Hệ thống thông tin thống kê Du lịch Việt Nam Hệ thống thông tin thống kê Du lịch Việt Nam TITC - Thông tin thống kê giữ vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu, phân tích đánh giá, dự báo, xây dựng chính sách phát triển của mọi ngành, mọi lĩnh vực. Thực tế ở Việt Nam, hình thành hệ thống thông tin thống kê du lịch hiện còn nhiều hạn chế, thông tin chưa đầy đủ, chưa tập trung hệ thống, phân tán ở nhiều cấp, nhiều ngành, cách hiểu các khái niệm và thuật ngữ ở nhiều nơi chưa thống nhất. Việc xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê du lịch rất có ý nghĩa trong phát triển ngành du lịch, đòi hỏi sự quan tâm thực sự của các cấp, sự nhận thức đúng về trách nhiệm quản lý, chia sẻ, cung cấp thông tin từ các tổ chức, cá nhân liên quan, sự đầu tư thỏa đáng về nhân lực, vật lực và tăng cường ứng dụng công nghệ. Khái quát về du lịch và hệ thống thông tin thống kê du lịch Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam phát triển mạnh, duy trì tốc độ tăng trưởng cao liên tục so với thế giới và khu vực. Ngành Du lịch đang nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác,…” Thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân. Dựa trên việc đánh giá, phân tích hệ thống thông tin thống kê, chúng ta có thể đánh giá được những đóng góp của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời kịp thời nắm rõ thực trạng, các nguồn lực, khả năng đáp ứng của ngành cho xã hội ở phạm vi quốc gia cũng như từng địa phương; tình trạng hoạt động du lịch trong từng thời kỳ cụ thể, từ đó đề xuất được giải pháp đúng đắn và phù hợp nhằm phát triển ngành du lịch. Thông tin thống kê là dữ liệu thống kê được xử lý, tổng hợp và phân tích theo phương pháp, quy trình, chuyên môn, nghiệp vụ thống kê để phản ánh đặc trưng, thuộc tính của hiện tượng nghiên cứu. Thông tin thống kê gồm số liệu thống kê và bản phân tích số liệu đó. (Theo Luật Thống kê 2015, số 89/2015/QH13). Hệ thống thông tin thống kê du lịch Việt Nam Hệ thống thông tin thống kê du lịch là hệ thống dữ liệu thống kê được xử lý, tổng hợp, phân tích theo phương pháp thống kê để phản ánh đặc trưng, thuộc tính của du lịch. Trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị đặt ra nhiệm vụ: “Bổ sung, hoàn thiện công tác thống kê du lịch để xác định rõ vị trí của ngành du lịch trong tổng thể phát triển của nền kinh tế quốc dân và của các địa phương có các tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch”. Đối với ngành du lịch, một ngành được xác định là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Hệ thống thông tin thống kê du lịch cần phải được xây dựng thành hệ thống đầy đủ và toàn diện, gồm những chỉ tiêu phản ánh được cung - cầu trong kinh tế du lịch, phản ánh vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, phản ánh về hoạt động kinh doanh du lịch, phản ánh về năng lực hoạt động của ngành du lịch, phản ánh về hoạt động đầu tư và phát triển du lịch, và đảm bảo tính so sánh trong khu vực và quốc tế. Hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch được thiết lập theo kỳ hạn nhất định (thông thường Tháng/Quý/Năm). Tuy nhiên, cũng có những chỉ tiêu có thể được thống kê theo thời gian thực. Luật Thống kê 2015 quy định rõ các hệ thống thông tin thống kê Việt Nam, bao gồm: hệ thống thông tin thống kê quốc gia; hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành; hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh; hệ thống thông tin thống kê cấp huyện. Luật quy định rõ mối quan hệ giữa các hệ thống thông tin thống kê và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng các hệ thống thông tin thống kê. Sơ đồ hệ thống thông tin thống kê du lịch Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là tập hợp các chỉ tiêu thống kê chủ yếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm thu thập thông tin thống kê hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia. Theo