Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phục hồi ra sao sau 2 năm mở cửa Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phục hồi ra sao sau 2 năm mở cửa Sau hai năm mở cửa lại du lịch từ 15/3/2022, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã phục hồi tích cực nhờ vào những chính sách tạo thuận lợi về thị thực, xuất nhập cảnh, sự đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới. hị trường khách du lịch quốc tế đang phục hồi nhanh Trước đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển bứt phá với tốc độ tăng trưởng mỗi năm khoảng 22,8% trong giai đoạn 2015-2019, tăng từ 7,9 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2015 lên 18 triệu lượt vào năm 2019. Sau khi mở cửa trở lại từ 15/3/2022, lượng khách quốc tế phục hồi ngày càng nhanh theo thời gian. Biểu đồ 1: Khách quốc tế đến Việt Nam, 2015-2024 (triệu lượt) (2024*: Mục tiêu) Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê Năm 2022, Việt Nam đón được gần 3,7 triệu lượt khách quốc tế, tương đương 20% so với năm 2019, trong bối cảnh ngành du lịch châu Á gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế khi nhiều thị trường nguồn lớn trong khu vực lúc đó vẫn chưa mở cửa hoặc mở cửa rất muộn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...; trên thế giới, châu Á là khu vực có tốc độ phục hồi du lịch chậm nhất. Bước sang năm 2023, thị trường du lịch quốc tế đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,6 triệu lượt, gấp gần 3,5 lần so với năm 2022, mức độ phục hồi đã đạt 70% so với năm 2019, cao hơn mức phục hồi chung của châu Á (65%). Tiếp nối đà tăng trưởng, 2 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm 2023, đã bằng với mức năm 2019 - thời điểm trước dịch. Cơ cấu thị trường khách thay đổi, cơ hội khai thác các thị trường tiềm năng Năm 2019 trước khi dịch bệnh xảy ra, tỷ trọng khách quốc tế đến Việt Nam từ Đông Bắc Á chiếm 67%; Đông Nam Á: 11%; châu Âu: 12%; châu Mỹ: 5,4%; châu Úc: 2,4%. Đến năm 2023, Đông Bắc Á giảm xuống còn 54%. Đông Nam Á chiếm 16%; châu Âu: 11,6%; châu Mỹ: 7,2%; châu Úc: 3,4%. Hiện nay, trong tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, xu hướng chung ở khu vực, nhiều điểm đến đang cạnh tranh quyết liệt để thu hút khách inbound, chưa khuyến khích du lịch outbound. Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường khách quốc tế năm 2023 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê Hai thị trường lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã trở thành thị trường gửi khách lớn nhất, Trung Quốc xuống vị trí thứ hai. Năm 2023, thị trường Trung Quốc mới phục hồi 30% so với năm 2019, đóng góp 16% tổng lượng khách đến Việt Nam. Trong khi đó, lượng khách từ Hàn Quốc đã phục hồi 84%, chiếm 29% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Thị trường mới nổi Ấn Độ có sự bứt phá đáng kể khi đạt 392 nghìn lượt khách năm 2023, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2019. Với dân số lớn nhất thế giới, Ấn Độ là thị trường đầy tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng bứt phá trong năm qua mang đến kỳ vọng du lịch Việt Nam sẽ khai thác hiệu quả thị trường này thông qua phát triển các sản phẩm phù hợp với văn hóa, thị hiếu của du khách Ấn Độ và kết nối các đường bay thuận lợi. Biểu đồ 3. 10 thị trường gửi khách hàng đầu năm 2023 (nghìn lượt) Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê Thị trường Úc đã hồi phục hoàn toàn và tăng nhẹ (+2%) so với năm 2019. Vừa qua, trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Úc, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Trong đó, ngoài các hợp tác tốt đẹp hiện nay, hai bên nhất trí thúc đẩy ký kết một thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực du lịch, phấn đấu đưa hai nước lọt vào nhóm các thị trường du lịch hàng đầu của nhau. Sự kiện này mở ra triển vọng sáng sủa về việc gia tăng lượng trao đổi khách du lịch giữa nước ta với Úc trong thời gian tới. Biểu đồ 4. Mức phục hồi năm 2023 so với năm 2019 của một số thị trường Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê Thị trường châu Âu sôi động nhờ vào chính sách thị thực mới Trong năm 2023, các thị trường châu Âu có sự phục hồi khả quan, trong đó có các thị trường chính như: Tây Ban Nha phục hồi 91%; Đức đạt 88%; Anh đạt 80%; Pháp đạt 75%. Hai tháng đầu năm 2024, các thị trường châu Âu tiếp tục tăng trưởng sôi động so với cùng kỳ năm 2023: Anh (+32,6%), Pháp (+34,6%), Đức (+37,1%), Ý (+82,3%), Tây Ban Nha (+48,5%), Nga (+58,7%), Đan Mạch (+47,4%), Thụy Điển (+41,9%), Na Uy (+41,2%). Những thị trường này nằm trong nhóm được hưởng chính sách thị thực mới áp dụng từ 15/8/2023, trong đó thời hạn tạm trú đã được nâng từ 15 ngày lên 45 ngày. Nhìn lại 02 năm qua, nhờ vào sự quan tâm của các cấp, ngành, nhiều cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho ngành du lịch đã được ban hành, cùng nỗ lực toàn ngành triển khai các hoạt động kết nối thị trường, kết nối hàng không, xúc tiến quảng bá, phát triển sản phẩm phù hợp nhu cầu, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đang phục hồi nhanh chóng. Kết quả tích cực này là nền tảng để ngành du lịch tiếp tục nỗ lực thực hiện các giải pháp để hoàn thành mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024 theo kỳ vọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm