Bánh chưng Tết phố xưa Bánh chưng Tết phố xưa Nơi Kẻ Chợ phồn hoa xưa, nhiều thức ngon vật lạ, giao thương lại phát triển thì văn hóa bánh chưng sẽ hiện hữu như thế nào? “Văn hóa bánh chưng” nơi đây cũng đặc sắc, riêng biệt, đúng với tinh thần đất Kẻ Chợ. Người Hà Nội xưa gói bánh chưng. Ảnh tư liệu Tìm “hồn” bánh chưng giữa Kẻ Chợ Ký ức đó còn nguyên vẹn trong gia đình một nhà đại tư sản từng giàu nhất nhì Hà Nội - nhà tư sản Đỗ Đình Thiện. “Nhất Trịnh Văn Bô, nhì Đỗ Đình Thiện” là câu cửa miệng của giới thương gia Đông Dương những năm 1930-1940. Theo TS Đỗ Quốc Thắng, cháu nội cụ Đỗ Đình Thiện, gia đình ông có truyền thống tự làm, tự gói các loại bánh, mứt kẹo khi Tết đến xuân về. “Tôi còn nhớ mới chỉ rậm rịch Tết mà người dân các vùng quê quanh Hà Nội đã lũ lượt quảy những “gánh đặc sản” đến trước cửa nhà để chào mời mua, chủ yếu là gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… Không khí mua bán rất rộn ràng, vui vẻ”, TS Thắng nhớ lại. Riêng về “khoản” bánh chưng thì gia đình phân chia rất rõ ràng. Những việc cần sự khéo léo, tỉ mỉ như ngâm gạo, đỗ, rửa lá, gói bánh… thì bà nội, mẹ, các cô, các chị sẽ lo liệu, còn phần luộc bánh, trông bánh thì những người nam sẽ đảm trách. Trẻ con chỉ được phụ giúp những việc vặt, nhưng thế cũng rất thích! Thời ấy những nhà không làm được bánh chưng có thể mua tại các cửa hàng trên phố. Có lẽ chỉ những đô thị phồn hoa mới có chuyện mua bánh chưng ngày Tết, trong khi ở các địa phương khác, người ta vẫn quen tự làm. Khai thác tư liệu tại Thư viện Quốc gia, chúng tôi phát hiện trong khoảng những năm 40, 50 của thế kỷ trước, trên các tờ báo như Tia Sáng, Đông Pháp, Cứu Quốc... có các mẩu quảng cáo của các cửa hàng bán bánh chưng nổi tiếng thời bấy giờ như: Quốc Việt, Quốc Hương, Á Đông… Có những dòng thơ đầy hấp dẫn: “Giò, bánh Tết: Lá xanh, gạo trắng, đỗ vàng/Tiêu cay, mỡ ngậy lại càng thơm ngon/Bánh chưng Quốc-Việt vang đồn/12 Hàng Nón ai còn nhớ không?” (Báo Tia Sáng, 7/2/1948). Hay: “Bánh chưng Quốc Việt thơm ngon/Quà sêu tiệc cưới ai còn nhớ không?/12 Hàng Nón mua dùng/Món quà quốc túy ta cùng nếm chơi!” (Báo Tia Sáng, 25/1/1948). Một cửa hàng cũng thường xuất hiện trong các mẩu quảng cáo là Á Đông: “Bánh dày, bánh chưng, giò chả, nem. Việc hiếu hỷ nên thưa tại hiệu Á Đông, 128 Cột Đồng Hồ” (Báo Tia Sáng, 24/1/1952), và nhiều các thương hiệu khác. Đi tìm những thương hiệu cách nay gần trăm năm này, chúng tôi được bà Chu Thị Hồng (81 tuổi), đang sinh sống tại ngôi nhà 12 Hàng Nón cho biết: “Vào những năm 40 của thế kỷ trước, nơi đây chính là cửa hàng giò chả, bánh chưng Quốc Việt nức tiếng Hà thành. Hồi ấy, người đi đường chỉ cần đi qua cũng có thể thấy không khí buôn bán nơi đây sầm uất đến mức độ nào. Đặc biệt là những dịp cận Tết, người ra kẻ vào, lúc nào cũng đông nườm nượp. Với nhiều người Kẻ Chợ và ngoại