Loạt ảnh tuyệt vời của Viện Viễn Đông Bác Cổ đã tái hiện sinh động những nét văn hóa đặc sắc của ngày Tết Nguyên đán ở Hà Nội cách đây hơn nửa thế kỷ. Những hình ảnh vô giá về Hà Nội trong dịp Tết Ất Mùi 1955: Cảnh họp chợ phía trước chợ Đồng Xuân, bàn thờ gia tiên ngày Tết
Bức ảnh lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt tại mặt tiền Nhà hát Lớn Hà Nội dịp Tết Ất Mùi năm 1955. Đây là cái Tết đầu tiên sau khi thực dân Pháp bị đánh đuổi hoàn toàn khỏi Việt Nam.
Lễ vật cúng ông Táo bày trên bàn thờ. Ở cái liễn có ba con cá chép còn sống.
Thả cá chép sống xuống hồ sau khi cúng vào ngày đưa ông Táo về trời.
Bàn thờ gia tiên ngày Tết với hai chậu quất ở hai bên.
Bữa ăn bên bàn thờ gia tiên. Đồ ăn bày trên mâm gỗ, trước đó đã được cúng trên bàn thờ.
Cảnh họp chợ phía trước chợ Đồng Xuân dịp Tết Nguyên đán.
Người dân mua cây cảnh về trưng Tết.
Thiếu nữ Hà Nội mua hoa lay ơn về cắm ngày Tết. Tên gọi hoa này có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “glaïeul”.
Ba chú lợn được bán cho lò mổ để trở thành món ngon ngày Tết.
Quầy bán tranh Hàng Trống.
Ông đồ viết câu đối bên những lọ thủy tiên.
Tủ kính bày các loại mứt Tết, có lẽ là ở phố Hàng Đường.
Một người bán cá đang cân con cá chép.
Cụ bá bán cá cảnh. Những bể cá vàng từng là “mốt” chơi Tết của người Hà Nội xưa.
Quầy bán tráp trên vỉa hè.
Hàng bán cam trên phố Hàng Buồm.
Các loại mứt được bày trong khay gỗ, phía sau có bánh quy Pháp và miến.
Quầy bán lạp xường và rượu vang Pháp.
Gánh tiết canh lòng lợn tại chợ cóc ở Hà Nội ngày Tết.
Cảnh làm bánh chưng ở một gia đình.
Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa tại gò Đống Đa ngày mùng 5 Tết.
Dòng người nô nức trảy hội tại gò Đống Đa.
Chơi đu ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám dịp Tết.
Cảnh người dân chơi đánh đu nhìn từ trên Văn Miếu Môn.
Đám rước trong hội đình ở Hà Đông ngày Tết.