Thông tin du lịch Sau hai năm mở cửa lại du lịch từ 15/3/2022, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã phục hồi tích cực nhờ vào những chính sách tạo thuận lợi về thị thực, xuất nhập cảnh, sự đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới. hị trường khách du lịch quốc tế đang phục hồi nhanh Trước đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển bứt phá với tốc độ tăng trưởng mỗi năm khoảng 22,8% trong giai đoạn 2015-2019, tăng từ 7,9 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2015 lên 18 triệu lượt vào năm 2019. Sau khi mở cửa trở lại từ 15/3/2022, lượng khách quốc tế phục hồi ngày càng nhanh theo thời gian. Biểu đồ 1: Khách quốc tế đến Việt Nam, 2015-2024 (triệu lượt) (2024*: Mục tiêu) Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê Năm 2022, Việt Nam đón được gần 3,7 triệu lượt khách quốc tế, tương đương 20% so với năm 2019, trong bối cảnh ngành du lịch châu Á gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế khi nhiều thị trường nguồn lớn trong khu vực lúc đó vẫn chưa mở cửa hoặc mở cửa rất muộn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...; trên thế giới, châu Á là khu vực có tốc độ phục hồi du lịch chậm nhất. Bước sang năm 2023, thị trường du lịch quốc tế đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,6 triệu lượt, gấp gần 3,5 lần so với năm 2022, mức độ phục hồi đã đạt 70% so với năm 2019, cao hơn mức phục hồi chung của châu Á (65%). Tiếp nối đà tăng trưởng, 2 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm 2023, đã bằng với mức năm 2019 - thời điểm trước dịch. Cơ cấu thị trường khách thay đổi, cơ hội khai thác các thị trường tiềm năng Năm 2019 trước khi dịch bệnh xảy ra, tỷ trọng khách quốc tế đến Việt Nam từ Đông Bắc Á chiếm 67%; Đông Nam Á: 11%; châu Âu: 12%; châu Mỹ: 5,4%; châu Úc: 2,4%. Đến năm 2023, Đông Bắc Á giảm xuống còn 54%. Đông Nam Á chiếm 16%; châu Âu: 11,6%; châu Mỹ: 7,2%; châu Úc: 3,4%. Hiện nay, trong tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, xu hướng chung ở khu vực, nhiều điểm đến đang cạnh tranh quyết liệt để thu hút khách inbound, chưa khuyến khích du lịch outbound. Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường khách quốc tế năm 2023 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê Hai thị trường lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã trở thành thị trường gửi khách lớn nhất, Trung Quốc xuống vị trí thứ hai. Năm 2023, thị trường Trung Quốc mới phục hồi 30% so với năm 2019, đóng góp 16% tổng lượng khách đến Việt Nam. Trong khi đó, lượng khách từ Hàn Quốc đã phục hồi 84%, chiếm 29% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Thị trường mới nổi Ấn Độ có sự bứt phá đáng kể khi đạt 392 nghìn lượt khách năm 2023, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2019. Với dân số lớn nhất thế giới, Ấn Độ là thị trường đầy tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng bứt phá trong năm qua mang đến kỳ vọng du lịch Việt Nam sẽ khai thác hiệu quả thị trường này thông qua phát triển các sản phẩm phù hợp với văn hóa, thị hiếu của du khách Ấn Độ và kết nối các đường bay thuận lợi. Biểu đồ 3. 10 thị trường gửi khách hàng đầu năm 2023 (nghìn lượt) Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê Thị trường Úc đã hồi phục hoàn toàn và tăng nhẹ (+2%) so với năm 2019. Vừa qua, trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Úc, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Trong đó, ngoài các hợp tác tốt đẹp hiện nay, hai bên nhất trí thúc đẩy ký kết một thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực du lịch, phấn đấu đưa hai nước lọt vào nhóm các thị trường du lịch hàng đầu của nhau. Sự kiện này mở ra triển vọng sáng sủa về việc gia tăng lượng trao đổi khách du lịch giữa nước ta với Úc trong thời gian tới. Biểu đồ 4. Mức phục hồi năm 2023 so với năm 2019 của một số thị trường Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê Thị trường châu Âu sôi động nhờ vào chính sách thị thực mới Trong năm 2023, các thị trường châu Âu có sự phục hồi khả quan, trong đó có các thị trường chính như: Tây Ban Nha phục hồi 91%; Đức đạt 88%; Anh đạt 80%; Pháp đạt 75%. Hai tháng đầu năm 2024, các thị trường châu Âu tiếp tục tăng trưởng sôi động so với cùng kỳ năm 2023: Anh (+32,6%), Pháp (+34,6%), Đức (+37,1%), Ý (+82,3%), Tây Ban Nha (+48,5%), Nga (+58,7%), Đan Mạch (+47,4%), Thụy Điển (+41,9%), Na Uy (+41,2%). Những thị trường này nằm trong nhóm được hưởng chính sách thị thực mới áp dụng từ 15/8/2023, trong đó thời hạn tạm trú đã được nâng từ 15 ngày lên 45 ngày. Nhìn lại 02 năm qua, nhờ vào sự quan tâm của các cấp, ngành, nhiều cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho ngành du lịch đã được ban hành, cùng nỗ lực toàn ngành triển khai các hoạt động kết nối thị trường, kết nối hàng không, xúc tiến quảng bá, phát triển sản phẩm phù hợp nhu cầu, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đang phục hồi nhanh chóng. Kết quả tích cực này là nền tảng để ngành du lịch tiếp tục nỗ lực thực hiện các giải pháp để hoàn thành mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024 theo kỳ vọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm Thông tin du lịch Trở về đầu trang khách du lịch quốc tế mở cửa 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10