tỉnh khi ấy, ngày Tết mà được thưởng thức bánh chưng Quốc Việt thì mới là “sành ăn”, “sành chơi”, mới thẩm thấu được hết cái tinh túy của văn hóa ẩm thực Hà thành. Cửa hiệu tồn tại đến năm 1948, thì cụ Nguyễn Văn Diệu, bố chồng tôi mua lại căn nhà này để bán cờ, phướn thêu phục vụ cho các dịp hiếu, hỷ, ông chủ hiệu Quốc Việt cũng chuyển đi đâu không rõ tung tích”. Chúng tôi tìm đến cửa hàng giò chả, bánh chưng nức tiếng hiện nay là Quốc Hương. Theo bà Nguyễn Thị Chấn (85 tuổi), chủ hiệu Quốc Hương, số 9 phố Hàng Bông, việc kinh doanh của nhà Quốc Hương từ thời khai hiệu đến nay đã xấp xỉ 200 năm. Còn tính từ khi bà Chấn ra riêng cũng hơn 65 năm rồi. “Ngày xưa, từ đời các cụ, hiệu Quốc Hương còn gọi là hiệu giò chả, bánh chưng Hàng Hài (sau này tên phố được đổi, nhập với phố Hàng Bông cũ để thành phố Hàng Bông hiện tại). Để có được cơ ngơi như thế, một thời gian dài trước đó, các cụ phải “quảy gánh” đi bán rong khắp các “hang cùng ngõ hẻm” của phố cổ Hà Nội”, bà Chấn kể. Cũng theo bà Chấn, bánh chưng xưa nhỏ hơn nhiều so bây giờ. Về nguyên liệu thì được kén chọn kỹ càng, từ gạo, đậu đến thịt đều là hàng nhất phẩm. Buôn bán lâu đời là thế, nhưng công việc của bà Chấn từng có lúc thăng trầm. Thời bao cấp, mặt hàng bà bán được coi là “xa xỉ phẩm”. Đến năm 1960, bà tạm ngừng việc kinh doanh cửa hàng riêng, trở thành mậu dịch viên của Công ty ăn uống nhà nước. Tưởng chừng đã bỏ nghiệp gia truyền, nhưng sau khi đất nước thống nhất vài năm, bà đã “khởi nghiệp” trở lại. Những chiếc bánh chưng phi thường Chiếc bánh chưng gắn liền với những thăng trầm, biến thiên của lịch sử. Có câu chuyện La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp từng vượt nguy hiểm trùng trùng từ đất Nghệ ra Thăng Long, chỉ để biếu đề lĩnh Thăng Long một chiếc bánh chưng. Nhưng chiếc bánh chưng này chứa mật dụ của Vua Quang Trung, nhờ đề lĩnh ghé vai, giúp sức trong công cuộc chống giặc Thanh xâm lược. Học giả Hoa Bằng gọi đó là “chiếc bánh chưng phi thường”. Trên báo Đông Pháp còn ghi lại những cảnh này cách nay đã gần 100 năm: “Hàng ngày một cảnh tượng rất thương tâm xuất hiện ra trước mắt bà con trong thành phố về đời sống của đám trẻ em nghèo. Cơm hai bữa còn chưa đủ, lấy đâu được manh áo ấm, miếng quà Tết. Vì tình cảnh đó, năm nay, một số các bà, các cô, các quan chức, thân hào, thương gia, thanh niên trong thành phố cho mở cuộc lạc quyên các đồ vặt để tổ chức những tối hát và mở chợ phiên để lấy tiền nấu bánh chưng phát cho trẻ em nghèo hôm gần Tết và bày cho chúng các trò vui (Báo Đông Pháp, 10/1/1939). Các trang báo khác còn liệt kê: “Các nhà từ thiện với trẻ nghèo: Cụ Thiếu Hà Đông: 40 cái bánh chưng, 10 cân đường; Bà Lê Trung Ngọc (Tổng đốc) và bà Thuận Tinh: 100 bánh ngọt và bánh chưng; Bà Phạm Gia Thụy (Tổng đốc): 100 cái bánh chưng và 4 cân mứt… (Hà Thành Ngọ Báo, 