ xưa có tên nôm là làng Sổ, vì vậy cụ Nghè Nguyễn Đình
Tuân được Nhân dân trong vùng gọi là cụ Nghè Sổ.
Cụ là người đỗ đầu khoa thi Đình năm Tân Sửu (1901). Thời
nhà Nguyễn, cụ Nghè Sổ là người duy nhất của tỉnh Bắc Giang đỗ Đình nguyên,
trong tổng số’ 43 Đình nguyên. Hằng năm, vào ngày 20/6 âm lịch, dòng họ và Nhân
dân trong thôn tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ công trạng của cụ đối với quê hương,
đất nước.
Năm 2014, lăng được ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang xếp hạng
di tích Lịch sử - văn hóa.
Bên cạnh đó, xã Mai Đình có mật độ khá dày đặc công trình kiến
trúc tín ngưỡng tâm linh chưa được xếp hạng, tuy quy mô và niên đại khấc nhau,
có những công trình chỉ còn lại dấu tích và một số ít hiện vật nhưng đã cho
thây bề dày văn hóa, lịch sử của vùng đất này.
Miếu thờ Mỹ Đàm Công chúa (thôn Mai Trung), thờ Khổng Tử ở
Văn chỉ (thôn Mai Trung - nay Văn chỉ không còn), thờ thần Quý Minh ở nghè
(thôn Mai Trung), thờ Lý Vực ở miếu (thôn Thắng Lợi), thờ Chu Thị Văn Tự đ miếu
(thôn Mai Trung), thờ ông Cao Võng ở điếm (Thổ công, ông tổ của phường thuyền).
Đình Mai Hạ thờ Thánh Tam Giang, tạo dựng vào khoảng thế kỷ
XVII, có 5 gian đại bái, 2 chái, dĩ và hậu bầu 3 gian; có đồ thờ thần khí, kiệu.
Đình bị phá hủy trong kháng chiến chống thực dân Pháp và được phục dựng lại vào
năm 1987. Trên đường xuôhg bến phà Đông Xuyên, đình tọa lạc trên khu đất rộng 5
sào, có tòa tiền đình 5 gian 2 chái, tường xây bình đầu bít đốc, 2 cột đồng trụ.
Hậu bầu 3 gian, có long ngai, bài vị, kiệu, hương ấn, tàn lọng, câu đốỉ, sắc
phong, thần tích, chấp kích, bát bửu... Tượng Thánh Tam Giang tọa trên ngai,
trên có bức đại tự “Thánh chung vạn tuể’ sơn thiếp lộng lẫy. Hằng năm, hội lệ mở
vào ngày 5 tháng Giêng và ngày 10 tháng Tư, có rước thánh từ nghè ra đình và rước
hoàn cung.
Đình Mai Trung: đình cũ có 1 tòa đại bái 3 gian 2 chái 2 dĩ
nối với hậu bầu bằng 1 dải muống. Đình thờ Lữ Gia. Trong kháng chiến chông thực
dân Pháp, đình đã bị tháo dỡ. Năm 1982, đình được khởi dựng lại có 3 gian hậu
cung, 1 gian hậu bầu. Năm 1989, dựng lại tòa đại bái 5 gian 2 chái, xây bình đầu
bít đốc, các vì theo lối thượng kẻ bào trơn đóng bén bằng gỗ xoan. Hiện nay,
đình còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như: kiệu, long ngai, bài vị, hương
án và nhiều thần khí... Hội lệ hằng năm vào 3 ngày 09, 10 và 11 tháng Giêng.
Đình Mai Thượng: (đình Cả, đình Ngự) có từ thời Lý, quy mô
khá lớn, thờ Thánh Trương Kiều, Thánh Tam Giang và Mỹ Đàm Công chúa và thờ các
vị quan hầu. Đình bị phá hủy trong kháng chiến chống Pháp, chỉ còn lại một chiếc
mâm cổ, đưa về nghè.
Đình Vọng Giang: khởi dựng đầu thế kỷ XIX, thờ Công chúa Lý
Nguyệt Sinh và Phò mã Chu Đình Dự. Đình cũ có tòa đại bái 5 gian, hậu cung 3
gian, đã bị phá trong kháng chiên chống thực dân Pháp. Năm 1955, đình được xây
dựng lại với 5 gian tiền tế, tổng thể hình chữ Tam (H), tiền đình 5 gian, đại
bái 4 gian, hậu đường 3 gian. Đồ thờ có long ngai, bài vị, tượng công chúa Lý
Nguyệt Sinh và Phò mã Chu Đình Dự bằng gỗ sơn thiếp vàng...
Đình Bơi - (Đình Bến đò): Hậu cung 5 gian, nhà tiền tế 5
gian, 2 xưởng chải để 4 chải của 4 giáp (Đông Trước, Tây Trước, Bắc Tuyền và
Trung thôn)... Đình đã bị hỏng trong kháng chiến chông thực dân Pháp.
