Tết Thanh Minh trong đời sống tâm linh người Việt Tết Thanh Minh trong đời sống tâm linh người Việt Không chỉ có Tết Nguyên Đán mới được gọi là Tết. Với đời sống văn hoá tinh thần phong phú, Việt Nam ta có nhiều lễ tết ý nghĩa, đậm đà bản sắc dân tộc như: Tết Nguyên Đán, Tết Khai Hạ, Tết Nguyên Tiêu, Tết Hàn Thực, Tết Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Rằm tháng Bảy, Tết Trung Thu... Mỗi loại Tết đều có ý nghĩa riêng. Tết Thanh Minh mang ý nghĩa cội nguồn, nhắc chúng ta không quên hướng về quê cha đất tổ. Người dân nhiều nơi kết hợp Tết Thanh Minh với Tết Hàn Thực, tức ngày bánh trôi bánh chay, được tổ chức vào ngày 3 tháng Ba âm lịch. Tuy nhiên, trên thực tế Tết Thanh Minh đi theo quy luật vận hành của Mặt Trời - lịch dương chứ không theo lịch Mặt Trăng - lịch âm, thường rơi vào ngày 4 hoặc ngày 5 của tháng Tư dương lịch. Tết Thanh Minh năm nay đúng vào ngày 4 tháng Tư dương lịch và càng thêm ý nghĩa khi trùng với ngày Giỗ Tổ (ngày 10 tháng Ba âm lịch), thể hiện sự dung hoà kỳ diệu giữa trời và đất, giữa xưa và nay, giữa cội nguồn và thực tại, nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam phải luôn nhớ về tổ tiên. Tết Thanh Minh là dịp con cháu hướng về cội nguồn, hành hương về quê cha đất tổ. Phong tục làm cỏ các phần mộ (lễ tảo mộ), sửa sang, thắp hương, đặt hoa quả thành kính tưởng nhớ ông bà tổ tiên là những hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ quan trọng này. Tết Thanh Minh cũng là dịp thong dong du ngoạn (hội đạp thanh), ngắm nhìn sự thăng hoa của đất trời vạn vật trong tiết xuân: Thanh Minh trong tiết tháng Ba Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh (1) Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, từ lâu Tết Thanh Minh đã trở thành lễ hội quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của biết bao người Việt Nam trong và ngoài nước. Người Nhật Bản, người Trung Quốc cũng có tục lệ Thanh Minh. Người Trung Quốc gọi Tết Thanh Minh là Tết Tam Nguyệt với hơn 2.500 năm lịch sử. Ngoài ý nghĩa tâm linh, Thanh Minh là ngày đặc biệt bởi đó vừa là ngày lễ, ngày hội, vừa là ngày mặt trời ở vị trí hoàng đạo, mang đến may mắn cho mọi người. Tết Thanh Minh nhắc chúng ta nhớ về quê hương, nguồn cội. Phảng phất trong bóng dáng mỗi con người là dấu ấn quê hương không dễ phai mờ theo năm tháng. Quê hương, nguồn cội chính là tài sản tinh thần vô giá đối với mỗi cá nhân chúng ta. Nếu không có điều kiện trở về quê hương trong dịp Thanh Minh này, xin hãy hướng về nơi thiêng liêng ấy bởi quê hương đi theo chúng ta suốt cuộc đời, in đậm dấu ấn trong từng nhân cách. Con dấu chìm đọng lại mãi trong tôi Tuổi thơ ấu không thể nào đánh đổi Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội Có một miền quê trong đi đứng, nói cười… (2) (theo hoilhpn) Không chỉ có Tết Nguyên Đán mới được gọi là Tết. Với đời sống văn hoá tinh thần phong phú, Việt Nam ta có nhiều lễ tết ý nghĩa, đậm đà bản sắc dân tộc như: Tết Nguyên Đán, Tết Khai Hạ, Tết Nguyên Tiêu, Tết Hàn Thực, Tết Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Rằm tháng Bảy, Tết Trung Thu... Mỗi loại Tết đều có ý nghĩa riêng. Tết Thanh Minh mang ý nghĩa cội nguồn, nhắc chúng ta không quên hướng về quê cha đất tổ. Người dân nhiều nơi kết hợp Tết Thanh Minh với Tết Hàn Thực, tức ngày bánh trôi bánh chay, được tổ chức vào ngày 3 tháng Ba âm lịch. Tuy nhiên, trên thực tế Tết Thanh Minh đi theo quy luật vận hành của Mặt Trời - lịch dương chứ không theo lịch Mặt Trăng - lịch âm, thường rơi vào ngày 4 hoặc ngày 5 của tháng Tư dương lịch. Tết Thanh Minh năm nay đúng vào ngày 4 tháng Tư dương lịch và càng thêm ý nghĩa khi trùng với ngày Giỗ Tổ (ngày 10 tháng Ba âm lịch), thể hiện sự dung hoà kỳ diệu giữa trời và đất, giữa xưa và nay, giữa cội nguồn và thực tại, nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam phải luôn nhớ về tổ tiên. Tết Thanh Minh là dịp con cháu hướng về cội nguồn, hành hương về quê cha đất tổ. Phong tục làm cỏ các phần mộ (lễ tảo mộ), sửa sang, thắp hương, đặt hoa quả thành kính tưởng nhớ ông bà tổ tiên là những hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ quan trọng này. Tết Thanh Minh cũng là dịp thong dong du ngoạn (hội đạp thanh), ngắm nhìn sự thăng hoa của đất trời vạn vật trong tiết xuân:Thanh Minh trong tiết tháng Ba Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh (1) Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, từ lâu Tết Thanh Minh đã trở thành lễ hội quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của biết bao người Việt Nam trong và ngoài nước. Người Nhật Bản, người Trung Quốc cũng có tục lệ Thanh Minh. Người Trung Quốc gọi Tết Thanh Minh là Tết Tam Nguyệt với hơn 2.500 năm lịch sử. Ngoài ý nghĩa tâm linh, Thanh Minh là ngày đặc biệt bởi đó vừa là ngày lễ, ngày hội, vừa là ngày mặt trời ở vị trí hoàng đạo, mang đến may mắn cho mọi người. Tết Thanh Minh nhắc chúng ta nhớ về quê hương, nguồn cội. Phảng phất trong bóng dáng mỗi con người là dấu ấn quê hương không dễ phai mờ theo năm tháng. Quê hương, nguồn cội chính là tài sản tinh thần vô giá đối với mỗi cá nhân chúng ta. Nếu không có điều kiện trở về quê hương trong dịp Thanh Minh này, xin hãy hướng về nơi thiêng liêng ấy bởi quê hương đi theo chúng ta suốt cuộc đời, in đậm dấu ấn trong từng nhân cách.Con dấu chìm đọng lại mãi trong tôi Tuổi thơ ấu không thể nào đánh đổi Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội Có một miền quê trong đi đứng, nói cười… (2) (theo hoilhpn) Trở về đầu trang 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10