15/2/1935). Chiếc bánh chưng xưa đã đi cùng các chiến sĩ vệ quốc đoàn, là món quà của nhân dân ủng hộ quỹ kháng chiến, quỹ Độc Lập: “Ủng hộ quỹ kháng chiến, quỹ Độc Lập, quỹ Vệ Quốc Đoàn: Nhân viên nhà Đông Dương Ngân hàng, Địa ốc ủng hộ cam, bánh chưng cho bộ đội nằm điều dưỡng tại các bệnh viện. Đoàn Phụ nữ cứu quốc ủng hộ bánh chưng, cam bưởi, chè, mứt kẹo…; nhân dân: 8 con gà, 2 con vịt, 10 bánh chưng,… (Báo Cứu Quốc, ngày 11/12/1946). Đó cũng là tình cảm của Bộ đội Cụ Hồ dành cho nhân dân: “Kết quả buổi dạ hội do bộ đội ngoại thành Hà Nội tổ chức tại rạp hát làng Khương Thượng ngày 28/1/1946 đã giúp quỹ cứu đói 4.272 đồng, mua bánh chưng phát cho đồng bào nghèo” (Báo Cứu Quốc, 11/12/1946). Cuộc cách mạng 4.0 sẽ làm con người ta sống nhanh hơn trong kỷ nguyên số, nhưng có lẽ người Việt vẫn chơi Tết và ăn bánh chưng như thường, để lưu giữ một nét văn hóa đặc sắc từ nghìn đời nay. Hiệu bánh chưng Quốc Việt cùng cửa hiệu mũ nón Tân Hưng (số 7 Hàng Nón) ở đối diện và ngôi nhà số 15 Hàng Nón - nơi thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Công đoàn Việt Nam) từng là “căn cứ” vững vàng cho cách mạng. Theo bà Chu Thị Hồng, trước đây, ngôi nhà 12 Hàng Nón có đường bí mật thông ra phố Hàng Bồ và Lương Văn Can để các đồng chí cách mạng rút lui khi có biến. Năm 1948, cụ Diệu mua lại căn nhà này thì cũng không còn thấy nữa. Trần Đức Anh Nguồn: Báo Nhân Dân Nơi Kẻ Chợ phồn hoa xưa, nhiều thức ngon vật lạ, giao thương lại phát triển thì văn hóa bánh chưng sẽ hiện hữu như thế nào? “Văn hóa bánh chưng” nơi đây cũng đặc sắc, riêng biệt, đúng với tinh thần đất Kẻ Chợ. Người Hà Nội xưa gói bánh chưng. Ảnh tư liệuTìm “hồn” bánh chưng giữa Kẻ ChợKý ức đó còn nguyên vẹn trong gia đình một nhà đại tư sản từng giàu nhất nhì Hà Nội - nhà tư sản Đỗ Đình Thiện. “Nhất Trịnh Văn Bô, nhì Đỗ Đình Thiện” là câu cửa miệng của giới thương gia Đông Dương những năm 1930-1940.Theo TS Đỗ Quốc Thắng, cháu nội cụ Đỗ Đình Thiện, gia đình ông có truyền thống tự làm, tự gói các loại bánh, mứt kẹo khi Tết đến xuân về. “Tôi còn nhớ mới chỉ rậm rịch Tết mà người dân các vùng quê quanh Hà Nội đã lũ lượt quảy những “gánh đặc sản” đến trước cửa nhà để chào mời mua, chủ yếu là gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… Không khí mua bán rất rộn ràng, vui vẻ”, TS Thắng nhớ lại. Riêng về “khoản” bánh chưng thì gia đình phân chia rất rõ ràng. Những việc cần sự khéo léo, tỉ mỉ như ngâm gạo, đỗ, rửa lá, gói bánh… thì bà nội, mẹ, các cô, các chị sẽ lo liệu, còn phần luộc bánh, trông bánh thì những người nam sẽ đảm trách. Trẻ con chỉ được phụ giúp những việc vặt, nhưng thế cũng rất thích!Thời ấy những nhà không làm được bánh chưng có thể mua tại các cửa hàng trên phố. Có lẽ chỉ những đô thị phồn hoa mới có chuyện mua bánh chưng ngày Tết, trong khi ở các địa phương khác, người ta vẫn quen tự