Chùa Châu Lỗ (tức chùa Sổ): tạo dựng từ thời Lê. Đến đầu thế
kỷ XIX, chùa chuyển từ giữa làng ra đầu làng. Trong kháng chiến chông thực dân
Pháp, chùa hư hỏng nặng, còn lại tòa tam bảo 5 gian 2 chái, nhà tổ (3 gian),
nhà mẫu (2 gian); có các pho tượng Tam tôn (pho A Di Đà tọa trên tòa sen),
Thích Ca hành đạo, Thích Ca sơ sinh cùng tượng Hộ Pháp, Đức Ông, Thánh hiền. 2
đầu hồi tòa tam bảo đặt được Quan Âm tọa sơn và Thị Kính. Nhà tổ và nhà mẫu đều
có tượng. Chùa còn lưư giữ hơn 20 bia đá.
Chùa Ân (tức Thiên Ân tự), ở xóm Lợ. Trước có đủ cả tam bảo,
nhà tổ, nhà trai, có ruộng vườn để nhà chùa lây lộc thờ cúng. Năm 1947, chùa Ân
được sáp nhập vào chùa Xấc, đưa tường về chùa Xấc. Năm 1950, chùa bị phá hủy;
năm 1986 được xây dựng lại: thượng điện 3 gian nối với Tam bảo tạo hình chữ
Đinh. Tượng Phật có 3 pho Tam thế, Tam tôn, Ngọc Hoàng, Thích Ca sơ sinh. Ngoài
tam bảo có Tứ đại Thiên Vương bằng gỗ và tượng Đức Ông, Thánh Mẫu...
Chùa Mai Hạ: là chùa lớn, 100 gian nhưng bị phá hủy trong
kháng chiến chông thực dân Pháp. Năm 1974, xây lại tòa Tam bảo 3 gian 2 chái,
thượng điện 2 gian, nhà tể 9 gian. Tượng phật có Tam thế, Tam tôn, Ngọc Hoàng,
Thích Ca sơ sinh, Đức Ông, thánh hiền, tượng Tổ, tượng mẫu. Vườn chùa có 2 tháp
cổ. Mở hội vào ngày 19 tháng Giêng.
Nghè Mai Hạ có 3 gian 2 chái, xây bình đầu bít đốc, 2 cột đồng
trụ tứ phượng đèn lồng. Kèo có kết câu thượng con chồng hạ kẻ, 5 hàng chân cột.
Hậu cung 3 gian, 4 hàng cột, bên cạnh có đàn rồng, kiệu bát cống, chiêng trông
và nhiều đồ thờ thần khí khác. Hội lệ hằng năm đều rước tượng Thánh từ nghè ra
đình tế lễ rồi lại rước hoàn cung.
Nhà thờ họ Nguyễn: Là ngôi nhà của Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuân.
Nhà rộng 360 m2, 5 gian. Gian giữa đặt hương án, có đồ thờ, ảnh 3 anh em. Bức đại
tự treo giữa nhà có 4 chữ “Quang tiền Thúy hậu” (ánh sáng tiền nhân soi mãi đời
sau). Một sô" câu đốĩ do môn sinh tặng, ca ngợi Tiến sĩ. Trong nhà thờ có
cuốn gia phả họ Nguyễn bằng chữ Hán.
Nhà thờ đạo Mai Thượng: được xây dựng năm 1939, hoàn thành
năm 1941 gồm 1 gác chuông cuốn vòm, cao 15 m, giảng đạo và làm lễ thánh 11
gian, 1 gian hậu bầu, 5 gian nhà phòng; nóc cao 10 m, hướng Tây.
Diện tích cả khu nhà thờ hơn 240 m. Trong nhà thờ có nhiều
tượng nhỏ. Là nhà thờ của 3 thôn Mai Thượng, Mai Trung và Thắng Lợi, do một
trùm họ quản lý. Khoảng 2 tháng, cha đạo về làm lễ thánh một lần. Kính phí xây
dựng nhà thờ do Tòa Giám mục Bắc Ninh cấp. Nhà thờ đã được tu sửa 1 lần vào năm
1955.
Việc xuất hiện đạo Thiên Chúa ở Mai Đình, theo truyền miệng,
vào đầu những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, ở làng Tiếu có ông khóa Đỗ Xuân Nhuận
đi thi mây lần không đỗ. Sau cố ý định đi đạo để cầu vận may đỗ đạt. Ông Tổng Đệ
(bô" ông Nhuận) và gia đình em rể (là ông Tổng Đa) đều xin theo đạo. Sau
đó, ông Nhuận đi thi đỗ tú tài - gọi là ông tú Tiếu.
Nhưng khi về bái tổ, ông Nhuận vào đình làng tạ Thành hoàng
làng và lại trở về bên lương (không theo đạo), chỉ có gia đình ông Tổng theo đạo.
Sau nhân vụ đâu tranh đòi ruộng, dân làng muôn lấy được ruộng nên phải đi theo
đạo, nhượng bộ với chủ điền. Từ đó, làng quy định các họ đều phải có người đi đạo,
nhà nào cũng phải vừa có người đi đạo, vừa có người đi lương. Có thời điểm một
nửa làng đi đạo. MỐI quan hệ giữa trong và ngoài đạo vẫn thân mật, đoàn kết,
không có sự bài xích, mâu thuẫn.
Thực chất, đây có thể chỉ là một trong những thủ đoạn của thực
dân Pháp sử dụng hòng che đậy dã tâm xâm lược của chúng mà người dân Mai Đình
khi đó không thể biết được.
