Khai mạc lễ hội Gióng đền Phù Đổng Thiên Vương Khai mạc lễ hội Gióng đền Phù Đổng Thiên Vương Sáng 15/2/2024, (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Giáp Thìn) lễ hội Gióng chính thức được khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Lễ hội kéo dài từ ngày 15/2 - 17/2/2024. Là một trong "Tứ Thánh bất tử", Thánh Gióng gắn liền với truyền thuyết về cậu bé làng Phù Đổng thời vua Hùng Huy Vương đánh giặc Ân, mang lại thái bình cho đất nước. Truyền rằng, sau khi đánh tan quân giặc, Thánh Gióng phi ngựa đến chân núi Sóc (huyện Sóc Sơn), cởi bỏ giáp trụ rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời. Đây được coi là một trong những biểu tượng đẹp và hào hùng nhất trong kho tàng truyền thuyết lịch sử Việt Nam. Để tưởng nhớ công đức của ngài, tại chân núi Sóc, nơi Thánh Gióng dừng ngựa trước khi về trời, Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và mở hội hàng năm, từ ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng âm lịch. Đúng 6 giờ 45 phút sáng 15-2 (tức mùng 6 Tết Giáp Thìn), lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 chính thức được khai mạc Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Phạm Văn Minh đánh trống khai hội Điểm nổi bật khác biệt trong mùa lễ hội Gióng 2024 tập trung vào phần hội. Theo đó, các trò chơi dân gian tiếp tục được Ban tổ chức lễ hội duy trì như: Đi cà kheo, đập niêu đất, hội thi nấu cơm, hội thi cầu húc. Cùng với đó là các hoạt động biểu diễn văn hóa - nghệ thuật sẽ được tổ chức xuyên suốt những ngày diễn ra lễ hội tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc trong 3 ngày (15 đến 17-2). Trong ảnh là lần lượt 8 lễ vật của các thôn, làng đã được di chuyển vào cung tiến tại khu vực sân Rồng đền Thượng Giò hoa tre Thu hút sự quan tâm lớn nhất của đông đảo người dân và du khách là kiệu giò hoa tre. Hoa tre trong lễ hội đền Sóc là lễ vật mang tính biểu tượng cho sự kết tinh, hội tụ tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc trong các cuộc trường chinh đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Theo truyền thuyết, Thánh Gióng đánh giặc Ân bằng gậy sắt dài hơn 10 trượng. Gậy sắt gãy, Thánh Gióng nhổ những khóm tre Đằng Ngà đánh giặc. Khi về tới huyện Sóc Sơn thì cây tre dập nát, bông lên nhuộm với màu của bụi đường trông như những bông hoa có màu vàng óng. Để tưởng nhớ công đức của Ngài, khi hội mở dân làng Vệ Linh xã Phù Linh lại làm ra những bông hoa bằng tre, lấy quả dành dành trên núi nhuộm vào phần tơ bông tạo nên hàng ngàn bông hoa tre tuyệt đẹp để dâng lên đức Thánh Gióng, cầu mong ân đức của ngài phù hộ cho thái bình, thịnh vượng. Giò hoa tre do nhân dân thôn Vệ Linh (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) cung tiến. Thiết mã thần Lễ vật thứ 2 được cung tiến là thiết mã thần. Trước khi bay về trời, ông Gióng đã xuống ngựa dừng chân ở đồi Phù Mã, nghỉ ngơi thăm thú cảnh vật, gặp gỡ người dân nơi đây. Khi bay về trời, Ngài để lại Yên Cương và Ngọc Duẩn -gậy tre. Nên sau này làng mới có tên là Phù Mã như hiện nay. Tưởng nhớ Đức Thánh và Thiết mã thần, nhân dân thôn Phù Mã (xã Phù Linh) kính dâng lễ phẩm ngựa sắt, cầu mong đức Thánh Gióng phù hộ cho người Phù Mã và toàn thể