Luật định, trong Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia, các chỉ tiêu liên quan và thuộc lĩnh vực du lịch, gồm: Mã số Nhóm, tên chỉ tiêu Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp 10. Thương mại, dịch vụ 1002 Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống Tổng cục Thống kê 1008 Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ (Trong đó phân tổ: Dịch vụ du lịch) - Chủ trì: Tổng cục Thống kê; - Phối hợp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; bộ, ngành có quản lý dịch vụ. 17. Văn hóa, thể thao và du lịch 1703 Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành Tổng cục Thống kê 1704 Số lượt người nước ngoài đến Việt Nam - Chủ trì: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; - Phối hợp: Tổng cục Thống kê. 1705 Số lượt người Việt Nam ra nước ngoài - Chủ trì: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; - Phối hợp: Tổng cục Thống kê. 1706 Số lượt khách du lịch nội địa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 1707 Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam Tổng cục Thống kê 1708 Chi tiêu của khách du lịch nội địa - Chủ trì: Tổng cục Thống kê; - Phối hợp: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành là tập hợp các chỉ tiêu thống kê do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành để thu thập thông tin thống kê hình thành hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành. Hiện nay, ngành Du lịch đang triển khai áp dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo Quyết định 5139/QĐ-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó có 16 chỉ tiêu thuộc lĩnh vực du lịch, và 3 Thông tư của Bộ VHTTDL ban hành ngày 31/12/2014, gồm: Thông tư 25/2014/TT-BVHTTDL quy định Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL (trong đó có 16 biểu mẫu thống kê thuộc lĩnh vực du lịch); Thông tư 26/2014/TT-BVHTTDL Quy định Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với các cơ sở, doanh nghiệp do ngành Du lịch quản lý, cấp phép; Thông tư 27/2014/TT-BVHTTDL quy định Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với cơ quan quản lý du lịch thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hệ thống các chỉ tiêu này đã đảm bảo phản ánh khá toàn diện về vai trò, về năng lực, kết quả hoạt động của ngành Du lịch, đồng thời có các chỉ tiêu được xây dựng theo mô hình của Tài khoản vệ tinh du lịch (TSA) theo khuyến cáo của UNWTO. Do đó, với các chỉ tiêu này, nếu được thu thập, tổng hợp đầy đủ sẽ tạo ra được hệ thống thông tin thống kê du lịch rất có giá trị đối với công tác quản lý ngành, xây dựng chính sách phát triển của ngành, cũng như đảm bảo tính so sánh quốc tế. Bên cạnh đó, tại Việt Nam đang trong quá trình triển khai áp dụng hệ thống TSA, đã có nguồn số liệu và tính toán được 7 bảng chỉ tiêu trong hệ thống 10 bảng chỉ tiêu, là cơ sở để tính và đánh giá đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế. Thu thập thông tin thống kê du lịch: để có một hệ thống thông tin thống kê tương đối hoàn chỉnh, phải kết hợp từ nhiều cách thức khác nhau: - Điều tra thống kê; - Sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước; - Báo cáo thống kê. Triển khai trong thực tế: Trong Danh mục chỉ tiêu quốc gia, nhiều chỉ tiêu cơ bản được thu thập, tổng hợp và được công bố định kỳ, đặc biệt chỉ tiêu về Số lượt người nước ngoài đến Việt Nam (1704) được công bố định kỳ hàng tháng. Qua đó giúp cho công tác phân tích dự báo thống kê, công tác điều hành và hoạch định chính sách liên quan du lịch, nhất là việc thu hút khách quốc tế đến. Hội thảo Tăng cường công tác thống kê du lịch ở Việt Nam Với hệ thống chỉ tiêu du lịch cấp bộ, ngành: Từ khi hệ thống chỉ tiêu được ban hành (16 chỉ tiêu cấp bộ, ngành kèm theo là 16 biểu mẫu thống kê cho TCDL, 3 biểu mẫu cho cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch, 3 biểu mẫu thống kê cho