Miếu Đức Thánh Cả: thần làng Mai Thượng cố tên húy là Trương
Kiều (hiệu là Đức Thánh Cả). Truyền thuyết kể rằng thần là con trai của thần
Tam Giang Khước Định Đại vương Trương Hống. Khi nghe tin cha tự vẫn ở ngã ba
Như Nguyệt chạy đến tự vẫn cùng cha, khi đó Trương Kiều mới 6 tuổi. Xác dạt vào
bờ được chôn cất dựng miếu thờ - gọi là miếu thờ Đức Thánh Cả, nổi tiếng linh
thiêng.
Lăng mộ Quận công Nguyễn Đình Chính ở làng Nguyễn, rộng khoảng
1.000 m2, có tường đá ong bao quanh, hướng Nam. Phần mộ xưa chìm dưới đất (nay
được xây nổi bằng gạch). Khu lăng có 1 từ chỉ 3 gian ở phía trước để dân làng sắp
lễ vào ngày giỗ (16 - 17 tháng Giêng). Phần lăng xây 2 tầng, 8 mái, 8 đầu đao,
có biển đề “Quận công lăng” (lăng Quận công) và một câu đối đặt phía trước ban
thờ. Cổng lăng xây 2 cột đồng trụ, chóp đắp hình quả giành. Cột vuông đề 2 câu
đối chữ Hấn.
Lăng mộ họ Đặng - ở ngõ Tây xóm Trước, xây bằng đá, khuôn
viên có cung đình, voi đá, ngựa đá. Giữa cánh đồng Xác có 2 mẫu ruộng gọi là ruộng
quan đám để dân làng dùng làm cúng giỗ ông quan giám thị họ Đặng. Qua thời
gian, lăng bị tàn phá, nay chỉ còn 1 miếu thờ.
Mai Đình còn lưu giữ một khối lượng khá lớn văn khắc gồm văn
bia và hoành phi, câu đối bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm trên các bia đá, chuông đồng,
bảng gỗ, cột đá, cột gỗ, cây hương...
Đến nay, trên địa bàn xã đã sưu tầm được 35 câu đốì, 124 văn
bia, đó là Hậu Phật bi ký, Hậu thần bi ký, Hậu Phật bi chí, Hậu tự bi ký, Bảo
Ân hậu bi, Bi Hậu ký kỵ, Hậu Phật vạn đại... Nội dung ghi lại những sự kiện, những
con người có liên quan đến việc làng xã, đình chùa, đền, miếu, lăng tẩm được
dân chúng tôn vinh, được thụ lộc bốn mùa cúng tế.
Trong sô" hàng trăm bi ký, có tấm bia mang tên “Hậu thần
bi ký”... tạo năm 1707, dựng tại đình xã Mai Đình, tổng Mai Đình, huyện Hiệp
Hòa (nay thuộc xã Mai Đình). Bia 2 mặt, khổ 61x47 cm, 31 dòng, 1.000 chữ. Toàn
văn chữ Hấn (có chữ Nôm), khắc chân phương, không hoa văn trang trí. Tóm lược
như sau:
“Xã trưởng Trần Nhân Phúc, Đào Hữu Kính... cùng toàn dân xã
Mai Đình lập bia Hậu thần. Nguyên vì, bản xã cố quan phụng thị Vương phủ Thị nội
gián, Tổng Thái giám Dật Hải hầu Nguyễn Đình Diên, tự Phúc Thuyên Thụy Đôn Nhượng,
người bản xã, địa vị cao sang, tấm lòng khiêm tốn, lộc càng nhiều bố thí càng rộng.
Bản xã có công việc gì, ông cũng đóng góp, lại ban cấp cho bản xã 150 quan tiền
sử và một sô" thửa ruộng để dân xã chi vào việc công và làm huệ điền. Do
đó, toàn dân trong xã thây cần phải báo đáp, bèn cùng bầu ông làm Hậu thần và
cho bô" mẹ của ông cũng được phôi hưởng...”
Tâm bia mang tên “Bi hậu ký kỵ”, tạo năm 1914. Bia một mặt,
khổ 52x33 em, 9 dòng 100 chữ. Toàn văn chữ Hấn, khắc chân phương, không hoa văn
trang trí. Tóm lược: “Bà Đỗ Thị Hạnh nhân khi dân thôn Mai Thượng, tổng Mai
Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang sửa chữa tòa sen và tô lại tượng Phật chùa
Bảo An, đã cung tiến 50 nguyên và 2 sào ruộng để chi phí. Do đó, bà được bầu
làm Hậu Phật và hứa sẽ làm giỗ theo nghi lễ. Sô" ruộng bà cúng, dân giao
cho nhà sư ở chùa canh tác để chi phí cho ngày giỗ của bà. Vậy, nay lập bia, khắc
chữ vào đá, lưu truyền mãi mãi”.
Trong sô" những câu đốĩ, ở miếu thôn Mai Thượng có câu:
“Lý Đại Triệu triều sư hể uy danh trương thê" lực
Hiệp Hòa, Mai Thượng, miếu đình thắng tích bảo lê dân”
Dịch nghĩa:
“Đời Lý triều Triệu như hổ sổi uy danh phổ trương sức mạnh
Hiệp Hòa, Mai Thượng, miếu đình còn in dâu những thắng tích
giúp dân lành”.
