Việt Nam đón hơn 3 triệu lượt khách quốc tế trong 2 tháng đầu năm Việt Nam đón hơn 3 triệu lượt khách quốc tế trong 2 tháng đầu năm Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, sự sôi động của hoạt động du lịch cùng kết quả đón khách quốc tế trong 2 tháng đầu năm 2024 cho thấy sự phục hồi rất tích cực của ngành du lịch Việt Nam… Số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia công bố sáng nay cho thấy, tháng 2/2024, Việt Nam đón hơn 1,53 triệu lượt khách quốc tế, tăng 1,3% so với tháng 1, gần bằng tháng 2/2019 là 1,58 triệu lượt. Có thể thấy, nhờ hiệu quả từ các chính sách thị thực thuận lợi, kích cầu du lịch và nỗ lực của chính quyền, doanh nghiệp, người dân nên lượng khách quốc tế tiếp tục tăng. Tính chung, tổng số khách quốc tế trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất với 844 nghìn lượt (chiếm 27,7%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 538 nghìn lượt, Đài Loan ở vị trí thứ 3 (198 nghìn lượt), tiếp theo là Mỹ (156 nghìn lượt). Top 10 thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam còn có Nhật Bản (107 nghìn lượt), Úc (97 nghìn lượt), Malaysia (92 nghìn lượt), Ấn Độ (79 nghìn lượt), Campuchia (79 nghìn lượt), Thái Lan (76 nghìn lượt). Về động lực tăng trưởng, nhìn chung 2 tháng đầu năm, các khu vực đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023, trong đó nổi bật là sự phục hồi của thị trường châu Á (+77,8%), châu Âu (+76%), châu Úc (+36,5%), châu Mỹ tăng nhẹ (+8,4%). Đặc biệt, thị trường Trung Quốc có sự phục hồi rất ấn tượng, cao gấp 7,5 lần so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, các thị trường lớn tiếp tục tăng trưởng mạnh: Hàn Quốc (+50,7%), Nhật Bản (+52,3%), Đài Loan (Trung Quốc) (+120%). Thị trường tiềm năng Ấn Độ tiếp tục mang đến tín hiệu lạc quan với mức tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2023, xếp thứ 8 trong tốp 10 thị trường hàng đầu. Đáng chú ý, các thị trường ở châu Âu đều tăng trưởng sôi động, nhất là các thị trường được hưởng chính sách đơn phương miễn thị thực như: Anh (+32,6%), Pháp (+34,6%), Đức (+37,1%), Ý (+82,3%), Tây Ban Nha (+48,5%), Nga (+58,7%), Đan Mạch (+47,4%), Thụy Điển (+41,9%), Na Uy (+41,2%). Tuy nhiên, tháng 2 cũng ghi nhận một số thị trường gửi khách giảm, trong đó chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á. Lượng khách đến từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore giảm khoảng 10 - 13% so với tháng 1, tiếp đến là Ấn Độ (giảm gần 30%), Nhật Bản (hơn 30%), Australia (gần 50%). Bên cạnh các thị trường giảm khách, lượng khách từ Lào, Campuchia, Đài Loan đều tăng gần gấp 2 lần. Khách Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ vẫn tiếp tục trở thành thị trường gửi khách top đầu đến Việt Nam trong tháng 2. Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, sự sôi động của hoạt động du lịch là kết quả của sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của cơ quan quản lý du lịch quốc gia đối với các địa phương về việc chuẩn bị tốt cho các hoạt động thu hút và đón khách du lịch dịp Tết nguyên đán và đầu xuân Giáp Thìn, việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch Việt Nam đến bạn bè quốc tế... Đặc biệt là hiệu quả tác động rõ ràng từ chính sách thị thực áp dụng từ 15/8, nâng thời hạn tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày cho các nước được miễn thị thực đơn phương và thực hiện cấp thị thực điện tử cho tất cả các nước với thời hạn tạm trú lên đến 90 ngày. Đây là những tín hiệu vui đối với ngành du lịch Việt Nam ngay trong thời gian đầu năm 2024, là cơ sở để ngành hoàn thành mục tiêu của năm nay. Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu đón khoảng 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế. Trong điều kiện lý tưởng nhất, nếu đạt con số 18 triệu, ngành du lịch xem như phục hồi hoàn toàn, trở lại mức kỷ lục của năm 2019. Cùng ngày, Tổng cục Thống kê cho biết, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 118,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,5% tổng mức và tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có tốc độ tăng cao là: Ninh Bình, Kiên Giang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... Doanh thu du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 9 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 35,8% so với cùng kỳ năm trước. Điển hình, theo Sở Du lịch Hà Nội, tháng 2/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2,18 triệu lượt. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 383.000 lượt (bao gồm 270.000 lượt du lịch quốc tế có lưu trú); khách du lịch nội địa ước đạt 1,79 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 8,057 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023. Ước 2 tháng đầu năm 2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 4,23 triệu lượt khách, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 890.000 lượt khách; khách du lịch nội địa ước đạt 3,34 triệu lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 16,416 tỷ đồng, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2023. Sở Du lịch TP.HCM cũng vừa có văn bản về tình hình hoạt động du lịch tháng 2 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 3/2024. Theo đó, khách quốc tế đến TP.HCM tháng 2/2024 là hơn 486.000 lượt, 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt hơn 903.000 lượt, đạt 15% so với kế hoạch năm 2024. Tổng thu du lịch tháng 2/2024 ước đạt hơn 15.000 tỷ đồng, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023, 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt hơn 28.000 tỷ đồng, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 15% so với kế hoạch năm 2024. Đây là những tín hiệu vui đối với ngành du lịch Việt Nam ngay trong thời gian đầu năm 2024, là cơ sở để ngành hoàn thành mục tiêu của năm nay. Theo Chỉ thị 08/CT-TTg ngày 23.2.2024, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ và triển khai áp dụng các giải pháp về tự động hóa trong giải quyết thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh, cư trú và du lịch an toàn tại Việt Nam. Đồng thời, chủ trì nghiên cứu đề xuất và áp dụng thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh trực tuyến thông qua nhận diện khuôn mặt (Face ID) và hộ chiếu điện tử (E-Passport) để tạo sự thuận lợi, nhanh chóng cho khách du lịch. Bên cạnh đó là xem xét thí điểm việc cấp thị thực cửa khẩu trên cơ sở xét duyệt nhân sự tại chỗ cho khách du lịch quốc tế; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 2/2024. Theo đánh giá của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, chính sách thị thực luôn là một trong những vấn đề quan trọng doanh nghiệp lữ hành, du lịch quan tâm, đặc biệt với những đơn vị đón khách quốc tế. Thời gian gần đây, những giải pháp như thay đổi chính sách visa thuận lợi hơn đã thúc đẩy khai thông những thị trường quốc tế khách của Việt Nam. Nhưng ngành du lịch còn cần phải làm nhiều hơn nữa để biến “nguy” thành “cơ”, khai phá những thị trường mới, mở rộng những thị trường khác... Nguồn: VnEconomy Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, sự sôi động của hoạt động du lịch cùng kết quả đón khách quốc tế trong 2 tháng đầu năm 2024 cho thấy sự phục hồi rất tích cực của ngành du lịch Việt Nam… Số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia công bố sáng nay cho thấy, tháng 2/2024, Việt Nam đón hơn 1,53 triệu lượt khách quốc tế, tăng 1,3% so với tháng 1, gần bằng tháng 2/2019 là 1,58 triệu lượt. Có thể thấy, nhờ hiệu quả từ các chính sách thị thực thuận lợi, kích cầu du lịch và nỗ lực của chính quyền, doanh nghiệp, người dân nên lượng khách quốc tế tiếp tục tăng. Tính chung, tổng số khách quốc tế trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất với 844 nghìn lượt (chiếm 27,7%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 538 nghìn lượt, Đài Loan ở vị trí thứ 3 (198 nghìn lượt), tiếp theo là Mỹ (156 nghìn lượt). Top 10 thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam còn có Nhật Bản (107 nghìn lượt), Úc (97 nghìn lượt), Malaysia (92 nghìn lượt), Ấn Độ (79 nghìn lượt), Campuchia (79 nghìn lượt), Thái Lan (76 nghìn lượt). Về động lực tăng trưởng, nhìn chung 2 tháng đầu năm, các khu vực đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023, trong đó nổi bật là sự phục hồi của thị trường châu Á (+77,8%), châu Âu (+76%), châu Úc (+36,5%), châu Mỹ tăng nhẹ (+8,4%). Đặc biệt, thị trường Trung Quốc có sự phục hồi rất ấn tượng, cao gấp 7,5 lần so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, các thị trường lớn tiếp tục tăng trưởng mạnh: Hàn Quốc (+50,7%), Nhật Bản (+52,3%), Đài Loan (Trung Quốc) (+120%). Thị trường tiềm năng Ấn Độ tiếp tục mang đến tín hiệu lạc quan với mức tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2023, xếp thứ 8 trong tốp 10 thị trường hàng đầu. Đáng chú ý, các thị trường ở châu Âu đều tăng trưởng sôi động, nhất là các thị trường được hưởng chính sách đơn phương miễn thị thực như: Anh (+32,6%), Pháp (+34,6%), Đức (+37,1%), Ý (+82,3%), Tây Ban Nha (+48,5%), Nga (+58,7%), Đan Mạch (+47,4%), Thụy Điển (+41,9%), Na Uy (+41,2%). Tuy nhiên, tháng 2 cũng ghi nhận một số thị trường gửi khách giảm, trong đó chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á. Lượng khách đến từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore giảm khoảng 10 - 13% so với tháng 1, tiếp đến là Ấn Độ (giảm gần 30%), Nhật Bản (hơn 30%), Australia (gần 50%). Bên cạnh các thị trường giảm khách, lượng khách từ Lào, Campuchia, Đài Loan đều tăng gần gấp 2 lần. Khách Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ vẫn tiếp tục trở thành thị trường gửi khách top đầu đến Việt Nam trong tháng 2. Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, sự sôi động của hoạt động du lịch là kết quả của sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của cơ quan quản lý du lịch quốc gia đối với các địa phương về việc chuẩn bị tốt cho các hoạt động thu hút và đón khách du lịch dịp Tết nguyên đán và đầu xuân Giáp Thìn, việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch Việt Nam đến bạn bè quốc tế... Đặc biệt là hiệu quả tác động rõ ràng từ chính sách thị thực áp dụng từ 15/8, nâng thời hạn tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày cho các nước được miễn thị thực đơn phương và thực hiện cấp thị thực điện tử cho tất cả các nước với thời hạn tạm trú lên đến 90 ngày. Đây là những tín hiệu vui đối với ngành du lịch Việt Nam ngay trong thời gian đầu năm 2024, là cơ sở để ngành hoàn thành mục tiêu của năm nay. Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu đón khoảng 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế. Trong điều kiện lý tưởng nhất, nếu đạt con số 18 triệu, ngành du lịch xem như phục hồi hoàn toàn, trở lại mức kỷ lục của năm 2019. Cùng ngày, Tổng cục Thống kê cho biết, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 118,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,5% tổng mức và tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có tốc độ tăng cao là: Ninh Bình, Kiên Giang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... Doanh thu du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 9 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 35,8% so với cùng kỳ năm trước. Điển hình, theo Sở Du lịch Hà Nội, tháng 2/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2,18 triệu lượt. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 383.000 lượt (bao gồm 270.000 lượt du lịch quốc tế có lưu trú); khách du lịch nội địa ước đạt 1,79 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 8,057 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023. Ước 2 tháng đầu năm 2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 4,23 triệu lượt khách, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 890.000 lượt khách; khách du lịch nội địa ước đạt 3,34 triệu lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 16,416 tỷ đồng, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2023. Sở Du lịch TP.HCM cũng vừa có văn bản về tình hình hoạt động du lịch tháng 2 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 3/2024. Theo đó, khách quốc tế đến TP.HCM tháng 2/2024 là hơn 486.000 lượt, 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt hơn 903.000 lượt, đạt 15% so với kế hoạch năm 2024. Tổng thu du lịch tháng 2/2024 ước đạt hơn 15.000 tỷ đồng, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023, 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt hơn 28.000 tỷ đồng, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 15% so với kế hoạch năm 2024. Đây là những tín hiệu vui đối với ngành du lịch Việt Nam ngay trong thời gian đầu năm 2024, là cơ sở để ngành hoàn thành mục tiêu của năm nay. Theo Chỉ thị 08/CT-TTg ngày 23.2.2024, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ và triển khai áp dụng các giải pháp về tự động hóa trong giải quyết thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh, cư trú và du lịch an toàn tại Việt Nam. Đồng thời, chủ trì nghiên cứu đề xuất và áp dụng thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh trực tuyến thông qua nhận diện khuôn mặt (Face ID) và hộ chiếu điện tử (E-Passport) để tạo sự thuận lợi, nhanh chóng cho khách du lịch. Bên cạnh đó là xem xét thí điểm việc cấp thị thực cửa khẩu trên cơ sở xét duyệt nhân sự tại chỗ cho khách du lịch quốc tế; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 2/2024. Theo đánh giá của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, chính sách thị thực luôn là một trong những vấn đề quan trọng doanh nghiệp lữ hành, du lịch quan tâm, đặc biệt với những đơn vị đón khách quốc tế. Thời gian gần đây, những giải pháp như thay đổi chính sách visa thuận lợi hơn đã thúc đẩy khai thông những thị trường quốc tế khách của Việt Nam. Nhưng ngành du lịch còn cần phải làm nhiều hơn nữa để biến “nguy” thành “cơ”, khai phá những thị trường mới, mở rộng những thị trường khác...Nguồn: VnEconomy Trở về đầu trang du lịch Kinh tế Việt Nam tháng 2-2024 năm 2024 tiêu dùng Vneconomy 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10