Tết ở làng cổ Đường Lâm Tết ở làng cổ Đường Lâm Về làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) những ngày giáp Tết, bạn sẽ cảm nhận được sâu sắc không khí đón xuân thật nhẹ nhàng mà hân hoan trên mỗi con đường làng, trong từng ngôi nhà cổ kính, bên giếng nước, trong sân đình và cả trên mâm cỗ đầy sắc màu ngày xuân. Mâm cỗ ngày tết ở Đường Lâm cũng giống như ở nhiều làng quê Bắc Bộ khác, nhưng điều đặc biệt là trên mâm lễ có gà luộc được “dựng” rất công phu. Nghệ nhân của làng phải thật kỳ công làm khung tre, buộc gà rất cẩn thận vào bộ khung đó, rồi mới đem đi luộc. Kỹ thuật dựng khung và luộc gà được coi là bí quyết và mang nét văn hóa ẩm thực đặc trưng riêng của làng cố Đường Lâm để dáng gà phải thật đẹp, da vàng óng ả, đầu hơi ngẩng lên cao, hướng thẳng về phía trước, hai cánh dang rộng như thể đang bay lên, mỏ gà ngậm một bông hoa hồng và cài thêm hai bông nữa ở hai bên tai. Trên mâm lễ, gà sẽ được đặt trên “xôi tảng” và bánh chè kho đóng theo khuôn lớn, vuông vức và chắc chắn. Bên cạnh món gà, trong mâm cỗ Tết của các gia đình ở làng cổ Đường Lâm còn có món thịt quay đòn tre, bóng bì xào thăn lợn, canh măng chân giò… Trong mâm cỗ Tết hay các khay dâng cúng tổ tiên không thể thiếu món bánh chè kho được làm từ đỗ xanh, đường kính, vừng rang. Người dân Đường Lâm rất chú trọng nghi lễ cúng tổ tiên đêm giao thừa. Trong giây phút thiêng liêng chuẩn bị chào đón năm mới, các thành viên trong gia đình có mặt đầy đủ trước bàn thờ tổ tiên để thắp hương, báo cáo với tổ tiên những công việc, những biến cố đã gặp trong năm qua; đồng thời tạ ơn tổ tiên, dâng lời cầu xin có thêm nhiều ơn phúc cho đất nước, quê hương, gia đình trong năm mới. Người dân ở làng cổ Đường Lâm có tục đi xông đất. Người được nhờ xông đất sẽ đến xông đất gia chủ với những sắp xếp từ trước, ngụ ý đem lại cho gia đình tài lộc, bình an, may mắn và sức khỏe trong năm mới. Sau khi xông đất, người xông đất sẽ lì xì cho gia chủ theo thứ tự từ trên xuống. Người Đường Lâm rất chú ý đến lời ăn, tiếng nói trong ngày đầu năm, đặc biệt là không nhắc đến những chuyện không may để tránh xui xẻo chogia đình. Một nét rất riêng ở Đường Lâm, đó là khi đi chúc tết, mọi người thường mang theo những quả quýt, và chè lam luôn có mặt trên bàn bàn tiếp khách vào dịp Tết. Nguồn: Tạp chí Du lịch Về làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) những ngày giáp Tết, bạn sẽ cảm nhận được sâu sắc không khí đón xuân thật nhẹ nhàng mà hân hoan trên mỗi con đường làng, trong từng ngôi nhà cổ kính, bên giếng nước, trong sân đình và cả trên mâm cỗ đầy sắc màu ngày xuân. Mâm cỗ ngày tết ở Đường Lâm cũng giống như ở nhiều làng quê Bắc Bộ khác, nhưng điều đặc biệt là trên mâm lễ có gà luộc được “dựng” rất công phu. Nghệ nhân của làng phải thật kỳ công làm khung tre, buộc gà rất cẩn thận vào bộ khung đó, rồi mới đem đi luộc. Kỹ thuật dựng khung và luộc gà được coi là bí quyết và mang nét văn hóa ẩm thực đặc trưng riêng của làng cố Đường Lâm để dáng gà phải thật đẹp, da vàng óng ả, đầu hơi ngẩng lên cao, hướng thẳng về phía trước, hai cánh dang rộng như thể đang bay lên, mỏ gà ngậm một bông hoa hồng và cài thêm hai bông nữa ở hai bên tai. Trên mâm lễ, gà sẽ được đặt trên “xôi tảng” và bánh chè kho đóng theo khuôn lớn, vuông vức và chắc chắn. Bên cạnh món gà, trong mâm cỗ Tết của các gia đình ở làng cổ Đường Lâm còn có món thịt quay đòn tre, bóng bì xào thăn lợn, canh măng chân giò… Trong mâm cỗ Tết hay các khay dâng cúng tổ tiên không thể thiếu món bánh chè kho được làm từ đỗ xanh, đường kính, vừng rang.Người dân Đường Lâm rất chú trọng nghi lễ cúng tổ tiên đêm giao thừa. Trong giây phút thiêng liêng chuẩn bị chào đón năm mới, các thành viên trong gia đình có mặt đầy đủ trước bàn thờ tổ tiên để thắp hương, báo cáo với tổ tiên những công việc, những biến cố đã gặp trong năm qua; đồng thời tạ ơn tổ tiên, dâng lời cầu xin có thêm nhiều ơn phúc cho đất nước, quê hương, gia đình trong năm mới. Người dân ở làng cổ Đường Lâm có tục đi xông đất. Người được nhờ xông đất sẽ đến xông đất gia chủ với những sắp xếp từ trước, ngụ ý đem lại cho gia đình tài lộc, bình an, may mắn và sức khỏe trong năm mới. Sau khi xông đất, người xông đất sẽ lì xì cho gia chủ theo thứ tự từ trên xuống.Người Đường Lâm rất chú ý đến lời ăn, tiếng nói trong ngày đầu năm, đặc biệt là không nhắc đến những chuyện không may để tránh xui xẻo chogia đình.Một nét rất riêng ở Đường Lâm, đó là khi đi chúc tết, mọi người thường mang theo những quả quýt, và chè lam luôn có mặt trên bàn bàn tiếp khách vào dịp Tết. Nguồn: Tạp chí Du lịch Trở về đầu trang Ngày Tết làng cổ Đường Lâm 1 Tổng số:2 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10