Đình làng Tây Mỗ, xã Hà Thái, huyện Hà Trung, Thanh Hóa Đình làng Tây Mỗ, xã Hà Thái, huyện Hà Trung, Thanh Hóa Đình làng là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng ra đời từ thời Lê sơ (thế kỷ thứ XV, XVI), đánh dấu một bước phát triển của cơ cấu làng xã cổ truyền. Đình làng là một biểu tượng của tính cộng đồng, tự trị dân chủ của làng xã. Ngôi đình là trung tâm văn hóa của cả làng mà thể hiện cô đọng nhất là những lễ hội diễn ra ở đây. Đình làng Tây Mỗ, xã Hà Thái (chụp tháng 02/2018). Dịp Tết Nhâm Thìn năm 2024, khi đã xong xuôi “mùng Một Tết Cha, mùng Hai Tết Mẹ, mùng Ba Tết Thầy”, chiều mùng Bốn, sau lễ hóa vàng, tôi thong dong đi ra đình làng, vào đền thờ Thành hoàng dâng lễ thắp hương, cầu cho bản thân và gia đình, bạn bè năm mới được khỏe mạnh, an lạc, cầu cho quốc thái dân an, làng trên xóm dưới yên bình, mưa gió thuận hòa... rồi ra ngồi với mấy vị chức sắc trong xóm ngoài làng đang quây quần bên ấm trà bốc hơi nóng đưa hương nồng, cùng chuyện trò, đàm đạo. Tôi có hỏi các chú các bác, vị Thành hoàng làng mình có gốc tích từ đâu, chắc là người có công lớn với cả làng cả tổng ngày xưa nhưng không ai biết rõ. Anh Thông - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc của xã Hà Thái nói, ngày trước có hồ sơ lưu ở Ủy ban nhân dân xã (chỗ cũ) nhưng sau một vụ hỏa hoạn đã bị thiêu rụi. Kết cấu mái đình. Đình làng Tây Mỗ (làng Tây Mỗ, xã Hà Thái, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) có kết cấu và kiến trúc khá đặc trưng, lưng tựa vào núi Đình Quan, phía trước đình là hồ nước lớn nhất xã (giờ được giao khoán để nuôi thả cá). Ven hồ giờ đã được trồng đủ loại cây: dừa, bàng, hoa trạng nguyên, xà cừ... khiến cho hồ nước trở nên xanh tươi, râm mát quanh năm. Vị trí đối diện cửa đình có cây phượng già, phía dưới là cầu đá dẫn xuống hồ. Lối đi ngang qua đình luôn là con đường chính, nơi to rộng trung tâm nhất làng. Lối kiến trúc “tựa sơn hướng thủy” - lưng tựa núi, mặt hướng sông/hồ, rất hợp phong thủy này đã nói lên trình độ và tầm vóc của những người chủ trì xây dựng ngôi đình làng. Mặt hồ phía trước đình làng mùa hoa phượng nở. Vì không biết chữ Nho nên tôi chụp lại tấm ảnh ghi hàng chữ khắc trên thanh gỗ dài gắn giữa nóc đình gửi bạn tôi dịch thì thấy ghi: “Vào giờ Bính Thân ngày 24 tháng Chạp năm Quý Hợi Hoàng triều Tự Đức thứ 16 (tức năm 1863), dựng cột thượng lương mang lại may mắn đại cát đại lợi”. Vậy là tính đến nay, đình làng tôi đã có tuổi đời 161 năm. Thanh gỗ ghi thông tin ngày cất nóc ngôi đình. Càng đi lại thăm thú trong đình lại càng thấy khâm phục các cụ ngày xưa đã dựng nên ngôi đình này. Hai hàng cột chính bằng gỗ lim đều tăm tắp, to lớn (một người trưởng thành như tôi ôm không xuể), không rõ các cụ đốn hạ từ đâu, đẽo gọt chế tác thế nào mà trải qua 161 năm gần như chưa hề bị mối mọt. Bên trên là những xà kèo vì cột được chạm trổ tứ linh (long, ly, quy, phượng) hay các tích xưa (nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng) rất tinh xảo và sống động thể hiện trình độ điêu khắc rất đáng khâm phục của những người thợ xưa. Dù sao thì cũng đã trải qua bao nhiêu biến cố, qua hơn 160 năm tồn tại, việc trùng tu sửa sang gia cố là điều không tránh khỏi, cũ mới đan xen, tân cổ giao hòa có đôi chỗ còn cộc lệch, còn chưa ăn khớp nhau, nhưng để gìn giữ được một công trình kiến trúc thế này, cũng là công sức của bao nhiêu người. Cũng như bao nhiêu ngôi đình vùng Đồng bằng Bắc Bộ xưa kia, đình làng tôi chỉ mở cửa đón các vị chức dịch vào những dịp hội họp hay tưng bừng nhộn nhịp với cả làng vào những ngày lễ hội. Nghi thức “trải chiếu hoa giữa đình” và ai được ngồi vào đó là cả một niềm vinh dự, công lao. Các chú