các Sở VHTTDL, Sở Du lịch), công tác thống kê du lịch đã và đang từng bước triển khai từ Trung ương, đến các Sở VHTTDL, sở Du lịch, các doanh nghiệp/cơ sở. Tuy nhiên việc thu thập, tổng hợp đảm bảo các hệ thống chỉ tiêu đặt ra vẫn chưa đầy đủ xét về cả góc độ thời gian, số lượng chỉ tiêu thống kê và số lượng các đơn vị gửi biểu tổng hợp báo cáo. Cho đến nay, nhiều chỉ tiêu thống kê chưa được thu thập thành hệ thống. Một số chỉ tiêu quan trọng muốn có được phải thông qua cuộc điều tra kết hợp với phương pháp tính như Số lượt khách du lịch trên địa bàn và Tổng thu từ khách du lịch trên địa bàn. Nhưng trong thực tế, đến nay nhiều tỉnh mới chỉ có số báo cáo về Doanh thu của các cơ sở kinh doanh du lịch hay Số lượt khách do các cơ sở dịch vụ phục vụ trong kỳ báo cáo, nhiều tỉnh chưa tổ chức các cuộc điều tra thông tin từ khách nên chưa đủ cơ sở để tính được Số lượt khách du lịch đến địa bàn, Tổng thu từ khách du lịch trên địa bàn cũng như chưa tính được đóng góp của du lịch trong kinh tế của địa phương. Tổng cục Du lịch đã đầu tư ứng dụng CNTT trong công tác thống kê du lịch. Cụ thể: đã xây dựng phần mềm nhận – gửi báo cáo thống kê theo Chế độ báo cáo theo Thông tư 25, 26, 27 nói trên; xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê du lịch (trong quá trình hoàn thiện và cập nhật thông tin, dữ liệu thống kê du lịch). Tuy nhiên, công tác thống kê hiện nay vẫn gặp những khó khăn và hạn chế. Đội ngũ chuyên trách công tác thống kê du lịch ở Trung ương và các địa phương rất mỏng, thường phải kiêm nhiệm, nhiều khi có sự thay đổi; các nguồn lực đầu tư cho điều tra thông tin thống kê rất hạn hẹp. Công tác thu thập, tổng hợp báo cáo thống kê ở nhiều địa phương còn gặp khó khăn, vướng mắc nhất định, việc thực hiện báo cáo thống kê còn chậm và chưa đầy đủ. Điều này làm ảnh hưởng chung đến công tác thống kê du lịch ở cấp độ quốc gia. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê du lịch Hệ thống thông tin thống kê du lịch cần tiếp tục được hoàn thiện để đảm bảo phản ảnh được những thay đổi mới và nhu cầu quản lý của ngành, cũng như bắt kịp, phù hợp với xu hướng và việc áp dụng của thế giới. Việc hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê du lịch phải từ hai góc độ: (1) hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch, và (2) thu thập và xử lý thông tin thống kê đầy đủ theo biểu mẫu chỉ tiêu quy định. * Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch: - Xem xét chỉnh sửa trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phản ảnh rõ hơn kết quả thuộc ngành du lịch (cần phân tách chỉ tiêu Doanh thu dịch vụ lưu trú du lịch và Doanh thu dịch vụ ăn uống). - Rà soát, hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch (cấp bộ, ngành) phù hợp với Luật Thống kê 2015 và Luật Du lịch 2017. - Cần bổ sung tiêu chí trong một số biểu mẫu thống kê đảm bảo tính đồng bộ, đầy đủ đối với một số biểu thống kê. - Tiếp tục nghiên cứu triển khai áp dụng đầy đủ các bảng chỉ tiêu theo hệ thống các bảng TSA. - Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật để bắt kịp với xu hướng và việc áp dụng hệ thống thống kê du lịch của quốc tế, nghiên cứu bổ sung vào hệ thống chỉ tiêu cấp quốc gia hoặc cấp bộ, ngành (Đo lường việc làm, đo lường những tác động đa chiều của du lịch, Khung thống kê về đo lường du lịch bền vững, ở cả 3 trụ cột gồm: kinh tế, xã hội và môi trường). * Nhóm giải pháp thu thập và xử lý thông tin thống kê: để có hệ thống thông tin thống kê hoàn thiện, việc thu thập và xử lý thông tin rất quan trọng. Từ thực tế hiện nay, cần: - Tuyên truyền nâng cao nhận thức từ các cấp quản lý đến các cơ sở hoạt động/kinh doanh trong lĩnh vực du lịch đối với công tác thống kê du lịch; Nâng cao trách nhiệm cung cấp thông tin thống kê của doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân, tổ chức. - Củng cố đội ngũ nhân lực cho công tác thống kê ở các cấp từ Trung ương đến địa phương, cần được bổ sung về số lượng, được bồi dưỡng về nghiệp vụ thống kê, du lịch. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra, thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin; hình thành cơ sở dữ liệu thống kê du lịch, tạo một công cụ thuận lợi, tiện ích cho các đối tượng cung cấp thông tin quản lý, và khai thác thông tin thống kê du lịch. - Tăng đầu tư kinh phí thường xuyên cho công tác thống kê du lịch, cho công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo, cho các cuộc điều tra thống kê du lịch. Một số khái niệm/thuật ngữ thường dùng: * Khách du lịch: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến (Luật Du lịch 2017). Phân loại khách: Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài (Điều 10, Luật Du lịch). Khách du lịch (visitor) còn được phân loại xét theo từng góc độ thống kê/nghiên cứu: Phân loại khách theo hình thức lưu trú (có lưu trú tại nơi đến du lịch hay không): khách nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú (overnight visitor hoặc tourist) và khách tham quan trong ngày (same-day visitor hoặc excursionist) Phân loại khách theo hình thức tổ chức chuyến đi du lịch: khách đi theo tour và khách tự sắp xếp chuyến đi * Tổng thu từ khách du lịch và Doanh thu của các cơ sở dịch vụ: - Tổng thu từ khách du lịch là tổng thu từ số tiền chi tiêu của khách du lịch (khách du lịch quốc tế đến, khách du lịch quốc tế đi (phần chi tiêu trong nước trước và sau chuyến đi ra nước ngoài) và khách du lịch nội địa trong lãnh thổ Việt Nam (Thông tư 25). - Doanh thu của các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng (mã số 5202 (Thông tư 25)) hoặc Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành (mã số 1703 (Luật Thống kê)): được hiểu là các chỉ tiêu phản ánh kết quả doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của các cơ sở. Th.S. Phan Thái Hà Trung tâm Thông tin du lịch TITC - Thông tin thống kê giữ vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu, phân tích đánh giá, dự báo, xây dựng chính sách phát triển của mọi ngành, mọi lĩnh vực. Thực tế ở Việt Nam, hình thành hệ thống thông tin thống kê du lịch hiện còn nhiều hạn chế, thông tin chưa đầy đủ, chưa tập trung hệ thống, phân tán ở nhiều cấp, nhiều ngành, cách hiểu các khái niệm và thuật ngữ ở nhiều nơi chưa thống nhất.Việc xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê du lịch rất có ý nghĩa trong phát triển ngành du lịch, đòi hỏi sự quan tâm thực sự của các cấp, sự nhận thức đúng về trách nhiệm quản lý, chia sẻ, cung cấp thông tin từ các tổ chức, cá nhân liên quan, sự đầu tư thỏa đáng về nhân lực, vật lực và tăng cường ứng dụng công nghệ. Khái quát về du lịch và hệ thống thông tin thống kê du lịch Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam phát triển mạnh, duy trì tốc độ tăng trưởng cao liên tục so với thế giới và khu vực. Ngành Du lịch đang nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác,…” Thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân. Dựa trên việc đánh giá, phân tích hệ thống thông tin thống kê, chúng ta có thể đánh giá được những đóng góp của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời kịp thời nắm rõ thực trạng, các nguồn lực, khả năng đáp ứng của ngành cho xã hội ở phạm vi quốc gia cũng như từng địa phương; tình trạng hoạt động du lịch trong từng thời kỳ cụ thể, từ đó đề xuất được giải pháp đúng đắn và phù hợp nhằm phát triển ngành du lịch. Thông tin thống kê là dữ liệu thống kê được xử lý, tổng hợp và phân tích theo phương pháp, quy trình, chuyên môn, nghiệp vụ thống kê để phản ánh đặc trưng, thuộc tính của hiện tượng nghiên cứu. Thông tin thống kê gồm số liệu thống kê và bản phân tích số liệu đó. (Theo Luật Thống kê 2015, số 89/2015/QH13). Hệ thống thông tin thống kê du lịch Việt Nam Hệ thống thông tin thống kê du lịch là hệ thống dữ liệu thống kê được xử