làm. Khai thác tư liệu tại Thư viện Quốc gia, chúng tôi phát hiện trong khoảng những năm 40, 50 của thế kỷ trước, trên các tờ báo như Tia Sáng, Đông Pháp, Cứu Quốc... có các mẩu quảng cáo của các cửa hàng bán bánh chưng nổi tiếng thời bấy giờ như: Quốc Việt, Quốc Hương, Á Đông… Có những dòng thơ đầy hấp dẫn: “Giò, bánh Tết: Lá xanh, gạo trắng, đỗ vàng/Tiêu cay, mỡ ngậy lại càng thơm ngon/Bánh chưng Quốc-Việt vang đồn/12 Hàng Nón ai còn nhớ không?” (Báo Tia Sáng, 7/2/1948). Hay: “Bánh chưng Quốc Việt thơm ngon/Quà sêu tiệc cưới ai còn nhớ không?/12 Hàng Nón mua dùng/Món quà quốc túy ta cùng nếm chơi!” (Báo Tia Sáng, 25/1/1948). Một cửa hàng cũng thường xuất hiện trong các mẩu quảng cáo là Á Đông: “Bánh dày, bánh chưng, giò chả, nem. Việc hiếu hỷ nên thưa tại hiệu Á Đông, 128 Cột Đồng Hồ” (Báo Tia Sáng, 24/1/1952), và nhiều các thương hiệu khác.Đi tìm những thương hiệu cách nay gần trăm năm này, chúng tôi được bà Chu Thị Hồng (81 tuổi), đang sinh sống tại ngôi nhà 12 Hàng Nón cho biết: “Vào những năm 40 của thế kỷ trước, nơi đây chính là cửa hàng giò chả, bánh chưng Quốc Việt nức tiếng Hà thành. Hồi ấy, người đi đường chỉ cần đi qua cũng có thể thấy không khí buôn bán nơi đây sầm uất đến mức độ nào. Đặc biệt là những dịp cận Tết, người ra kẻ vào, lúc nào cũng đông nườm nượp. Với nhiều người Kẻ Chợ và ngoại tỉnh khi ấy, ngày Tết mà được thưởng thức bánh chưng Quốc Việt thì mới là “sành ăn”, “sành chơi”, mới thẩm thấu được hết cái tinh túy của văn hóa ẩm thực Hà thành. Cửa hiệu tồn tại đến năm 1948, thì cụ Nguyễn Văn Diệu, bố chồng tôi mua lại căn nhà này để bán cờ, phướn thêu phục vụ cho các dịp hiếu, hỷ, ông chủ hiệu Quốc Việt cũng chuyển đi đâu không rõ tung tích”.Chúng tôi tìm đến cửa hàng giò chả, bánh chưng nức tiếng hiện nay là Quốc Hương. Theo bà Nguyễn Thị Chấn (85 tuổi), chủ hiệu Quốc Hương, số 9 phố Hàng Bông, việc kinh doanh của nhà Quốc Hương từ thời khai hiệu đến nay đã xấp xỉ 200 năm. Còn tính từ khi bà Chấn ra riêng cũng hơn 65 năm rồi. “Ngày xưa, từ đời các cụ, hiệu Quốc Hương còn gọi là hiệu giò chả, bánh chưng Hàng Hài (sau này tên phố được đổi, nhập với phố Hàng Bông cũ để thành phố Hàng Bông hiện tại). Để có được cơ ngơi như thế, một thời gian dài trước đó, các cụ phải “quảy gánh” đi bán rong khắp các “hang cùng ngõ hẻm” của phố cổ Hà Nội”, bà Chấn kể. Cũng theo bà Chấn, bánh chưng xưa nhỏ hơn nhiều so bây giờ. Về nguyên liệu thì được kén chọn kỹ càng, từ gạo, đậu đến thịt đều là hàng nhất phẩm.Buôn bán lâu đời là thế, nhưng công việc của bà Chấn từng có lúc thăng trầm. Thời bao cấp, mặt hàng bà bán được coi là “xa xỉ phẩm”. Đến năm 1960, bà tạm ngừng việc kinh doanh cửa hàng riêng, trở thành mậu dịch viên của Công ty ăn uống nhà nước. Tưởng chừng đã bỏ nghiệp gia truyền, nhưng sau khi đất nước thống nhất vài năm, bà đã “khởi nghiệp” trở