các bác kể, hồi xưa, sân đình còn rải đất, ngày mưa lấp xấp bùn nhão, ngày nắng nóng sột sệt bụi, thời bao cấp không ai chú trọng nên đình làng biến thành kho lưu giữ thóc giống, rơm khô, thuốc trừ sâu, nông cụ (cày, cuốc, xẻng, xà-beng...). Sau này cuộc sống dần khấm khá, sân đình giờ đã được lát gạch đỏ, tường bao xung quanh được xây lại vuông vức quét sơn đẹp đẽ, các kết cấu trong đình được gia cố, bảo tồn trở nên vững chắc hơn. Hình rồng được chạm trổ công phu. Một thứ không thể thiếu, gắn bó với sân đình, đó là giếng nước. Chắc do mạch nguồn chỗ giếng đào, vì đình sát kề hồ nước hay vì lý do nào đó mà giếng nước đình làng tôi lại được xây ở phía trong bên tay trái theo lối đi vào, khá khuất nẻo chứ không nhìn thấy ngay khi bước vào đình như những đình làng khác. Tuy vậy, vẫn là giếng làng, vẫn to rộng sâu đến mức choáng ngợp khi cúi xuống nhìn những viên đá xây thành giếng đã nhuốm mầu thời gian xám xịt bám đầy địa y, xung quanh là những bụi dương xỉ đủ loại thấp cao mọc lên và tươi xanh nhờ hơi nước bốc lên từ giếng. Chậm rãi tản bộ rời khỏi sân đình, tôi bất giác đưa mắt nhìn lên trời chiều buổi đầu Xuân, mái đình làng với hình đầu đao vuông vức, cạnh đó là hình nghê đắp nổi trông vui vẻ an lạc vẫn sừng sững “trơ gan cùng tuế nguyệt” suốt hơn 160 năm qua mà thầm khâm phục cha ông, khâm phục tiền nhân, dù cuộc sống xưa kia còn nhiều vất vả khó khăn hạn chế nhưng vẫn để lại một di sản chứa đựng đầy đủ văn hiến của một vùng quê thuần nông chăm chỉ, cần cù. Trên nóc mái đình làng. Đất nước này có bao nhiêu làng quê như làng tôi? Và trong đó có bao nhiêu mái đình in bóng tháng năm, chứa đựng bao nhiêu tầng văn hóa, mang bao nhiêu câu chuyện kể? Thầm hỏi rồi cảm thấy tự hào: Đất nước này thật là đẹp giàu văn hiến chứ, phải không? Hà Nội giữa hè, tháng 6/2024 Lê Hồng Lam Đình làng là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng ra đời từ thời Lê sơ (thế kỷ thứ XV, XVI), đánh dấu một bước phát triển của cơ cấu làng xã cổ truyền. Đình làng là một biểu tượng của tính cộng đồng, tự trị dân chủ của làng xã. Ngôi đình là trung tâm văn hóa của cả làng mà thể hiện cô đọng nhất là những lễ hội diễn ra ở đây. Đình làng Tây Mỗ, xã Hà Thái (chụp tháng 02/2018). Dịp Tết Nhâm Thìn năm 2024, khi đã xong xuôi “mùng Một Tết Cha, mùng Hai Tết Mẹ, mùng Ba Tết Thầy”, chiều mùng Bốn, sau lễ hóa vàng, tôi thong dong đi ra đình làng, vào đền thờ Thành hoàng dâng lễ thắp hương, cầu cho bản thân và gia đình, bạn bè năm mới được khỏe mạnh, an lạc, cầu cho quốc thái dân an, làng trên xóm dưới yên bình, mưa gió thuận hòa... rồi ra ngồi với mấy vị chức sắc trong xóm ngoài làng đang quây quần bên ấm trà bốc hơi nóng đưa hương nồng, cùng chuyện trò, đàm đạo. Tôi có hỏi các chú các bác, vị Thành hoàng làng mình có gốc tích từ đâu, chắc là người có công lớn với cả làng cả tổng ngày xưa nhưng không ai biết rõ. Anh Thông - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc của xã Hà Thái nói, ngày trước có hồ sơ lưu ở Ủy ban nhân dân xã (chỗ cũ) nhưng sau một vụ hỏa hoạn đã bị thiêu rụi. Kết cấu mái đình. Đình làng Tây Mỗ (làng Tây Mỗ, xã Hà Thái, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) có kết cấu và kiến trúc khá đặc trưng, lưng tựa vào núi Đình Quan, phía trước đình là hồ nước lớn nhất xã (giờ được giao khoán để nuôi thả cá). Ven hồ giờ đã được trồng đủ loại cây: dừa, bàng, hoa trạng nguyên, xà cừ... khiến cho hồ nước trở nên xanh tươi, râm mát quanh năm. Vị trí đối diện cửa đình có cây phượng già, phía dưới là cầu đá dẫn xuống hồ. Lối đi ngang qua đình luôn là con đường chính, nơi to rộng trung tâm nhất làng. Lối kiến trúc “tựa sơn hướng thủy” - lưng tựa núi, mặt hướng