Nữ ký giả & homestay bên hồ sen Nữ ký giả & homestay bên hồ sen (Dân Việt) Học tổng hợp văn, nhiều năm làm báo chuyên nghiệp, chị Lê Tiểu Phước hiện kinh doanh homestay khá thành đạt tại nhà riêng ở thôn Chính Nghĩa, xã An Phú, TP.Tuy Hòa, Phú Yên. Thuộc thế hệ 7X, chị cho biết không dễ dàng khi “hóa thân” từ nhà báo sang nhà kinh doanh… Viết báo và… nấu nướng Countryside homestay của chị Phước tọa lạc trên diện tích gần 800m2, gồm 3 phòng đôi và 10 giường cá nhân. Trước mặt homestay là sân vườn trồng nhiều loại rau trái và hồ sen rộng khoảng 2.000m2, cảnh quan hết sức lãng mạn. Cùng với một số dịch vụ, ăn uống đi kèm, chị Phước cho biết: “Mỗi tháng kiếm vài chục triệu là mẹ con tôi sống thoải mái, tự tại”. Lối vào Countryside homestay, Tuy Hòa - Phú Yên. Ảnh: H.P.Tốt nghiệp Văn khoa Đại học Đà Lạt năm 1993, chị Phước về quê làm việc ở Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên. Cách đây khoảng mười năm, chị vào TP.HCM để đầu quân cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn, rồi qua báo Doanh nhân Sài Gòn. “Tôi vào Sài Gòn làm báo và kết hợp theo học một khóa đào tạo nấu ăn. Thời gian này, tôi chủ yếu viết và thực hiện các chuyên trang du lịch, ẩm thực, trẻ em,… Vừa làm báo, tôi cùng một số đồng nghiệp làm “tay trái” kinh doanh ẩm thực. Dần dà, tôi thấy mê việc kinh doanh cũng không thua kém gì nghề báo” - chị Phước bộc bạch.Khởi sự kinh doanh, chị cùng nhóm bạn mở cơ sở cung cấp thức ăn theo đơn đặt hàng; với phương tiện tương tác với khách là trang web, Facebook “Bếp của Phước”. Khi quy mô kinh doanh mở rộng ổn định, chị xin không còn hưởng lương của tòa báo, chỉ nhận thực hiện một số chuyên trang định kỳ. Tiếp đó, theo chương trình kinh doanh của nhóm, chị trở lại Phú Yên để xây dựng cơ sở thu mua, chế biến thực phẩm sạch, rồi chuyển ngược vào Sài Gòn để bán. Đến năm 2015, cả nhóm quyết định sang nhượng thương hiệu “Bếp của Phước” để tái đầu tư kinh doanh. Riêng chị Phước gom tiền mua đất xây dựng nhà, thuê mặt nước trồng sen, kinh doanh homestay. Để có được cơ ngơi này, chị đã dốc vốn dành dụm và vay mượn hàng tỷ đồng, rồi một tay thuê người từng bước hoàn thiện tất cả các công đoạn. Thế nhưng theo chị, đã mê thì không biết mệt… Du khách chụp ảnh với sen tại Countryside homestay. Ảnh: H.P.Chị Phước cho hay: “Khách đến homestay rất đa dạng, trong đó có nhiều người lớn tuổi, thanh niên, gia đình có con nhỏ. Rất nhiều người trẻ đam mê xê dịch đã đến homestay của tôi. Họ đi thành từng nhóm nhưng không thích kiểu ồn ào, mà lặng lẽ khám phá cảnh quan, phong tục, tập quán,… của cư dân quanh vùng. Nhiều gia đình trẻ thì thích tìm nơi an toàn, thân thiện với các con nhỏ. Ví như, họ không muốn ở khách sạn cao tầng, về phòng ở thì trẻ chỉ biết “ôm” tivi, điện thoại. Nhiều bà mẹ trẻ thì luôn muốn cùng tôi đi chợ ở Phú