nhân dân Việt Nam được bay cao, bay xa hơn trong năm Giáp Thìn. Thần mã do nhân dân thôn Phù Mã (xã Phù Linh) cung tiến. Voi chiến Sau khi giặc tan, thiên hạ thái bình, voi chiến được thả về rừng sâu. Do nhớ chủ, voi đã quay lại thôn làng, vô tình dẫm nát hoa màu nên bị dân làng đánh đuổi mà thiệt mạng.Khi biết là voi của Thánh đã góp công đánh giặc ngoại xâm, để tạ ơn, hàng năm Xuân về mở hội, dân làng Dược Thượng xã Tiên Dược xin được rước voi cung thỉnh sân rồng, mong Ngài đại xá, phù độ chúng sinh. Đây là khởi tích của lễ vật thứ 3 - voi chiến, được cung tiến tại lễ hội đền Sóc hàng năm. Nhân dân thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) cung tiến Voi chiến. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Trầu cau Lễ vật thứ 4 được cung tiến tại lễ hội là trầu cau. Tục truyền rằng rừng Đan, thôn Đan Tảo, xã Tân Minh là nơi Thiên vương đã nghỉ chân uống nước ăn trầu, nói chuyện với người dân địa phương, nhắc nhủ về lễ nghĩa, mong muốn quê hương thái bình, thịnh vượng. Người dân Đan Tảo tưởng nhớ công ơn đức Thánh Gióng, dâng lên Ngài cây trầu xanh tốt, như một thệ nguyền muôn đời tôn vinh, kính ngưỡng Thiên vương. Trầu cau do nhân dân thôn Đan Tảo (xã Đức Hoà) cung tiến. Ngà voi Xã Đức Hòa là địa phương có may mắn được cung tiến lễ vật thứ 5 cho lễ hội đền Sóc hàng năm, đó là ngà voi. Tương truyền, voi chiến trong cuộc chiến với giặc Ân bị gãy ngà. Sau khi voi hóa do quay trở về thôn làng bị đánh nhầm, dân quanh vùng mới biết.Nhân dân địa phương nhớ công đức của Voi chiến đã xin tạ lễ, hàng năm dâng ngà voi cầu mong Ngài đại xá, phù hộ độ trì cho người dân xã Đức Hòa và dân tộc Việt khắp muôn phương mạnh mẽ, duy trì khí tiết anh dũng đánh giặc ngoại xâm để hưởng thái bình, độc lập, thịnh vượng muôn đời. Ngà voi là lễ vật do nhân dân xã Đức Hoà cung tiến. Cỏ voi Lễ vật thứ 6 được cung tiến tại lễ hội là cỏ voi. Truyền thuyết kể lại rằng, khi đại binh tiến đánh giặc Ân, Thánh Gióng cùng quân tướng dừng chân tại thôn Yên Sào, xã Xuân Giang. Nhân dân thôn Yên Sào đã cắt cỏ, chặt chuối dâng cho voi chiến, ngựa chiến của các đạo quân do Thánh Gióng. Khi giặc tan, Thiên vương về trời, trong lễ hội đầu xuân, nhân dân Yên Sào cắt cỏ voi dâng lên Đức Thánh với lòng tôn kính không chỉ với Thiến vương mà với cả đạo quân thời Hùng vương thứ 6, voi chiến ngựa chiến đã có công đuổi giặc cứu nước. Cỏ voi là lễ vật của nhân dân thôn Yên Sào xã Xuân Giang cung tiến. Nữ tướng trẻ Một lễ vật khác thu hút sự quan tâm của đông đảo khách thập phương là kiệu tướng. Truyền thuyết kể lại, ở vùng đất Yên Tàng (xã Bắc Phú), Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt phun lửa, nhổ bụi tre ven đường đánh giặc khiến tướng nhà Ân hồn siêu phách lạc, Thạch Linh thần tướng của nhà Ân bị chém cùng với vô số binh tướng. Đến chân núi Sóc, trước khi về trời, Thánh Gióng đã chém 3 tướng giặc cứng đầu lập uy trấn áp kẻ thù, ngăn chặn ý đồ xâm lược. Các tướng lĩnh, quân sĩ đều quỳ lạy tạ ơn. Nhớ công đức này, ngày lễ hội, nhân dân thôn Yên Tàng làm lễ rước tướng đến bái lạy, tôn vinh Uy dũng của Thiên vương trấn áp ngoại bang, giặc đến đều bị tiêu diệt, giữ cho thái bình muôn đời bền vững. Kiệu rước nữ tướng trẻ của nhân