Hoặc thôn Châu Lỗ (ở đền) có câu:
“Miếu vũ huy hoàng nhật nguyệt soi tên xóm Lỗ
Nhân gia phúc túc sơn xuyên anh dục tráng kim Trâu”.
Dịch nghĩa:
“Miếu vũ huy hoàng nhật nguyệt sáng soi tên xóm Lỗ
Nhà nhà giàu có, núi sông chung đúc ây thôn Trâu”...
Xã Mai Đình có 8 bản (sách) “Xã chí” - soạn trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945, ghi chép lại tên gọi làng xã, quy mô, phong tục, ngành nghề,
di tích, bi ký, sắc phong, thần phả, lễ hội... 2 bản hương ước của làng Mai Hạ
và làng Châu Lỗ ghi chép những quy định của làng về các hoạt động chính trị,
kinh tế, văn hóa, an ninh trật tự, nghĩa vụ công dân với làng, xã; 2 bản Thần
tích nêu công trạng của vị thần đối với nước, với dân địa phương - đó là Thần
tích xã Giáp Ngũ và “Thần tích Giáp Nhất - Giáp Ba”.
Ngoài ra, xã Mai Đình còn cố 3 đạo sắc phong đ thế kỷ XVII
và XVIII, phản ánh tục thờ thành hoàng làng cũng như đình chùa, đền miếu ở thời
kỳ đó và những vị thành hoàng được thờ cũng nổi tiếng linh thiêng. Xã có 2 bản
Địa bạ đầu thế kỷ XIX, ghi chép về số’ ruộng đất (thổ canh, thổ cư, ao vườn, đất
công, đất tư...) giúp ta hiểu thêm về chế độ ruộng đất của địa phương ở thời kỳ
đó.
Hương ước: mỗi bản Hương ước thường có 2 đến 3 con dấu của
tiên chỉ (dấu tròn), của lý trưởng (dấu vuông), của thư ký (dấu bầu dục lõm 2
bên), gồm 22 điều với các tiểu mục: Chính trị trong làng, sổ thu chi, bổ SƯU
thuế Nhà nước, việc canh phòng tuần đinh, sửa sang đường sá, học hành, việc kiện
cáo, sự cứu cấp... soạn ra theo chỉ thị và mẫu trước của Toàn quyền Phấp (có thể
không đủ 82 điều). Xã Mai Đình có 2 bản Hương ước, soạn năm 1942. Sau đây là
tóm lược 2 bản đó:
Hương ước xã Mai Hạ, tổng Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc
Giang:
Quan lễ: Dân tục, từ cổ, ai đến 18 tuổi, thời cứ ngày mùng 4
tháng Giêng, đệ 10 quả cau ra đình làm lễ thần và tường dân để gánh thuế thân
và vào sổ đáo thuế, phải chịu phu dịch cho đến tuổi 60 thời dân trừ thuế cho.
Cũng cứ ngày mùng 4 tháng Giêng có cơi trầu tường dân để trừ thuế chứ không phải
khao vọng gì cả.
Hôn lễ: Dân tục - ai đến tuổi lấy vợ, lây chồng, tiền hôn lễ
tùy tình, tiền nộp cheo mỗi đám cưới 0,3 đồng... Dân cấm không ai được cự tang
và đoản tang hoặc còn có họ với nhau mà giá thú. Nêu ai không tuân, thời trình
quan trên trừng trị...
Đến các tiểu mục: táng lễ, tế lễ, thuế khóa, tuần phòng, đê,
lộ, cầu cống, bến đò, quân sự, trật tự (như: Dân cấm không ai được chơi bời hay
gá cờ bạc và du thủ du thực, làm sự phi pháp như rượu lậu, thuốc phiện... nếu
người nào phạm vào, làm hại làng hoặc đem người về làng làm trộm cướp, tỏ có
người chứng biết thời cất ngôi và không cho dự đình chung, không ai ăn ngồi mây
người ây).
Hương ước xã Châu Lỗ: cũng nêu những điều như trên nhưng cụ
thể hơn, không kê theo chỉ dẫn của trên mà theo tình hình của xã.
Lý trưởng và Tri huyện Đào Bá Kỷ, ký tên đóng dâu (không đề
ngày tháng).
Thần tích:
Thần tích Giáp Nhất - Giáp Ba xã Mai Đình, tổng Mai Đình
(tóm lược):
Đinh Triều Bạch Tượng Đại Vương ngọc phả (Ngạc phả vị Đại
vương Bạch Tượng triều nhà Đinh).
Hàn lâm viện, Đông các đại học sĩ, thần Nguyễn Bính phụng soạn
năm Hồng Phúc nguyên niên (1572).
Thời Ngô, ở Châu Hoan có người họ Bạch, húy Lân, vợ Thị
nghiên đã 49 tuổi mà chưa có con. Một hôm, bỗng thây đám mây hình con voi sà xuống
chỗ 2 người ngồi uống trà.
