(Dân trí) - Nằm trên đỉnh núi Ngọc Sơn, ngọn núi đầu tiên của dãy núi Cửu Long thuộc phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng, Tháp Tường Long được biết đến như một trung tâm văn hóa, lịch sử lớn của Việt Nam ở thế kỷ 11 - 12.
Tháp Tường Long được biết đến như một trung tâm văn hóa, lịch sử lớn của Việt Nam ở thế kỷ 11 – 12. (ảnh Nguyễn Đức Nghĩa)
Sau hơn 40 năm lưu giữ kể từ khi phát hiện vào năm 1978, đến nay tòa Tháp này được mô phỏng, phục dựng với những cổ vật nghìn năm tuổi được trưng bày tại đây.
Được phỏng dựng theo đúng nguyên mẫu vào năm 2007, Tháp Tường Long được coi là những công trình kỳ vĩ nhất trong hàng nghìn công trình Phật giáo đã được xây dựng tại thời nhà Lý.
Vào thời nhà Lý (1010-1225), Tháp Bảo thiên ở kinh đô Thăng Long và Tháp Tường Long ở Đồ Sơn - Hải Phòng được coi là những công trình kỳ vĩ nhất trong hàng nghìn công trình Phật giáo đã được xây dựng tại thời kỳ này. Theo Đại Nam nhất thống chí, Tháp Tường Long có 9 tầng, tháp cao 100 thước, dựng trên khu đất rộng 1.000m2. Công trình kiến trúc Phật giáo này được xây ở ngọn núi cao 126m so với mực nước biển.
Tháp có hình vuông, 9 tầng và cao 37,14m. Dưới bàn tay của các nghệ nhân tài ba,Tháp Tường Long từ màu sắc, cách trang trí, độ tương đồng của từng viên gạch gốm đến các hoa văn đều rất tinh xảo, mềm mại mang đậm nét đặc trưng của thời nhà Lý.
Tháp Tường Long có ý nghĩa là rồng lành, được coi là một trung tâm lớn của đất nước, khẳng định sự hội nhập giao thoa, phát triển bằng đường biển của nước ta thời bấy giờ. Trong những chuyến công du của nhà Vua và các quan đại thần về vùng Đông Bắc của quốc gia Đại Việt đây còn là một trạm tiền tiêu hành cung và trở thành tiền đồ xây dựng các công trình phật giáo ở Quảng Ninh và Hà Nam sau này.
Công trình kiến trúc Phật giáo này được xây ở ngọn núi cao 126m so với mực nước biển.
Được phỏng dựng theo đúng nguyên mẫu vào năm 2007 và cũng là công trình kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, Tháp Tường Long được khánh thành vào ngày 19/11/2017. Tháp có hình vuông, 9 tầng và cao 37,14m. Dưới bàn tay của các nghệ nhân tài ba,Tháp Tường Long từ màu sắc, cách trang trí, độ tương đồng của từng viên gạch gốm đến các hoa văn đều rất tinh xảo, mềm mại mang đậm nét đặc trưng của thời nhà Lý.
Đến với Tháp Tường Long, du khách sẽ được chiêm bái bức tượng phật ngọc A Di Đà cao 1,86m (theo đúng nguyên mẫu bức tượng phật ngọc A Di Đà ở chùa Phật Tích, Bắc Ninh) được đặt ở tầng 1 của Tháp
Sau khi được xếp hạng cấp quốc gia là di tích khảo cổ học tháp Tường Long vào ngày 16/11/2005, hàng năm Tháp cổ nghìn năm tuổi này đón hàng vạn lượt du khách về tham quan và chiêm bái.
Nhà che hố khảo cổ với nền móng xưa đã trải qua nghìn năm nay tồn tại dưới dạng di tích khảo cổ học.
Đến với Tháp Tường Long, du khách sẽ được chiêm bái bức tượng phật ngọc A Di Đà cao 1,86m (theo đúng nguyên mẫu bức tượng phật ngọc A Di Đà ở chùa Phật Tích, Bắc Ninh) được đặt ở tầng 1 của Tháp cùng nhà che hố khảo cổ với nền móng xưa đã trải qua nghìn năm nay tồn tại dưới dạng di tích khảo cổ học. Nền móng này hình vuông mỗi chiều là 7,86m; bề dầy của tường là 3m, đào sâu tới 2m vẫn chưa thấy hàng gạch cuối.
Một trong những cổ vật trong khu nhà che khảo cổ.
Đặc biệt, là được chiêm ngưỡng nhiều hiện vật quý giá như: con giống đất nung, bệ đá hoa sen, hình rồng phượng, những mảnh ghép, những viên gạch xây dựng tường tháp Tường Long xưa…được các nhà khảo cổ học phát hiện sau các lần khai quật vào năm 1978, 1998. Trong đó, trên những mảnh ghép này vẫn còn đề hai dòng chữ hán là “Lý gia đệ tam đế long thụy thái bình tứ liên tạo”.
Vật liệu gạch gốm dùng để phỏng dựng lại Tháp Tường Long
Theo TP Hải Phòng, việc phỏng dựng, bảo tồn, tôn tạo tháp Tường Long (Đồ Sơn) góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân ở trong và ngoài nước, đồng thời lưu truyền cho các thế hệ mai sau.
Đông đảo du khách đến chiêm bái Tháp Tường Long nghìn năm tuổi (ảnh Nguyễn Đức Nghĩa)
Hiện nay, Tháp Tường Long đã trở thành điểm đến tâm linh của đông đảo người dân trong và ngoài thành phố, đặc biệt vào mỗi dịp đầu xuân năm mới.
An Nhiên