lý, tổng hợp, phân tích theo phương pháp thống kê để phản ánh đặc trưng, thuộc tính của du lịch. Trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị đặt ra nhiệm vụ: “Bổ sung, hoàn thiện công tác thống kê du lịch để xác định rõ vị trí của ngành du lịch trong tổng thể phát triển của nền kinh tế quốc dân và của các địa phương có các tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch”. Đối với ngành du lịch, một ngành được xác định là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Hệ thống thông tin thống kê du lịch cần phải được xây dựng thành hệ thống đầy đủ và toàn diện, gồm những chỉ tiêu phản ánh được cung - cầu trong kinh tế du lịch, phản ánh vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, phản ánh về hoạt động kinh doanh du lịch, phản ánh về năng lực hoạt động của ngành du lịch, phản ánh về hoạt động đầu tư và phát triển du lịch, và đảm bảo tính so sánh trong khu vực và quốc tế. Hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch được thiết lập theo kỳ hạn nhất định (thông thường Tháng/Quý/Năm). Tuy nhiên, cũng có những chỉ tiêu có thể được thống kê theo thời gian thực. Luật Thống kê 2015 quy định rõ các hệ thống thông tin thống kê Việt Nam, bao gồm: hệ thống thông tin thống kê quốc gia; hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành; hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh; hệ thống thông tin thống kê cấp huyện. Luật quy định rõ mối quan hệ giữa các hệ thống thông tin thống kê và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng các hệ thống thông tin thống kê. Sơ đồ hệ thống thông tin thống kê du lịch Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là tập hợp các chỉ tiêu thống kê chủ yếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm thu thập thông tin thống kê hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia. Theo Luật định, trong Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia, các chỉ tiêu liên quan và thuộc lĩnh vực du lịch, gồm: Mã số Nhóm, tên chỉ tiêu Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp 10. Thương mại, dịch vụ 1002 Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống Tổng cục Thống kê 1008 Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ (Trong đó phân tổ: Dịch vụ du lịch) - Chủ trì: Tổng cục Thống kê; - Phối hợp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; bộ, ngành có quản lý dịch vụ. 17. Văn hóa, thể thao và du lịch 1703 Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành Tổng cục Thống kê 1704 Số lượt người nước ngoài đến Việt Nam - Chủ trì: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; - Phối hợp: Tổng cục Thống kê. 1705 Số lượt người Việt Nam ra nước ngoài - Chủ trì: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; - Phối hợp: Tổng cục Thống kê. 1706 Số lượt khách du lịch nội địa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 1707 Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam Tổng cục Thống kê 1708 Chi tiêu của khách du lịch nội địa - Chủ trì: Tổng cục Thống kê; - Phối hợp: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành là tập hợp các chỉ tiêu thống kê do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành để thu thập thông tin thống kê hình thành hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành. Hiện nay, ngành Du lịch đang triển khai áp dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo Quyết định 5139/QĐ-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó có 16 chỉ tiêu thuộc lĩnh vực du lịch, và 3 Thông tư của Bộ VHTTDL ban hành ngày 31/12/2014, gồm: Thông tư 25/2014/TT-BVHTTDL quy định Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL (trong đó có 16 biểu mẫu thống kê thuộc lĩnh vực du lịch); Thông tư 26/2014/TT-BVHTTDL Quy định Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với các cơ sở, doanh nghiệp do ngành Du lịch quản lý, cấp phép; Thông tư 27/2014/TT-BVHTTDL