dân thôn Yên Tàng, xã Bắc Phú. Cầu húc Lễ vật thứ Tam do xã Tân Minh cung tiến. Huyền thoại xưa kể rằng, vào thời Hùng Vương, có một cánh quân của Thánh Gióng do tướng Hữu Lâm chỉ huy, buổi chiều giáp Tết hành quân qua Xuân Đán Trang. Vị chủ tướng thấy nơi đây có rừng già, phong cảnh đẹp bèn cho quân dừng chân nghỉ lại, cùng nhân dân ăn cơm nắm, muối cà, lại dậy cho tráng đinh chơi trò cầu húc để rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức chiến đấu. Cầu húc là trò chơi dân gian thể hiện trí tuệ, sự dẻo dai, đoàn kết và tinh thần thượng võ được thôn Xuân Dục rước về tạ ơn Thánh Gióng, kính mong Ngài độ cho được “nhân khang vật thịnh, phong vũ thuận hòa”. Đây cũng là lễ vật cuối cùng được nhân dân các thôn làng cung tiến tại lễ hội Gióng đền Sóc hàng năm. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Điểm nổi bật khác biệt trong mùa lễ hội Gióng 2024 là tập trung vào phần hội với nhiều nét mới. Các trò chơi dân gian tiếp tục được ban tổ chức lễ hội duy trì như Đi cà kheo, đi cầu thăng bằng, đập niêu đất, hội thi nấu cơm… Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng được tổ chức xuyên suốt những ngày diễn ra lễ hội tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc. Năm 2010, Lễ hội Gióng ở Đền Sóc được (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Lễ hội Gióng đền Sóc được tổ chức tại khu quần thể Khu di tích đền Sóc, thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, bao gồm 6 công trình: đền Hạ (tức đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (tức đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Nguồn: Người Lao Động, Kinh tế Đô Thị, Tin Tức Sáng 15/2/2024, (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Giáp Thìn) lễ hội Gióng chính thức được khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Lễ hội kéo dài từ ngày 15/2 - 17/2/2024. Là một trong "Tứ Thánh bất tử", Thánh Gióng gắn liền với truyền thuyết về cậu bé làng Phù Đổng thời vua Hùng Huy Vương đánh giặc Ân, mang lại thái bình cho đất nước. Truyền rằng, sau khi đánh tan quân giặc, Thánh Gióng phi ngựa đến chân núi Sóc (huyện Sóc Sơn), cởi bỏ giáp trụ rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời. Đây được coi là một trong những biểu tượng đẹp và hào hùng nhất trong kho tàng truyền thuyết lịch sử Việt Nam. Để tưởng nhớ công đức của ngài, tại chân núi Sóc, nơi Thánh Gióng dừng ngựa trước khi về trời, Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và mở hội hàng năm, từ ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng âm lịch. Đúng 6 giờ 45 phút sáng 15-2 (tức mùng 6 Tết Giáp Thìn), lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 chính thức được khai mạc Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Phạm Văn Minh đánh trống khai hội Điểm nổi bật khác biệt trong mùa lễ hội Gióng 2024 tập trung vào phần hội. Theo đó, các trò chơi dân gian tiếp tục được Ban tổ chức lễ hội duy trì như: Đi cà kheo, đập niêu đất, hội thi nấu cơm, hội thi cầu húc. Cùng với đó là các hoạt động biểu diễn văn hóa - nghệ thuật sẽ được tổ chức xuyên suốt những ngày diễn ra lễ hội tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc trong 3 ngày (15 đến 17-2). Trong ảnh là