lại.Những chiếc bánh chưng phi thườngChiếc bánh chưng gắn liền với những thăng trầm, biến thiên của lịch sử. Có câu chuyện La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp từng vượt nguy hiểm trùng trùng từ đất Nghệ ra Thăng Long, chỉ để biếu đề lĩnh Thăng Long một chiếc bánh chưng. Nhưng chiếc bánh chưng này chứa mật dụ của Vua Quang Trung, nhờ đề lĩnh ghé vai, giúp sức trong công cuộc chống giặc Thanh xâm lược. Học giả Hoa Bằng gọi đó là “chiếc bánh chưng phi thường”.Trên báo Đông Pháp còn ghi lại những cảnh này cách nay đã gần 100 năm: “Hàng ngày một cảnh tượng rất thương tâm xuất hiện ra trước mắt bà con trong thành phố về đời sống của đám trẻ em nghèo. Cơm hai bữa còn chưa đủ, lấy đâu được manh áo ấm, miếng quà Tết. Vì tình cảnh đó, năm nay, một số các bà, các cô, các quan chức, thân hào, thương gia, thanh niên trong thành phố cho mở cuộc lạc quyên các đồ vặt để tổ chức những tối hát và mở chợ phiên để lấy tiền nấu bánh chưng phát cho trẻ em nghèo hôm gần Tết và bày cho chúng các trò vui (Báo Đông Pháp, 10/1/1939). Các trang báo khác còn liệt kê: “Các nhà từ thiện với trẻ nghèo: Cụ Thiếu Hà Đông: 40 cái bánh chưng, 10 cân đường; Bà Lê Trung Ngọc (Tổng đốc) và bà Thuận Tinh: 100 bánh ngọt và bánh chưng; Bà Phạm Gia Thụy (Tổng đốc): 100 cái bánh chưng và 4 cân mứt… (Hà Thành Ngọ Báo, 15/2/1935).Chiếc bánh chưng xưa đã đi cùng các chiến sĩ vệ quốc đoàn, là món quà của nhân dân ủng hộ quỹ kháng chiến, quỹ Độc Lập: “Ủng hộ quỹ kháng chiến, quỹ Độc Lập, quỹ Vệ Quốc Đoàn: Nhân viên nhà Đông Dương Ngân hàng, Địa ốc ủng hộ cam, bánh chưng cho bộ đội nằm điều dưỡng tại các bệnh viện. Đoàn Phụ nữ cứu quốc ủng hộ bánh chưng, cam bưởi, chè, mứt kẹo…; nhân dân: 8 con gà, 2 con vịt, 10 bánh chưng,… (Báo Cứu Quốc, ngày 11/12/1946). Đó cũng là tình cảm của Bộ đội Cụ Hồ dành cho nhân dân: “Kết quả buổi dạ hội do bộ đội ngoại thành Hà Nội tổ chức tại rạp hát làng Khương Thượng ngày 28/1/1946 đã giúp quỹ cứu đói 4.272 đồng, mua bánh chưng phát cho đồng bào nghèo” (Báo Cứu Quốc, 11/12/1946).Cuộc cách mạng 4.0 sẽ làm con người ta sống nhanh hơn trong kỷ nguyên số, nhưng có lẽ người Việt vẫn chơi Tết và ăn bánh chưng như thường, để lưu giữ một nét văn hóa đặc sắc từ nghìn đời nay.Hiệu bánh chưng Quốc Việt cùng cửa hiệu mũ nón Tân Hưng (số 7 Hàng Nón) ở đối diện và ngôi nhà số 15 Hàng Nón - nơi thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Công đoàn Việt Nam) từng là “căn cứ” vững vàng cho cách mạng. Theo bà Chu Thị Hồng, trước đây, ngôi nhà 12 Hàng Nón có đường bí mật thông ra phố Hàng Bồ và Lương Văn Can để các đồng chí cách mạng rút lui khi có biến. Năm 1948, cụ Diệu mua lại căn nhà này thì cũng không còn thấy nữa. Trần Đức Anh Nguồn: Báo Nhân Dân Trở về đầu trang Hương vị ngày Tết bánh chưng Tết phố cổ 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10