Yên. Đây cũng là một mục tiêu trong chuyến du lịch, để tìm hiểu “đặc khu” của các bà nội trợ, nết ăn nói, bán mua,… của người xứ Nẫu. Ra chợ, các nữ du khách rất mê các sản vật địa phương luôn tươi ngon, khác biệt…”.Học hỏi từ mỗi khách duNgoài 2 lao động thường xuyên, homestay của chị Phước còn có một số cộng tác viên được “sàng lọc” cẩn thận. Đây là những người có thể thay chị đưa khách đi tham quan các thắng cảnh, tìm hiểu một số kiến thức bản địa theo yêu cầu. Cùng lúc đó là các dịch vụ liên kết trong khu vực để đáp ứng tốt nhất nhu cầu du khách đến với homestay.“Tôi học hỏi được rất nhiều điều từ các vị khách đến homestay của mình. Học từ những kiến thức về bài trí nhà cửa, vườn tược. Học từ trong câu chuyện phong vị của những vị khách đến từ các vùng miền, đất nước khác nhau. Tôi học cả ở những cháu bé đến đây ở. Ví như, có cháu thích trồng rau, tôi tìm hạt giống và hướng dẫn trồng. Cháu rất vui rồi nói “một tháng sau sẽ cũng mẹ trở lại ăn rau”. Thế là tôi luôn dành vài luống đất để cho du khách thích làm vườn…” - chị Phước bày tỏ. Chị Lê Tiểu Phước (phải) và du khách trong vườn nhà. Ảnh: H.P.Một du khách đến từ Hà Nội, chị Hoàng Bích Hằng (45 tuổi) nói: “Đây là lần thứ hai tôi vào ở homestay của chị Phước. Lần trước thì qua giới thiệu của bạn bè trên mạng, gia đình 4 người của tôi vào đây du lịch. Qua tiếp xúc, tôi với chị Phước gặp nhau ở nhiều sở thích, quan niệm cuộc sống. Thế là chúng tôi nhanh chóng thành bạn bè. Tôi học ở chị rất nhiều trong việc chế biến thức ăn của người Nam Trung bộ. Chị cũng rất hứng thú khi tôi hướng dẫn cách ướp chè sen… Cả nhà tôi, ai cũng mê tít cái vườn và hồ sen ở homestay chị Phước”.Theo anh Thái Mỹ Vàng (hướng dẫn viên du lịch tại Phú Yên), Countryside homestay của chị Phước được nhiều du khách đánh giá sạch sẽ - tiện nghi - thân thiện. “Đặc biệt, cảnh quan nhà vườn ngoại ô và phía trước là hồ sen hồng rực đã biến nơi đây thành một điểm đến hấp dẫn. Tôi đánh rất giá cao việc chị Phước đã dày công chọn giống và thuê người trồng được hồ sen tuyệt đẹp như vậy. Chịu khó học tiếng Anh, chị cũng đang giao tiếp rất tốt với du khách nước ngoài. Countryside homestay hiện khá thành công trong việc “níu chân” du khách” - anh Vàng nói.Phó Chủ tịch thường trực Hội Doanh nhân Phú Yên - KTS Lê Trọng Cường thì nhìn nhận: “Ngoài kỹ năng kinh doanh, người làm homestay cần có hiểu biết nhất định về văn hóa bản địa. Điều này giúp cho chủ homestay tương tác tốt hơn với khách hàng. Chị Phước có lợi thế của người học văn, đi làm báo, rồi kinh doanh ẩm thực. Chị làm homestay thành công còn nhờ cái “duyên” kiên trì, đam mê kết nối với những người yêu thích du lịch, thích tìm hiểu văn hóa vùng miền của đất nước”.Còn khi tôi hỏi: “Công việc nghề báo của chị lúc này?”, chị Phước cười: “Nghề báo đã ăn sâu vào máu mình, làm