Về sau, vợ có thai sinh ra 1 bọc, nở ra 2 con trai, đặt tên
anh là Tượng, em là Địa. 8 tuổi cha mẹ mất. Có người chú ruột mất để lại đứa
con trai tên là Đài, là người tài trí. Sau, các ông bị người họ Đặng trong làng
làm hại, phải vào xã Động Phí, huyện Sơn Minh, trân Sơn Nam.
Đến 19 tuổi, tập hợp binh dũng hơn 500 người, cướp của nhà
giàu chia cho người nghèo, thù họ Đặng và gia nhập đội quân của Đinh Bộ Lĩnh. Bộ
Lĩnh lên ngôi, 3 ông về quê rồi trở lại Động Phí khao dân rồi mất ở đó. Hai
giáp Nhất và Ba thờ ông Bạch Tượng làm thành hoàng, được bao phong: Đông Hải Bạch
Tượng tối linh Đại vương.
Thần tích xã Giáp Ngũ tổng Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc
Giang (tóm lược). Hùng Duệ Vương triều dương trần, nhất vị Đại vương âm thầm,
nhất vị Hoàng hậu ngọc phả (Ngọc phả 1 vị Đại vương là dương dần, 1 vị Hoàng hậu
là âm thần đ triều Hùng Duệ Vương).
Bản chính của Bộ Lễ, Quốc triều.
Hàn lâm viện, Đại học sĩ, thần Nguyễn Bính phụng soạn năm Hồng
Phúc nguyên niên 1572.
Nội các, Bộ Lại phụng sao năm Vĩnh Hựu 6 (1740).
Tóm lược: Cuối đời Hùng Duệ Vương, Thục Phấn đem quân đánh.
Vua Hùng sai con rể là Tản Viên Sơn Thánh đem quân dẹp. Đến khu Vệ Tân, trang
Mai Đình, huyện Hiệp Hòa đóng quân, một đêm mơ thấy thần linh báo mộng phù trợ;
hôm sau, đánh tan quân Thục. Vua Hùng đã gia phong cho bách thần toàn hạt sắc
cho khu Vệ Tân xã Mai Đình...
Thần sắc xã Châu Lỗ, có 2 đạo sắc, đề ngày 29/7 năm Dương Đức
3 (1674) và đề ngày 16/5 năm Cảnh Hưng 14 (1953), cùng sắc cho: Đương Cảnh Vua
Ông, quan hiệp thánh thần, duệ trí thông minh, chính trực tế thế, an dân, tế
trang trung chính, tài minh thông lược, túc uy tĩnh nan, Tá trị hiển hộ Đại
vương.
Thần sắc xã Mai Đình có 1 đạo sắc đề ngày 26/7 năm Cảnh Hưng
44 (1783). sắc cho: Cao Sơn, Quý Minh hiển hựu hộ quốc hùng thánh, Uy minh hưng
Đại vương.
Tóm lược “Địa hạ xã Mai Đình” (tổng Mai Đình): tháng 3 năm
Gia Long (1805) do một số quan viên kê khai công điền, công thể, tư điền, tư thổ,
sô" ruộng 1 vụ thu, 2 vụ hạ thu, xứ đồng, sô" thuế, diện tích, tiếp
giáp của từng thửa. Tổng sô" điền thể có 902 mẫu 9 sào 1 thước 7 tấc.
Địa bạ xã Châu Lỗ (tổng Mai Đình): tháng 3 năm Gia Long 4
(1804), (kê khai như bản địa bạ trên)... Tổng sô" điền thổ 160 mẫu 9 sào 1
thước 5 tấc 4 phân.
Những văn bản trên được SƯU tầm và lưu trữ tại Viện Nghiên cứu
Hấn - Nôm và thư viện Khoa học xã hội. Điều đó cho thây xã Mai Đình có khá nhiều
văn bản Hán - Nôm còn đến ngày nay, nhất là dưới dạng vấn khắc (Hoành phi, câu
đốì), khẳng định nơi đây có truyền thống văn hóa, chuộng đạo học, đạo làm người,
nổi trội trong xã hội.
Mai Đình còn là đất của lễ hội. Trong các lễ hội lớn như bơi
chải, tung hoa, dân làng tổ chức diễn lại những điển tích, sự kiện hấp dẫn,
sinh động.
Lễ hội làng Mai
Làng Mai là một trong 10 làng của xã Mai Đình, ở ngoài đê
sông Cầu, 3 mặt sông nước (Đông, Tây, Nam), là cực Nam của xã và huyện, dân sống
chủ yếu bằng nghề nông (lúa nước, làm gai rợ, thợ nề, đánh bắt cá, dâu tằm). Thời
cổ tên làng là Tiếu Mai (tên nôm là làng Mai).
Thời Lê - Trịnh vì kiêng tên húy của một vị chúa nên làng phải
đổi tên Tiếu Mai thành Tiểu Mai. Làng Mai ở vào thế “hội thủy”, đất bằng, rộng,
màu mỡ, gần ngã ba Xà, thuận việc giao lưu, dân an vật thịnh, nơi có “Một tiếng
gà gáy ba tỉnh cùng nghe”.