lần lượt 8 lễ vật của các thôn, làng đã được di chuyển vào cung tiến tại khu vực sân Rồng đền Thượng Giò hoa treThu hút sự quan tâm lớn nhất của đông đảo người dân và du khách là kiệu giò hoa tre. Hoa tre trong lễ hội đền Sóc là lễ vật mang tính biểu tượng cho sự kết tinh, hội tụ tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc trong các cuộc trường chinh đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Theo truyền thuyết, Thánh Gióng đánh giặc Ân bằng gậy sắt dài hơn 10 trượng. Gậy sắt gãy, Thánh Gióng nhổ những khóm tre Đằng Ngà đánh giặc. Khi về tới huyện Sóc Sơn thì cây tre dập nát, bông lên nhuộm với màu của bụi đường trông như những bông hoa có màu vàng óng.Để tưởng nhớ công đức của Ngài, khi hội mở dân làng Vệ Linh xã Phù Linh lại làm ra những bông hoa bằng tre, lấy quả dành dành trên núi nhuộm vào phần tơ bông tạo nên hàng ngàn bông hoa tre tuyệt đẹp để dâng lên đức Thánh Gióng, cầu mong ân đức của ngài phù hộ cho thái bình, thịnh vượng. Giò hoa tre do nhân dân thôn Vệ Linh (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) cung tiến. Thiết mã thầnLễ vật thứ 2 được cung tiến là thiết mã thần. Trước khi bay về trời, ông Gióng đã xuống ngựa dừng chân ở đồi Phù Mã, nghỉ ngơi thăm thú cảnh vật, gặp gỡ người dân nơi đây. Khi bay về trời, Ngài để lại Yên Cương và Ngọc Duẩn -gậy tre. Nên sau này làng mới có tên là Phù Mã như hiện nay. Tưởng nhớ Đức Thánh và Thiết mã thần, nhân dân thôn Phù Mã (xã Phù Linh) kính dâng lễ phẩm ngựa sắt, cầu mong đức Thánh Gióng phù hộ cho người Phù Mã và toàn thể nhân dân Việt Nam được bay cao, bay xa hơn trong năm Giáp Thìn. Thần mã do nhân dân thôn Phù Mã (xã Phù Linh) cung tiến. Voi chiếnSau khi giặc tan, thiên hạ thái bình, voi chiến được thả về rừng sâu. Do nhớ chủ, voi đã quay lại thôn làng, vô tình dẫm nát hoa màu nên bị dân làng đánh đuổi mà thiệt mạng.Khi biết là voi của Thánh đã góp công đánh giặc ngoại xâm, để tạ ơn, hàng năm Xuân về mở hội, dân làng Dược Thượng xã Tiên Dược xin được rước voi cung thỉnh sân rồng, mong Ngài đại xá, phù độ chúng sinh. Đây là khởi tích của lễ vật thứ 3 - voi chiến, được cung tiến tại lễ hội đền Sóc hàng năm. Nhân dân thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) cung tiến Voi chiến. Trầu cau Lễ vật thứ 4 được cung tiến tại lễ hội là trầu cau. Tục truyền rằng rừng Đan, thôn Đan Tảo, xã Tân Minh là nơi Thiên vương đã nghỉ chân uống nước ăn trầu, nói chuyện với người dân địa phương, nhắc nhủ về lễ nghĩa, mong muốn quê hương thái bình, thịnh vượng. Người dân Đan Tảo tưởng nhớ công ơn đức Thánh Gióng, dâng lên Ngài cây trầu xanh tốt, như một thệ nguyền muôn đời tôn vinh, kính ngưỡng Thiên vương. Trầu cau do nhân dân thôn Đan Tảo (xã Đức Hoà) cung tiến. Ngà voiXã Đức Hòa là địa phương có may mắn được cung tiến lễ vật thứ 5 cho lễ hội đền Sóc hàng năm, đó là ngà voi. Tương truyền, voi chiến trong cuộc chiến với giặc Ân bị gãy ngà. Sau khi voi hóa do quay trở về thôn làng bị đánh nhầm, dân quanh vùng mới biết.Nhân dân địa phương nhớ công đức của Voi chiến đã xin tạ lễ, hàng năm dâng ngà voi cầu mong Ngài đại xá, phù hộ độ trì cho người dân xã Đức Hòa và dân tộc Việt khắp muôn phương mạnh mẽ, duy trì khí tiết anh dũng đánh