sông/hồ, rất hợp phong thủy này đã nói lên trình độ và tầm vóc của những người chủ trì xây dựng ngôi đình làng. Mặt hồ phía trước đình làng mùa hoa phượng nở. Vì không biết chữ Nho nên tôi chụp lại tấm ảnh ghi hàng chữ khắc trên thanh gỗ dài gắn giữa nóc đình gửi bạn tôi dịch thì thấy ghi: “Vào giờ Bính Thân ngày 24 tháng Chạp năm Quý Hợi Hoàng triều Tự Đức thứ 16 (tức năm 1863), dựng cột thượng lương mang lại may mắn đại cát đại lợi”. Vậy là tính đến nay, đình làng tôi đã có tuổi đời 161 năm. Thanh gỗ ghi thông tin ngày cất nóc ngôi đình. Càng đi lại thăm thú trong đình lại càng thấy khâm phục các cụ ngày xưa đã dựng nên ngôi đình này. Hai hàng cột chính bằng gỗ lim đều tăm tắp, to lớn (một người trưởng thành như tôi ôm không xuể), không rõ các cụ đốn hạ từ đâu, đẽo gọt chế tác thế nào mà trải qua 161 năm gần như chưa hề bị mối mọt. Bên trên là những xà kèo vì cột được chạm trổ tứ linh (long, ly, quy, phượng) hay các tích xưa (nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng) rất tinh xảo và sống động thể hiện trình độ điêu khắc rất đáng khâm phục của những người thợ xưa. Dù sao thì cũng đã trải qua bao nhiêu biến cố, qua hơn 160 năm tồn tại, việc trùng tu sửa sang gia cố là điều không tránh khỏi, cũ mới đan xen, tân cổ giao hòa có đôi chỗ còn cộc lệch, còn chưa ăn khớp nhau, nhưng để gìn giữ được một công trình kiến trúc thế này, cũng là công sức của bao nhiêu người. Cũng như bao nhiêu ngôi đình vùng Đồng bằng Bắc Bộ xưa kia, đình làng tôi chỉ mở cửa đón các vị chức dịch vào những dịp hội họp hay tưng bừng nhộn nhịp với cả làng vào những ngày lễ hội. Nghi thức “trải chiếu hoa giữa đình” và ai được ngồi vào đó là cả một niềm vinh dự, công lao. Các chú các bác kể, hồi xưa, sân đình còn rải đất, ngày mưa lấp xấp bùn nhão, ngày nắng nóng sột sệt bụi, thời bao cấp không ai chú trọng nên đình làng biến thành kho lưu giữ thóc giống, rơm khô, thuốc trừ sâu, nông cụ (cày, cuốc, xẻng, xà-beng...). Sau này cuộc sống dần khấm khá, sân đình giờ đã được lát gạch đỏ, tường bao xung quanh được xây lại vuông vức quét sơn đẹp đẽ, các kết cấu trong đình được gia cố, bảo tồn trở nên vững chắc hơn. Hình rồng được chạm trổ công phu. Một thứ không thể thiếu, gắn bó với sân đình, đó là giếng nước. Chắc do mạch nguồn chỗ giếng đào, vì đình sát kề hồ nước hay vì lý do nào đó mà giếng nước đình làng tôi lại được xây ở phía trong bên tay trái theo lối đi vào, khá khuất nẻo chứ không nhìn thấy ngay khi bước vào đình như những đình làng khác. Tuy vậy, vẫn là giếng làng, vẫn to rộng sâu đến mức choáng ngợp khi cúi xuống nhìn những viên đá xây thành giếng đã nhuốm mầu thời gian xám xịt bám đầy địa y, xung quanh là những bụi dương xỉ đủ loại thấp cao mọc lên và tươi xanh nhờ hơi nước bốc lên từ giếng. Chậm rãi tản bộ rời khỏi sân đình, tôi bất giác đưa mắt nhìn lên trời chiều buổi đầu Xuân, mái đình làng với hình đầu đao vuông vức, cạnh đó là hình nghê đắp nổi trông vui vẻ an lạc vẫn sừng sững “trơ gan cùng tuế nguyệt” suốt hơn 160 năm qua mà thầm khâm phục cha ông, khâm phục tiền nhân, dù cuộc sống xưa kia còn nhiều vất vả khó khăn hạn chế nhưng vẫn để lại một di sản chứa đựng đầy đủ văn hiến của một vùng quê thuần nông chăm chỉ, cần cù. Trên nóc mái đình làng. Đất nước này có bao nhiêu làng quê như làng tôi? Và trong đó có bao nhiêu mái đình in bóng tháng năm, chứa đựng bao nhiêu tầng văn hóa, mang bao nhiêu câu chuyện kể? Thầm hỏi rồi cảm thấy tự hào: Đất nước này thật là đẹp giàu văn hiến chứ, phải không? Hà Nội giữa hè, tháng 6/2024 Lê Hồng Lam Trở về đầu trang Đình làng Tây Mỗ làng Tây Mỗ xã Hà Thái huyện Hà Trung Thanh Hóa 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10