Có thời là thành lũy của phủ huyện và đặt dinh thự của triều
đình phong kiến. (Năm 1931, huyện Hiệp Hòa thuộc phủ Thiên Phúc, do tri phủ
Thiên Phúc cai quản, lỵ, sở của huyện đặt ở xã Mai Đình). Trước kia do đường bộ
khó khăn nên đường thủy phát triển.
Nhà Lê cho xây dựng một hành cung ở khu vực núi la (xã Hòa
Sơn ngày nay) cạnh sông cầu, cùng với địa phận xã Mai Đình trở thành những
trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, nơi có phủ huyện (lỵ sở) để đón tiếp, phụng
sự việc quan.
Lễ hội tung hoa (tức lễ hội nghè Ngũ Giáp) vào mùng 1 và
02/02 và lễ hội bơi chải vào ngày 09 - 10 và 11/3 (đều tính theo âm lịch). Cả
hai lễ hội đều có chung một địa điểm, có sự tôn thờ chung các vị thánh, có
chung nguồn gốc xuất xứ và đều đậm nét văn hóa dân gian truyền thông với quy mô
tổ chức đặc trưng cho cả vùng.
Gọi là lễ hội tung hoa vì nội dung chính của hội là lễ tung
hoa ở nghè, theo truyền thuyết, diễn hội để làm vui lòng một vị thánh trẻ (tức
thánh Trương Kiều) đã tự vẫn theo cha khi 8 tuổi, giữ trọn đạo hiếu. Khi vào dịp
lễ hội, dân làng nghỉ hết việc để dự và xem cuộc rước cỗ của làng đưa đến.
Ngày hôm trước (tức 30) mỗi giáp phải làm 30 kg bánh giầy bằng
gạo nếp và đỗ xanh, rồi cắt nhỏ, nhuộm đỏ, gọi là bánh hoa. Các cụ trong ban
khánh tiết lây nước thờ vào chóe, lau rửa đồ thờ, làm vệ sinh khu đình, chùa,
miếu, cử người khiêng kiệu rước thánh từ nghè ra đình làm lễ.
Đoàn rước gồm các cụ trong ban tế, cờ lọng, ban nhạc, đội chấp
kích và kiệu (trên kiệu có chóe nước). Trên đường từ nghè đến ngã ba Xà, dân
làng lấy nước sông cầu về làm lễ mộc dục cho nhà Thánh, rồi lại rước chóe
(bình) nước về nghè, làm lễ tắm tượng.
Chiều 30 làng mở cửa đình cho dân làng làm lễ cáo yết thành
hoàng, rước cỗ ra nghè. Cỗ bánh kẹo, xôi chè, rồi lễ hội tung hoa bắt đầu. Ngày
01/02, rước cỗ của các cụ ông từ nhà quan đám ra nghè.
Cỗ gồm có mía đã dóc yỏ, tiện thành từng mẩu nhưng không cắt
rời mà để nguyên tâm, mỗi tấm dài 30 cm cùng bánh giầy và bánh hoa. Suốt 3 ngày
hội, làng nào cũng phải có 3 loại cỗ để tế thành hoàng. Ngày 02/02 dân làng rước
bánh từ nhà quan đám nhất trong làng ra nghè.
Hôm đó, những người làm cỗ được dân làng đến rước cỗ từ nhà
“ông chứa dân” ra nghè. “Ông chứa dân” là người trên 50 tuổi, gia đình hòa thuận,
mẫu mực, bô" mẹ song toàn hưng thịnh, không có tang, người nào muốn làm chức
này phải có ý kiến để làng xét.
Sáng mùng 1, sau khi rước lễ của thôn sở tại thì đón cỗ của
thôn bạn. Cỗ gồm thủ lợn, rượu trắng, bánh giày, bánh hoa, hương, hoa quả, vải
núi, đường trắng, mía... Mỗi ngày làm một lần để cúng thành hoàng. Chiều mùng 1
tổ chức đón cỗ của các làng Như Nguyệt, Phương La Đông, Phương La Đoài (xã Tam
Giang, Yên Phong, Bắc Ninh), làng Vân Mẫu (Quế Võ, Bắc Ninh) đều là cỗ chay như
cỗ của các làng Mai Trung và Thắng Lợi. Sáng mùng 2 làm lễ thánh và chuẩn bị hội
tung hoa.
Có 2 vị quan đám, vị quan đám thứ nhất (cả) đứng trên chiếu
dọc, quan đám nhị (2) đứng trên chiếu ngang không ai được bước vào 2 chiếu đó.
Cấc quan đám khấc thì theo vị trí đã định của làng, không được thay đổi.
Việc tế thánh nghè cong, vào lễ tung hoa, là nội dung chính
của lễ hội. Hoa là những thanh bánh giày cắt nhỏ, dài độ 3 cm, dày 0,5 cm, nhuộm
đỏ và vàng. Tế thánh xong, cụ thượng đọc bài văn giáo hoa.
Chủ tế là một người trai tịnh, phải ngủ ở đình trước khi mở
hội, tắm rửa bằng nước thơm, mặc quần áo dành riêng cho buổi tế. Đọc văn tế nói
rõ lý do, mục đích mở hội, cầu xin thánh thần, ca ngợi công đức thành hoàng, lời
văn xúc tích, hùng hồn, phù hợp nhịp điệu âm thanh trống chiêng, tạo được cảm
xúc, trang nghiêm, linh nghiệm.
