Trong nhịp sống đô thị nhộn nhịp, tấp nập, một mảng xanh trong lành sẽ khiến cuộc sống thư thái, dễ chịu hơn. Cùng điểm qua 8 công viên Sài Gòn có không gian thoáng đãng phù hợp với các buổi vui chơi ngoài trời.
Ảnh: Carlos Augusto.
Công viên Tao Đàn nằm ở trung tâm quận 1, là một trong những công viên Sài Gòn lớn và nổi tiếng nhất của thành phố. Công viên có diện tích khoảng 10,8 ha, được xây dựng từ thế kỷ 19. Công viên có đầy đủ các tiện ích như nhà văn hóa, nhà hát, khu tập thể dục ngoài trời, sân cỏ, khu vui chơi trẻ em…
Đền Hùng trong công viên Tao Đàn. Ảnh: Thảo Triệu.
Công viên còn có nhiều cây xanh và hoa đẹp, tạo ra một không gian thoáng đãng và yên bình giữa lòng đô thị. Nơi đây cũng thường được sử dụng để tổ chức các sự kiện văn hóa và giải trí của thành phố.
Ảnh: Trần Duy Hoàng.
2. Công viên Lê Thị Riêng
Công viên Lê Thị Riêng nằm ở đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 10 có diện tích khoảng 5.000m². Công viên có nhiều cây xanh, tạo ra một không gian xanh mát. Ở đây cũng có các tiện ích như khu vui chơi trẻ em, khu tập thể dục ngoài trời và các băng ghế. Công viên thường được người dân địa phương và du khách đến để đi dạo, chơi cầu lông, tập thể dục…
Công viên Lê Thị Riêng. Ảnh: Nhất Kiệt Huỳnh.
Ảnh: Diễm Trương.
3. Công viên Gia Định
Mảng xanh mát mắt. Ảnh: @nokiafansclub.
Công viên Gia Định là một công viên Sài Gòn lớn, có diện tích khoảng 270ha và là một trong những công viên lớn nhất của thành phố. Công viên có nhiều cây xanh, hoa lá, hồ nước, khu vực tập thể dục ngoài trời và khu vui chơi trẻ em.
Ảnh: Wikipedia.
Nơi đây còn có sân bóng đá, sân tennis, sân cầu lông… phục vụ cho những người yêu thích các hoạt động thể thao. Đặc biệt, công viên Gia Định có mảng cây xanh với số lượng gần 700 cây gồm nhiều chủng loại như: sọ khỉ, lim xẹt, me tây, bò cạp nước… Với diện tích được phủ xanh khá lớn, công viên là “lá phổi xanh” của thành phố.
Ảnh: @vy.tong.927.
4. Công viên Hoàng Văn Thụ
Công viên Hoàng Văn Thụ nằm ở quận Tân Bình với diện tích 106.500 mét vuông. Với mô hình tam giác, hai mặt còn lại là đường Hoàng Văn Thụ và đường Trần Quốc Toản, công viên như một ốc đảo xanh mát giữa không gian đô thị oi bức của Sài Gòn.
Công viên Hoàng Văn Thụ. Ảnh: @iam.rickytran.
Công viên nổi bật với một lối vào rất nên thơ như một bức tranh xinh tươi. Hai bên lối đi là những luống hoa đầy màu sắc như lời mời gọi. Bước vào công viên, du khách như lạc vào một không gian xanh ngút ngàn với những tán cây rợp bóng.
Ảnh: @kimhanhj.
Công viên Hoàng Văn Thụ được thiết kế với những chòi nghỉ mát, những khu vui chơi, giải trí, phục vụ nhu cầu của mọi người ở mọi lứa tuổi. Công viên được lựa chọn làm địa điểm tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt, ca hát hay các trò chơi tập thể náo nhiệt, những buổi cắm trại hứng khởi.
Ảnh: @agustin4366.
5. Công viên Lê Văn Tám
Công viên Lê Văn Tám nằm tại phường Đa Kao, quận 1. Công viên nằm giữa bốn tuyến đường Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu và Phan Liêm. Khu vực công viên được bố trí cây xanh, vườn hoa và một số trò chơi dành cho trẻ em.
