Báo Mới -- Phong tục truyền thống, những nét đẹp văn hóa trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc được lưu giữ qua những hình ảnh Tết xưa và Tết nay.
Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có nhiều phong tục
tập quán nét đẹp văn hóa được lưu giữ từ đời này sang đời khác qua những
hình ảnh tư liệu về tết xưa cho đến ngày nay là minh chứng cho sự
trường tồn, gìn giữ và phát triển. Những nét đẹp văn hóa không mai một
mà đang được thế hệ sau phát triển.
Theo tư liệu lịch sử, trước đây, khi đời sống người dân còn nhiều khó
khăn nhưng đến dịp tết dù có thiếu thốn đến đâu, nhà nhà, người người
đều chuẩn bị tết chu đáo. Bởi việc đón Tết cổ truyền đã trở thành một sự
kiện lớn trong gia đình, họ hàng, được chuẩn bị trước hàng tháng trời. Ở
quê nhà nào cũng có một bụi dong góc vườn để gói bánh chưng, dăm ba đàn
gà để dành giết thịt. Những đứa trẻ có quần áo mới, những chợ hoa, chợ
tết luôn tấp nập người mua sắm. Đầu tháng Chạp đã tất bật chuẩn bị dưa
hành, dưa kiệu và sau lễ cúng ông Táo về trời thì tất bật chợ búa, dọn
dẹp nhà cửa, mua sắm bánh trái, chuẩn bị quà tết tặng nhau. Những ông đồ
bày mực tàu giấy đỏ để phục vụ việc xin cho chữ.
Chợ hoa ngày tết...
Không thể thiếu những cành đào miền Bắc và cành mai miền Nam.
Các cửa hàng tạp hóa luôn đông nghịt người mua và bán.
Một gánh chợ hoa xưa.
Bánh chưng ngày tết.
Chợ Tết
Những người phụ nữ trong một gia đình quây quần đón Tết.
Cây nêu không thể thiếu trong tết xưa.
Chợ tết năm 1990.
Người dân đi chơi tết.
Một góc chợ hoa đào xưa.
Đội múa lân ở Sài Gòn xưa.
Viết sớ ngày tết.
Chợ hoa Sài Gòn xưa.
Những thứ phổ biến cần sắm cho ngày Tết những năm 80.
Mâm cỗ tết ngày nay cũng không khác xưa là mấy.
Chợ hoa tết nay.
Cảnh chúc tết ngày nay.
Phố ông đồ ở TP HCM hiện nay vẫn giữ nguyên tục cho xin chữ đầu năm.
Nhiều gia đình ở miền Bắc hiện nay vẫn giữ phong tục trồng cây nêu ngày tết.
Hải Ninh (Tổng hợp)