Sau phần lễ đến phần hội. Mở đầu là hội tung hoa ở đình. Mỗi
giáp cử ra một người tung hoa (phát lộc). Lễ tung hoa là gợi nhớ đến thánh, vì
thánh Trương Kiều khi mất mới 8 tuổi, ngày thường rất thích trò chơi tung hoa.
Trước khi giáo hoa, ông quan đám đọc bài tế:
“Trước tế thần thượng đẳng tối linh Sau mừng dân an ninh phú
tuế Lệ làng ta tung hoa cầu phúc Hoa tế lễ thần chúc thọ cho dân”...
Đọc xong, đánh một hồi 3 tiêng trống, hoa được tung khắp nơi
trong khu vực nghè. Khi tung hết hoa thì trông đánh một hồi dài. Trong khi tung
hoa, hàng nghìn người chen lấn, vui cười, reo hò cùng cướp hoa theo nhịp trông.
Người cướp được hoa đó là điềm lành, càng nhiều hoa càng may mắn, hạnh phúc coi
đó là sự ban phát của thánh cho mọi người, mọi nhà.
Trong ngày hội, có trò đi bắt phỗng rất vui. Vẽ trên sân 2
vòng tròn đồng tâm. Vòng trong đường kính 5 m, vòng ngoài 7 m, đường đi trong
khoảng cách giữa 2 vòng tròn là 2 m. 12 chú phỗng con được đặt đều ở 12 ô đã được
chia đều trên đường đi đó. Điểm xuất phát của người bắt ngỗng là tâm của vòng
tròn. Có một đường đi rộng 2 m từ tâm đường tròn ra bên ngoài.
Phỗng cái to, bụng phệ, 12 phỗng con giống như chú tễu nhưng
nhỏ hơn phỗng cái làm bằng giây bồi trông như ông “Tiến sĩ giây” ngày xưa. Người
chơi ngồi xổm, mông không được động vào gót chân, nhảy như ếch nhảy, trên lưng
mang phỗng cái. Từ điểm xuất phát, người chơi nhảy dần ra đường đi ở vòng
ngoài, bắt con phỗng số 1, cầm phỗng nhảy trở lại điểm xuất phát, lại quay nhảy
tiếp, bắt đến con phỗng 12.
Nếu ai bắt được 12
con phỗng thì được giải lèo. Hôm sau, vào giải chính. Vòng rộng hơn (vòng trong
đường kính 6 m, vòng ngoài 8 m). Người nhảy bắt phỗng phải cõng phỗng cái trên
lưng. Mỗi đợt một người vào thi. Ai bắt được nhiều phỗng hơn thì được giải.
Xong lễ hội tung hoa (tháng 02), làng Mai tiếp tục chuẩn bị
tổ chức lễ hội bơi chải vào tháng 3. Tuy thời điểm gần nhau nhưng là “Trên bộ -
dưới thuyền” hình thức khác nhau hoàn toàn.
“Sân đình bắt phỗng chầu Vua
Dưới sông bơi chải đò đưa dập dìu”
Lễ hội bơi chải: (tức lễ hội trình thủy mã) vừa có ý nghĩa
tâm linh tín ngưỡng vừa để phô trương, biểu diễn lực lượng, mô phỏng một cuộc
ra quân hùng dũng, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống
yêu nước thương dân cho con cháu.
Hội bơi chải không theo định kỳ. Chỉ tổ chức vào năm nào được
mùa, dân làng làm ăn khá giả, sửa sang đình, chùa... Và chỉ trong hội bơi chải
mới có cuộc rước thánh từ nghè ra đình làm lễ và rước chải ra đình làm lễ
“Trình thủy mã”.
Dân làng rước 3 Kiệu (bài vị đức thánh và cỗ thờ), 2 long mã
đi từ nghè Ngũ Giáp lên đê, đến thôn Giáp Ngũ, xuống bến đò Và. Sáng 09/3, 5 chải
cùng 2 thuyền lớn (Tam bản) ngược sông lên ngã ba Xà, khép lại thành mảng. 5 chải
xếp liền nhau ở bên trong, 2 thuyền lớn ở 2 bên mảng chải. 1 thuyền nhỏ đi
theo, diễn tích “Triết Giang phò A Đẩu” (trong truyện Tam Quốc diễn nghĩa), sao
cho vừa đến đình Bơi thì hết tích truyện và chém Chu Thiện là kết thúc. Rước đồ
thờ, bài vị, cỗ lên đình Bơi làm lễ tại đình.
Chiều 09/3 tể chức bơi thử, sáng 10/3 làm một số lễ tế
thánh. Chiều 10/3, thi bơi ở vòng loại, mỗi bảng 3 hiệp. Sáng 11/3, ba thôn rước
lễ về nghè lễ thánh. Chiều thi bơi vào giải, thi xong thì rước chải về xưởng chải.
Làm “Lễ đàn ngoại”, trao giải ở cửa đình, kết thúc hội bơi chải.