quy định Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với cơ quan quản lý du lịch thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hệ thống các chỉ tiêu này đã đảm bảo phản ánh khá toàn diện về vai trò, về năng lực, kết quả hoạt động của ngành Du lịch, đồng thời có các chỉ tiêu được xây dựng theo mô hình của Tài khoản vệ tinh du lịch (TSA) theo khuyến cáo của UNWTO. Do đó, với các chỉ tiêu này, nếu được thu thập, tổng hợp đầy đủ sẽ tạo ra được hệ thống thông tin thống kê du lịch rất có giá trị đối với công tác quản lý ngành, xây dựng chính sách phát triển của ngành, cũng như đảm bảo tính so sánh quốc tế. Bên cạnh đó, tại Việt Nam đang trong quá trình triển khai áp dụng hệ thống TSA, đã có nguồn số liệu và tính toán được 7 bảng chỉ tiêu trong hệ thống 10 bảng chỉ tiêu, là cơ sở để tính và đánh giá đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế. Thu thập thông tin thống kê du lịch: để có một hệ thống thông tin thống kê tương đối hoàn chỉnh, phải kết hợp từ nhiều cách thức khác nhau: - Điều tra thống kê; - Sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước; - Báo cáo thống kê. Triển khai trong thực tế: Trong Danh mục chỉ tiêu quốc gia, nhiều chỉ tiêu cơ bản được thu thập, tổng hợp và được công bố định kỳ, đặc biệt chỉ tiêu về Số lượt người nước ngoài đến Việt Nam (1704) được công bố định kỳ hàng tháng. Qua đó giúp cho công tác phân tích dự báo thống kê, công tác điều hành và hoạch định chính sách liên quan du lịch, nhất là việc thu hút khách quốc tế đến.Hội thảo Tăng cường công tác thống kê du lịch ở Việt Nam Với hệ thống chỉ tiêu du lịch cấp bộ, ngành: Từ khi hệ thống chỉ tiêu được ban hành (16 chỉ tiêu cấp bộ, ngành kèm theo là 16 biểu mẫu thống kê cho TCDL, 3 biểu mẫu cho cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch, 3 biểu mẫu thống kê cho các Sở VHTTDL, Sở Du lịch), công tác thống kê du lịch đã và đang từng bước triển khai từ Trung ương, đến các Sở VHTTDL, sở Du lịch, các doanh nghiệp/cơ sở. Tuy nhiên việc thu thập, tổng hợp đảm bảo các hệ thống chỉ tiêu đặt ra vẫn chưa đầy đủ xét về cả góc độ thời gian, số lượng chỉ tiêu thống kê và số lượng các đơn vị gửi biểu tổng hợp báo cáo. Cho đến nay, nhiều chỉ tiêu thống kê chưa được thu thập thành hệ thống. Một số chỉ tiêu quan trọng muốn có được phải thông qua cuộc điều tra kết hợp với phương pháp tính như Số lượt khách du lịch trên địa bàn và Tổng thu từ khách du lịch trên địa bàn. Nhưng trong thực tế, đến nay nhiều tỉnh mới chỉ có số báo cáo về Doanh thu của các cơ sở kinh doanh du lịch hay Số lượt khách do các cơ sở dịch vụ phục vụ trong kỳ báo cáo, nhiều tỉnh chưa tổ chức các cuộc điều tra thông tin từ khách nên chưa đủ cơ sở để tính được Số lượt khách du lịch đến địa bàn, Tổng thu từ khách du lịch trên địa bàn cũng như chưa tính được đóng góp của du lịch trong kinh tế của địa phương. Tổng cục Du lịch đã đầu tư ứng dụng CNTT trong công tác thống kê du lịch. Cụ thể: đã xây dựng phần mềm nhận – gửi báo cáo thống kê theo Chế độ báo cáo theo Thông tư 25, 26, 27 nói trên; xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê du lịch (trong quá trình hoàn thiện và cập nhật thông tin, dữ liệu thống kê du lịch). Tuy nhiên, công tác thống kê hiện nay vẫn gặp những khó khăn và hạn chế. Đội ngũ chuyên trách công tác thống kê du lịch ở Trung ương và các địa phương rất mỏng, thường phải kiêm nhiệm, nhiều khi có sự thay đổi; các nguồn lực đầu tư cho điều tra thông tin thống kê rất hạn hẹp. Công tác thu thập, tổng hợp báo cáo thống kê ở nhiều địa phương còn gặp khó khăn, vướng mắc nhất định, việc thực hiện báo cáo thống kê còn chậm và chưa đầy đủ. Điều này làm ảnh hưởng chung đến công tác thống kê du lịch ở cấp độ quốc gia. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê du lịch Hệ thống thông tin thống kê du lịch cần tiếp tục được hoàn thiện để đảm bảo phản ảnh được những thay đổi mới và nhu cầu quản lý của ngành, cũng như bắt kịp, phù hợp với xu hướng và việc áp dụng của thế giới. Việc hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê du lịch phải từ hai góc độ: (1) hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch, và (2) thu thập và xử lý thông tin thống kê đầy đủ theo biểu mẫu chỉ tiêu quy định. * Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch: - Xem xét chỉnh sửa trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phản ảnh rõ hơn kết quả thuộc ngành du lịch (cần phân tách chỉ tiêu Doanh thu dịch vụ lưu trú du lịch và Doanh thu dịch vụ ăn uống). - Rà soát, hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch (cấp bộ, ngành) phù hợp với Luật Thống kê 2015 và Luật Du lịch 2017. - Cần bổ sung tiêu chí trong một số biểu mẫu thống kê đảm bảo tính đồng bộ, đầy đủ đối với một số biểu thống kê. - Tiếp tục nghiên cứu triển khai áp dụng đầy đủ các bảng chỉ tiêu theo hệ thống các bảng TSA. - Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật để bắt kịp với xu hướng và việc áp dụng hệ thống thống kê du lịch của quốc tế, nghiên cứu bổ sung vào hệ thống chỉ tiêu cấp quốc gia hoặc cấp bộ, ngành (Đo lường việc làm, đo lường những tác động đa chiều của du lịch, Khung thống kê về đo lường du lịch bền vững, ở cả 3 trụ cột gồm: kinh tế, xã hội và môi trường). * Nhóm giải pháp thu thập và xử lý thông tin thống kê: để có hệ thống thông tin thống kê hoàn thiện, việc thu thập và xử lý thông tin rất quan trọng. Từ thực tế hiện nay, cần: - Tuyên truyền nâng cao nhận thức từ các cấp quản lý đến các cơ sở hoạt động/kinh doanh trong lĩnh vực du lịch đối với công tác thống kê du lịch; Nâng cao trách nhiệm cung cấp thông tin thống kê của doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân, tổ chức. - Củng cố đội ngũ nhân lực cho công tác thống kê ở các cấp từ Trung ương đến địa phương, cần được bổ sung về số lượng, được bồi dưỡng về nghiệp vụ thống kê, du lịch. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra, thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin; hình thành cơ sở dữ liệu thống kê du lịch, tạo một công cụ thuận lợi, tiện ích cho các đối tượng cung cấp thông tin quản lý, và khai thác thông tin thống kê du lịch. - Tăng đầu tư kinh phí thường xuyên cho công tác thống kê du lịch, cho công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo, cho các cuộc điều tra thống kê du lịch.Một số khái niệm/thuật ngữ thường dùng: * Khách du lịch: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến (Luật Du lịch 2017). Phân loại khách: Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài (Điều 10, Luật Du lịch). Khách du lịch (visitor) còn được phân loại xét theo từng góc độ thống kê/nghiên cứu: Phân loại khách theo hình thức lưu trú (có lưu trú tại nơi đến du lịch hay không): khách nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú (overnight visitor hoặc tourist) và khách tham quan trong ngày (same-day visitor hoặc excursionist) Phân loại khách theo hình thức tổ chức chuyến đi du lịch: khách đi theo tour và khách tự sắp xếp chuyến đi * Tổng thu từ khách du lịch và Doanh thu của các cơ sở dịch vụ: - Tổng thu từ khách du lịch là tổng thu từ số tiền chi tiêu của khách du lịch (khách du lịch quốc tế đến, khách du lịch quốc tế đi (phần chi tiêu trong nước trước và sau chuyến đi ra nước ngoài) và khách du lịch nội địa trong lãnh thổ Việt Nam (Thông tư 25). - Doanh thu của các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng (mã số 5202 (Thông tư 25)) hoặc Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành (mã số 1703 (Luật Thống kê)): được hiểu là các chỉ tiêu phản ánh kết quả doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của các cơ sở. Th.S. Phan Thái Hà Trung tâm Thông tin du lịch Trở về đầu trang hệ thống thông tin thống kê du lịch nghiên cứu chính sách điều tra 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10