Thần hoàng hay thành hoàng cũng được gọi là phúc thần, tức vị thần ban phúc cho dân làng, thường mỗi làng thờ một thần hoàng, thành hoàng nhưng cũng có khi một làng thờ hai, ba vị hoặc hai ba làng thờ một vị. Thần, thành hoàng có thể là nam thần hay nữ thần, tùy sự tích mỗi làng.
Từ thuở “khai thiên, lập địa” người dân trong cuộc đấu tranh
với thiên nhiên và giặc ngoại xâm đã xây dựng trong tâm khảm ý thức tưởng nhớ,
biết ơn những vị thiên tiên, địa tiên hoặc nhân thần, có công hộ quốc an dân
nên thường lập đền thờ phụng và tôn làm thần hoàng làng hoặc thành hoàng làng để
ngàn năm hương khói.
Đình Lại Trì, xã Tây Sơn (Kiến Xương), di tích lịch sử văn
hóa quốc gia thờ Quốc sư Dương Không Lộ với hoa văn kiến trúc rồng phượng uyển
chuyển.
Thần hoàng hay thành hoàng cũng được gọi là phúc thần, tức vị
thần ban phúc cho dân làng, thường mỗi làng thờ một thần hoàng, thành hoàng
nhưng cũng có khi một làng thờ hai, ba vị hoặc hai ba làng thờ một vị. Thần,
thành hoàng có thể là nam thần hay nữ thần, tùy sự tích mỗi làng.
Tiêu biểu trong các truyền ngôn cổ xưa về tục thờ thủy thần
trên địa bàn tỉnh Thái Bình phải kể đến thần tích “Vĩnh Công Đại vương” tôn thờ
tại đền Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ.
Thần tích kể rằng: Vua Hùng thứ XVIII không có con trai nối
dõi nên buồn bã, đau yếu khiến cho trăm quan triều đình lo lắng, các thế lực
ngoại bang đã “hò nhau” thôn tính Lạc Việt, Hùng Duệ Vương rất lo lắng liền cho
người đi mời Sơn Thánh về Kinh hiến kế phá giặc, Sơn Thánh tâu rằng: “Trời đã
“đa giáng anh tài” xuống làm dân đất Việt, để mà hộ quốc cứu dân đó thôi!”.
Vua Hùng vẫn không khỏi lo lắng, Sơn Thánh thưa: “Đó là Long
cung Hoàng Thái Tử đã thác sinh, đang náu ở Hoa Đào trang, bên bờ sông Vĩnh. Bệ
hạ nên cử Thái Tử Long cung trấn giữ và đánh giặc tại các “giang môn, yếu hải”
còn thần nguyện đích thân tiên phong cự địch tại các cánh đường bộ. Thần đồ rằng
chỉ vài hôm là giặc tan”.
Duệ Vương nghe nói cả mừng, lập tức lệnh lập Đàn cầu Trời ứng
trợ, tuần hương vừa tàn thì Thanh Y Tiên Ông lai giáng, mách vua cho người về
Hoa Đào trang mà triệu, sẽ có dị nhân đánh tan giặc. Hùng Vương cả mừng, sai sứ
giả về Hoa Đào trang (tức trang Đào Động thuộc xã An Lễ bây giờ) để truyền chỉ
dụ triệu kỳ nhân dẹp giặc.
Khi sứ giả về hỏi, dân Đào thôn kể về việc Giao Long ẩn thân
trong giếng cạn, sứ giả đến bên giếng xướng truyền sắc chỉ thì thấy Hoàng Xà hiện
ra rồi bỗng hoá thành một chàng trai lực lưỡng, tuấn tú hơn người.
Ngài nhận chỉ dụ, nhờ sứ giả báo với Vua Hùng là sẽ triệu 2
em, tuyển 10 tướng, chiêu mộ binh sĩ trong 10 ngày, rồi xuất quân đánh giặc
trên cả 8 cửa biển nước Nam, hứa sau 3 ngày là giặc tan... từ đó, ngài có tên
là Vĩnh Công (trọng nhân phát tích trên sông Vĩnh) hay còn gọi là Vua Cha Bát Hải
Động Đình.
Từ truyền thuyết “Vua Cha Bát Hải Động Đình” hiển linh ở
trang Đào Động (hồ Động Đình, nay thuộc xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ) nhóm nghiên
cứu chúng tôi khảo luận nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng Phật giáo du nhập
vào nước ta từ thời Vua Hùng thứ XVIII, sự gặp gỡ giữa Phật giáo với tín ngưỡng
nông nghiệp bản địa hình thành dòng Phật giáo dân gian với hệ thống Tứ Pháp (Thần
- Phật) tồn tại bền vững.
Các vị thần có thể “đầu thai” làm con cái các gia đình phàm
trần để giúp đỡ cho đất nước, nhà nào có phúc tất sẽ được hưởng. Tín ngưỡng thần
linh có dấu ấn của tư tưởng Luân hồi, Ứng thân Bồ Tát của Phật giáo Đại thừa.
Thủy thần thường xuất hiện dưới dạng giao long, thuồng luồng, rắn, rái cá hoặc
cá chép... để cứu dân khỏi tai họa. Tín ngưỡng thờ thủy thần phản ánh tâm tư,
nguyện vọng cầu an của người dân.