Công viên Lê Văn Tám. Ảnh: Tiến Nguyễn.
Thời Pháp thuộc, khu vực này là nghĩa địa cho người Pháp nên được gọi tên là Đất Thánh Tây. Tên chính thức của nghĩa trang là Jardin du Père d’Ormay, sau là Cimetière Massiges. Đây là nơi chôn cất nhiều lính Pháp kể từ những năm 1866.
Ảnh: Jack Trần.
Năm 1983, thành phố Hồ Chí Minh đã dời nghĩa trang khỏi thành phố để lấy đất xây Cung văn hóa Thiếu nhi. Sau đó, khu vực này được giải toả và xây dựng thành công viên, đặt tên là Lê Văn Tám theo tên của một thiếu niên anh hùng. Đây cũng là công trình chào mừng 10 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30 tháng 4 năm 1975 (1975-1985).
Cổng vào.
Ngày nay công viên Lê Văn Tám được yêu thích bởi không gian rộng lớn, thoáng đãng và yên tĩnh giữa lòng thành phố, là nơi lý tưởng để tập thể dục, thư giãn và đi dạo. Nơi đây cũng thường được sử dụng để tổ chức các sự kiện, triển lãm và hội chợ với quy mô khá lớn.
Khu vui chơi trẻ em.
6. Công viên 23 tháng 9
Công viên 23 tháng 9 là một công viên Sài Gòn nằm tại trung tâm thành phố. Công viên nằm giữa hai con đường Lê Lai và Phạm Ngũ Lão, trải dài từ công trường Quách Thị Trang đến đường Nguyễn Trãi. Công viên gồm 3 khu và bị ngăn cách bởi đường Nguyễn Thị Nghĩa.
Ảnh: Chung Diệp Thành.
Công viên trước đây là ga xe lửa Sài Gòn do Pháp xây dựng từ thế kỷ 19. Sau năm 1975, ga xe lửa bị phá huỷ. Một phần của ga được cải tạo thành công viên, phần còn lại thành khu dân cư. Ngày nay công viên được yêu thích bởi không gian thoáng đãng trong lành, là nơi lý tưởng để chạy bộ, hóng mát thư giãn… Nơi đây cũng thường được sử dụng để tổ chức các sự kiện.
Ảnh: Vuca.
7. Công viên 30 tháng 4
Công viên 30/4 nằm ở nơi giao thoa giữa những con đường Lê Duẩn, Pasteur, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phạm Ngọc Thạch, nhưng cũng là nơi bắt đầu những con phố tĩnh lặng như đường Hàn Thuyên, Alexandre De Rhode…
Ảnh: Khoa Đặng.
Nằm ngay trung tâm thành phố, công viên có nhiều cây cổ thụ nên rất mát mẻ vào ban trưa. Xung quanh cũng có nhiều điểm đến lịch sử, điểm tham quan du lịch và trung tâm thương mại như Dinh Độc Lập, bưu điện trung tâm, nhà thờ Đức Bà, trung tâm thương mại Diamond… Ngoài ra ở đây thỉnh thoảng còn tổ chức hội sách cho thiếu nhi hoặc lễ hội ẩm thực thi thố tài nấu ăn.
Ảnh: An Nguyen.
8. Công viên làng hoa Gò Vấp
Năm 2011, quận Gò Vấp khánh thành và đưa vào sử dụng công viên làng hoa Gò Vấp với tổng diện tích xây dựng 20.988m². Công viên làng hoa Gò Vấp có tổng đầu tư gần 15 tỷ đồng với các hạng mục: quảng trường, thảm cỏ, cây xanh, nhà trưng bày, đường giao thông nội bộ, sân chơi cho thiếu nhi… Với hình thức là công viên mở, không kinh doanh, công viên làng hoa tạo mảng xanh đô thị, phục vụ cho các nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân.
Ảnh: Hong Lycam.
Ảnh: Quan Tran.
Theo Ivivu