Dân trí Trong chương trình tour xuyên Việt “Tôi yêu Việt Nam”, du khách tham gia chinh phục miền Tây Nam bộ “mắt chữ O, mồm chữ A” khi thấy cá lóc bú bình, cá tai tượng làm nũng khi được đút cơm.
merciVài năm gần đây, Cồn Sơn trở thành điểm đến mới ở Cần Thơ, nơi du khách có thể trải nghiệm làm bánh dân gian, xem cá lóc nhảy, thưởng thức trái cây tại vườn.
Từ trung tâm thành phố Cần Thơ, du khách di chuyển khoảng 10 km đến bến đò Cô Bắc (đường Lê Hồng Phong, quận Bình Thuỷ) để thuê thuyền ra Cồn Sơn. Cồn cách đất liền khoảng một km nên du khách chỉ mất khoảng 5-10 phút đi thuyền.
Cồn Sơn thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ
Du khách đã bắt đầu tìm đến những điểm du lịch mới đạt chất lượng về điều kiện tự nhiên đến dịch vụ, con người, văn hoá bản địa
Được thiên nhiên ưu đãi với cây trái xum xuê, cá tôm dồi dào, Cồn Sơn còn nổi tiếng với những người dân cần cù, chân chất và thân thiện, như cách họ làm du lịch những năm qua.
Từ nuôi bè cá để cung cấp cho các hàng quán, ông Bảy Bon đã tận dụng chính cơ sở sản xuất trên sông của mình để biến thành điểm tham quan cho du khách. Bè nằm ngay cửa ngõ vào Cồn Sơn và hiện được các đoàn khách ghé thăm trước khi chính thức bước chân lên cồn với phí 10.000 đồng mỗi người.
Du khách đang được cá Koi massage chân
“Đó giờ biết massage cá nhưng ở đây là cá koi thì quá độc đáo”, một du khách chia sẻ
Tại đây, ngoài tìm hiểu quy trình chăm sóc, chế biến… du khách còn được trải nghiệm cho cá ăn. Chỉ cần khách thả một nhúm thức ăn được chủ bè chuẩn bị sẵn xuống nước, hàng trăm con cá sẽ túm tụm, quẫy nước, tạo nên cảnh tượng thú vị và đẹp mắt.
Trải nghiệm với trò dùng mồi “đối đầu” cá cung thủ…
Lên bờ, con đường bê-tông nhỏ mới được xây dựng khi người Cồn Sơn làm du lịch sẽ đưa khách vào các nhà vườn. Tuy con đường này dài chừng 2km, nhưng ít người cảm thấy xa hay phiền khi chỉ có thể đi bộ, bởi được thu vào tầm mắt những hàng cây xanh mướt, ao đầm trù phú và nếp nhà đặc trưng dưới bóng dừa.
Những con đường đầy hoa len lỏi bên trong những hàng cau sẽ cho du khách mát nhẹ đôi mắt. Nếu muốn đạp xe, du khách phải thuê 40.000 đồng/chiếc
Cô Năm Ngon, đon đả mời khách ăn thử cam xoàn. Cam xoàn Cồn Sơn có vị ngọt như đường
Cô Năm về đây làm dâu đã… hơn 30 năm và đàn cá này xuất hiện trước khi cô theo chồng về đây
Đàn cá quen với nơi đây nên ao mở thông ra sông, không sợ cá đi. Theo cô Năm. Đàn cá không bán và cũng không thịt, con nào mất đì mang đi chôn
Đàn cá khôn lanh, biết giận dỗi, quẩy đuôi khi cô Năm chậm đút cơm…
Ở nhà vườn kế bên, du khách còn được rửa mắt khi thấy đàn cá lóc bú bình
Anh Lê Thành Tâm, chủ nhà vườn Thành Tâm đang cho đàn cá “bú” thức ăn
Một đoàn khách đến từ phía Bắc đang chụp ảnh cùng đàn cá lóc bay
Du khách học làm bánh phu thê cùng người dân địa phương
Công đoạn phức tạp nhất là gói bánh. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, người thợ ngắt chút bột vừa nắm tay, vo tròn rồi đập dẹp cho đều. Với bánh ngọt, đậu được vo tròn thành viên, phớt chút nước đường. Da bánh sẽ ốp bên ngoài nhân.
Sau khi gói xong, bánh được đặt lên sề tre, để vào nồi um bằng đất, hấp cách thủy, phía trên dằn thêm cái sề tre thưa, để tạo hình bánh được cố định. Mất từ 45 – 60 phút, bánh chín, tỏa mùi thơm. Với người Nam Bộ, bánh phu thê thường được dùng trong dịp lễ hội, đặc biệt là cưới hỏi.
Ở đây, gần như nhà nào cũng có mảnh vườn trồng đủ loại cây trái theo mùa, nào ổi, xoài, nhãn, roi (mận), dâu, bòn bon, chôm chôm, vú sữa, sầu riêng… Khách đến mùa nào sẽ được thưởng thức trái cây mùa đó, thậm chí tự tay hái quả và ăn ngay tại chỗ. Giá vào tham quan vườn khoảng 60.000 đồng mỗi người, đã gồm chi phí trái cây.
Phạm Nguyễn