Ở Mai Đình, cùng với lễ hội làng Mai còn có lễ hội làng Châu
Lỗ nổi tiếng từ lâu và trở thành một trong những “Đại hội” của huyện Hiệp Hòa,
tỉnh Bắc Giang.
Làng Châu Lỗ (tên nôm là làng Sổ - theo truyền tích, làng nằm
trên lưng con trâu, bị giặc Tông tàn sát xóa sổ nên có tên là làng Sổ. Hội làng
diễn ra ở đình và đền, to nhất là lệ Đại kỳ phước (Đại lệ), từ ngày 11 - 15/9
(âm lịch). Mỗi dịp tiết lệ mang sắc thái riêng. Lệ ngày 4 tháng Giêng có đánh mốc,
kéo dây - là những trò chơi dân gian đông vui hơn cả. Lệ “Đại kỳ phước” bắt nguồn
từ câu chuyện có thật vào ngày 12/9/1593 - đã hơn 400 năm vẫn được duy trì, ôn
lại việc kết nghĩa giữa 2 làng Châu Lỗ với làng Kim Lũ (tức Kẻ Lũ của tỉnh Bắc
Ninh xưa). Từ đó, 2 làng luôn giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn hoặc thăm
viếng khi vào dịp lễ tết.
Lễ hội làng Châu Lỗ:
Vào ngày 12/9/1593 (Quý Tỵ), dân làng Châu Lỗ làm lễ ở đền,
có 1 con trâu lạ chạy đến nằm ở trước nên dân làng giữ lại. Sau biết là trâu của
làng Kim Lũ (xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay) định giết để làm lễ
nhưng bị xổng.
Khi dân làng Kim Lũ tìm đến thì dân Châu Lỗ đón tiếp ân cần
và trả lại trâu. Cảm kích lòng tốt, dân Kim Lũ mang lễ sang tạ ơn và 2 làng kết
nghĩa anh em (kết chạ). Từ đó, mỗi khi cố công việc lớn hoặc gặp lúc khó khăn,
2 làng lại thăm hỏi, động viên, giúp đỡ nhau.
Tuy nhiên, chính thức thì cứ 10 năm dân làng Châu Lỗ lại mời
dân làng Kim Lũ một lần sang dự đại lễ với sự tiếp đóng rất long trọng ở đền và
đình. Ngày này, dân làng Châu Lỗ rước kiệu, bài vị, long ngai từ đình ra đền
làm lễ mộc dục.
Kiệu được đống (ghép) tại sân đền, dùng nước thơm lau rửa
ngai, bài vị, tượng thành hoàng rồi làm lễ tại đền. (Thành hoàng là Vua Ông,
Vua Bà). Ngày 12/9 rước về đình, làm lễ hoàn cung. Cúng thành hoàng bằng xôi,
thủ lợn.
Do có dân làng Kim Lũ tham dự nên nghi thức rất nghiêm
trang, cẩn thận. Khi đến đình, dành riêng dân làng Kim Lũ ngồi một nửa bên
đình, xưng hô bằng “dân anh” (đều gọi nhau là “anh”), ôn lại sự tích và thông
báo kết quả công việc mỗi làng trong 10 năm qua.
Hội làng Châu Lỗ không có nhiều trò chơi nhưng đông các làng
đến xem để chứng kiến và học tập nét đẹp văn hóa giàu tình nghĩa này. Đến nay,
cây đa cổ thụ được trồng trong dịp kết nghĩa ngày 12/9/1593 vẫn còn, trở thành
vật chứng cho sự kiện trên. Hiếm có nơi nào được như thế. Trong hội làng vào
mùng 4 tháng Giêng có 2 trò là đánh mốc và kéo dây, đánh mốc có ý nghĩa như lễ
động thể - 4 giáp cử ra 2 người cầm 2 cái sào tre dài, đẩy đi đẩy lại ở sân
đình. Làng cử ra 16 người, mỗi người cầm một hòn đá nhảy qua cây sào. Hai người
đẩy sào, đẩy đá vào một chỗ. Khi nhẩy hết 16 người là xong trò.
Tục kéo dây cũng tại sân đình. Dùng một dây song dài 8 m luồn
qua chỗ cọc chôn ở giữa sân. Trong khoảng đất của mỗi bên có 8 cái thùng (hố).
Khi chơi, mỗi bên có 8 người kéo, kéo qua 8 cái thùng là thua hẳn. Kéo qua 2
thùng là thua từng trận, phải kéo lại.
Lệ ngày 1 tháng 2 là lệ Trọng Xuân. Các giáp cho giã bánh
giày (gọi là chuẩn bị lương thực cho nhà thánh ra trận). Mỗi giáp 8 cái, 4 giáp
32 cái, mỗi cái to khoảng 20 cm. Tế thánh xong, chia cho các giáp...
Ngoài các lễ hội truyền thông, nơi đây còn bảo lưu được những
bài văn, thơ truyền khẩu, như sự tích Thánh Tam Giang diễn nghĩa, bài giáo hoa,
tế cúng thập loại chúng sinh (196 câu), văn cúng cháo. Bài nào cũng cố giá trị
cao về nội dung và nghệ thuật thể hiện, đạo nghĩa và nhân văn của dân làng.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Xã Mai Đình, Hiệp Hòa