Theo các nghiên cứu lịch sử, để thu phục lòng người, tập
trung và củng cố quyền lực, các vương triều đều rất quan tâm và chia sẻ sự cầu
an nhuốm màu sắc tâm linh. Dựa vào những tư liệu khảo sát được, các nhà nghiên
cứu cho rằng, lần “khảo khóa phong thần” sớm nhất được biết đến đó là của vua
Lê Đại Hành, niên hiệu Thiên Phúc (980 - 988). Sau đó, các vương triều Lý, Trần,
Lê, Nguyễn đều cố gắng quy tụ và kiểm soát thế giới thần linh bằng việc phong
thần, ban sắc cho các làng phụng thờ.
Theo tài liệu khảo cứu, thời nhà Lê sơ, sự tác động bởi tinh
thần Nho giáo đối với tín ngưỡng thờ thần được chú trọng, “thần quyền” được
thâu tóm vào tay nhà vua cùng với tiến trình tổ chức bộ máy nhà nước tập quyền cao
độ về mặt thế tục. Bách thần được tập hợp, phân loại, phân cấp theo tinh thần
Nho giáo chính thống. Các thứ bậc Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần, Hạ đẳng thần
(Tôn thần) bắt đầu được dùng từ thời Lê trở đi.
Vua không chỉ cai trị dân chúng (thế quyền) mà còn có quyền
lực đối với thần linh (thần quyền). Thần quyền được thực thi thông qua bộ máy
nhà nước thế tục, là cơ cấu “Giám quản Bách thần” thuộc Bộ Lễ. Những thần linh
quan trọng đối với vương triều được nhà nước nâng cấp, chăm lo cúng tế tại kinh
đô và các địa phương (quốc tế).
Thần bảo hộ các làng xã được vua ban sắc phong và ra lệnh
cho dân sở tại thờ cúng. Trong số các vị thần làng, vị xứng đáng nhất theo nhãn
quan Nho giáo được phong làm thần Thành hoàng, thay mặt nhà vua thống lĩnh các
vị thần khác trong cõi thiêng. Thần Thành hoàng làng được phong tước Vương (Đại
vương) bậc Thượng đẳng thần.
Dấu vết của tục thờ thủy thần qua biểu tượng rồng được chạm
khắc xung quanh và trên trán bia, trên các đại bờ của đền chùa miếu điện. Rồng
biểu tượng cho tín ngướng của các cư dân canh tác lúa nước, ẩn dụ sự cầu mong
mưa thuận gió hòa để phát triển sản xuất nông nghiệp. Người dân Long Hưng (nay
là huyện Hưng Hà) xưa từng lưu truyền câu ca: “Nhất cao là núi Tản Viên/Nhất
sâu là nước Thủy Tiên, Phú Hà”. Làng Phú Hà thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, nơi
ngã ba sông (sông Hồng, sông Luộc) có đền thờ Thủy Tiên công chúa (con vua Thủy
Tề).
Thần tích kể rằng: Thuở ấy có người ở xã Ngọc Lạp, huyện
Thanh Miện, phủ Hồng Châu, lộ Hải Đông (nay là Thanh Miện, Hải Dương), họ Liễu,
tên Nghị, là danh sĩ. Một hôm Nghị cùng gia đồng chèo thuyền ngắm cảnh. Thuyền
đến cửa Luộc (Phú Hà) bỗng nghe tiếng ngâm thơ văng vẳng, lời lẽ thảm thê, Nghị
lấy làm lạ, bèn nói với bọn gia đồng đi theo rằng: “Không biết thần tiên hay ma
qủy mà lại có lời lẽ thê thảm đến như vậy”.
Liễu Nghị bèn cho người dừng thuyền bên bờ sông, một mình
lên bờ, chợt Nghị nhìn thấy bóng dáng thiếu nữ tuổi độ đôi tám mi xanh như liễu
rủ, má thắm tựa hoa đào, Liễu Nghị chợt nghĩ “dẫu tiên nữ ở cung trăng hay phi
tần nơi thượng giới, cũng không thể hơn được”.
Người con gái nhìn thấy dung mạo Liễu Nghị đoán là người tử
tế, mắt ứa lệ thưa rằng: “Thiếp vốn là con gái vua cha Bát Hải Động Đình, là vợ
của Kinh Xuyên (Kinh Dương Vương), chẳng ngờ thiên sứ giáng họa vô cớ, nay may
gặp người tốt ở đây, dám xin người có kế sách gì cứu giải oan khiên, thiếp nguyện
thề có sông núi không quên ơn nghĩa”.
Các tài liệu khảo cứu cho thấy Thái Bình là tỉnh thuộc “vùng
lõi” của Đại Việt với nền “văn minh lúa nước”. Việc canh tác lúa nước thực sự
phát triển khi đoàn người nguyên thủy chuyên săn bắn và hái lượm di chuyển từ
núi cao xuống đồng bằng phù sa màu mỡ, vùng ven biển, sông ngòi chằng chịt.
Tín ngưỡng thần linh của cộng đồng người Việt cổ canh tác
lúa nước gắn liền với đất đai, các nguồn nước và thời tiết mưa nắng, đồng thời
với các công trình Phật giáo, nhiều đền, miếu thờ tự tín ngưỡng Thủy thần cũng
được xây dựng trên bến sông nơi tổ chức hoạt động bơi chải và có thể đó là nơi
nhà vua đến xem.
Ai một lần đến thăm làng Lại Trì, xã Vũ Tây (nay là xã Tây
Sơn), huyện Kiến Xương hẳn nhớ câu ca: “Nhất vui là hội Lại Trì/Đêm thì xem
hát, ngày thì xem bơi”. Hội đình Lại Trì không chỉ có hát, có bơi chải mà còn
có các trò chơi dân gian đặc sắc làm nên “phong vị” của làng quê...