giặc ngoại xâm để hưởng thái bình, độc lập, thịnh vượng muôn đời. Ngà voi là lễ vật do nhân dân xã Đức Hoà cung tiến. Cỏ voiLễ vật thứ 6 được cung tiến tại lễ hội là cỏ voi. Truyền thuyết kể lại rằng, khi đại binh tiến đánh giặc Ân, Thánh Gióng cùng quân tướng dừng chân tại thôn Yên Sào, xã Xuân Giang. Nhân dân thôn Yên Sào đã cắt cỏ, chặt chuối dâng cho voi chiến, ngựa chiến của các đạo quân do Thánh Gióng.Khi giặc tan, Thiên vương về trời, trong lễ hội đầu xuân, nhân dân Yên Sào cắt cỏ voi dâng lên Đức Thánh với lòng tôn kính không chỉ với Thiến vương mà với cả đạo quân thời Hùng vương thứ 6, voi chiến ngựa chiến đã có công đuổi giặc cứu nước. Cỏ voi là lễ vật của nhân dân thôn Yên Sào xã Xuân Giang cung tiến. Nữ tướng trẻMột lễ vật khác thu hút sự quan tâm của đông đảo khách thập phương là kiệu tướng. Truyền thuyết kể lại, ở vùng đất Yên Tàng (xã Bắc Phú), Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt phun lửa, nhổ bụi tre ven đường đánh giặc khiến tướng nhà Ân hồn siêu phách lạc, Thạch Linh thần tướng của nhà Ân bị chém cùng với vô số binh tướng. Đến chân núi Sóc, trước khi về trời, Thánh Gióng đã chém 3 tướng giặc cứng đầu lập uy trấn áp kẻ thù, ngăn chặn ý đồ xâm lược. Các tướng lĩnh, quân sĩ đều quỳ lạy tạ ơn.Nhớ công đức này, ngày lễ hội, nhân dân thôn Yên Tàng làm lễ rước tướng đến bái lạy, tôn vinh Uy dũng của Thiên vương trấn áp ngoại bang, giặc đến đều bị tiêu diệt, giữ cho thái bình muôn đời bền vững. Kiệu rước nữ tướng trẻ của nhân dân thôn Yên Tàng, xã Bắc Phú. Cầu húcLễ vật thứ Tam do xã Tân Minh cung tiến. Huyền thoại xưa kể rằng, vào thời Hùng Vương, có một cánh quân của Thánh Gióng do tướng Hữu Lâm chỉ huy, buổi chiều giáp Tết hành quân qua Xuân Đán Trang. Vị chủ tướng thấy nơi đây có rừng già, phong cảnh đẹp bèn cho quân dừng chân nghỉ lại, cùng nhân dân ăn cơm nắm, muối cà, lại dậy cho tráng đinh chơi trò cầu húc để rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức chiến đấu.Cầu húc là trò chơi dân gian thể hiện trí tuệ, sự dẻo dai, đoàn kết và tinh thần thượng võ được thôn Xuân Dục rước về tạ ơn Thánh Gióng, kính mong Ngài độ cho được “nhân khang vật thịnh, phong vũ thuận hòa”. Đây cũng là lễ vật cuối cùng được nhân dân các thôn làng cung tiến tại lễ hội Gióng đền Sóc hàng năm. Điểm nổi bật khác biệt trong mùa lễ hội Gióng 2024 là tập trung vào phần hội với nhiều nét mới. Các trò chơi dân gian tiếp tục được ban tổ chức lễ hội duy trì như Đi cà kheo, đi cầu thăng bằng, đập niêu đất, hội thi nấu cơm… Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng được tổ chức xuyên suốt những ngày diễn ra lễ hội tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc. Năm 2010, Lễ hội Gióng ở Đền Sóc được (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Lễ hội Gióng đền Sóc được tổ chức tại khu quần thể Khu di tích đền Sóc, thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, bao gồm 6 công trình: đền Hạ (tức đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (tức đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia.Nguồn: Người Lao Động, Kinh tế Đô Thị, Tin Tức Trở về đầu trang Khai mạc Đền Gióng Lễ hội năm 2024 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10