sao bỏ được! Thỉnh thoảng, tôi vẫn nhận lời đặt bài của một số tòa soạn quen biết. Chủ yếu viết về lĩnh vực sở trường là văn hóa, du lịch, ẩm thực,… Khi còn ăn lương nghề báo, mình phải thực hiện mọi việc theo định mức, yêu cầu tòa soạn. Bây giờ, tôi chỉ viết điều mình thích, không bị áp lực, không vì thúc ép kinh tế. Vả lại, mấy năm nay chuyển qua làm homestay, nhờ kiến thức nghề báo nên tôi dễ dàng chụp ảnh, viết bài để tự giới thiệu, PR cho công việc kinh doanh trên các trang mạng tương tác khách hàng. Nghề báo đã giúp tôi rất nhiều trong giao tiếp khách hàng, kỹ năng kinh doanh”. (Dân Việt) Học tổng hợp văn, nhiều năm làm báo chuyên nghiệp, chị Lê Tiểu Phước hiện kinh doanh homestay khá thành đạt tại nhà riêng ở thôn Chính Nghĩa, xã An Phú, TP.Tuy Hòa, Phú Yên. Thuộc thế hệ 7X, chị cho biết không dễ dàng khi “hóa thân” từ nhà báo sang nhà kinh doanh… Viết báo và… nấu nướng Countryside homestay của chị Phước tọa lạc trên diện tích gần 800m2, gồm 3 phòng đôi và 10 giường cá nhân. Trước mặt homestay là sân vườn trồng nhiều loại rau trái và hồ sen rộng khoảng 2.000m2, cảnh quan hết sức lãng mạn. Cùng với một số dịch vụ, ăn uống đi kèm, chị Phước cho biết: “Mỗi tháng kiếm vài chục triệu là mẹ con tôi sống thoải mái, tự tại”. Lối vào Countryside homestay, Tuy Hòa - Phú Yên. Ảnh: H.P.Tốt nghiệp Văn khoa Đại học Đà Lạt năm 1993, chị Phước về quê làm việc ở Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên. Cách đây khoảng mười năm, chị vào TP.HCM để đầu quân cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn, rồi qua báo Doanh nhân Sài Gòn. “Tôi vào Sài Gòn làm báo và kết hợp theo học một khóa đào tạo nấu ăn. Thời gian này, tôi chủ yếu viết và thực hiện các chuyên trang du lịch, ẩm thực, trẻ em,… Vừa làm báo, tôi cùng một số đồng nghiệp làm “tay trái” kinh doanh ẩm thực. Dần dà, tôi thấy mê việc kinh doanh cũng không thua kém gì nghề báo” - chị Phước bộc bạch.Khởi sự kinh doanh, chị cùng nhóm bạn mở cơ sở cung cấp thức ăn theo đơn đặt hàng; với phương tiện tương tác với khách là trang web, Facebook “Bếp của Phước”. Khi quy mô kinh doanh mở rộng ổn định, chị xin không còn hưởng lương của tòa báo, chỉ nhận thực hiện một số chuyên trang định kỳ. Tiếp đó, theo chương trình kinh doanh của nhóm, chị trở lại Phú Yên để xây dựng cơ sở thu mua, chế biến thực phẩm sạch, rồi chuyển ngược vào Sài Gòn để bán. Đến năm 2015, cả nhóm quyết định sang nhượng thương hiệu “Bếp của Phước” để tái đầu tư kinh doanh. Riêng chị Phước gom tiền mua đất xây dựng nhà, thuê mặt nước trồng sen, kinh doanh homestay. Để có được cơ ngơi này, chị đã dốc vốn dành dụm và vay mượn hàng tỷ đồng, rồi một tay thuê người từng bước hoàn thiện tất cả các công đoạn. Thế nhưng theo chị, đã mê thì không biết mệt… Du khách chụp ảnh với sen tại Countryside homestay. Ảnh: H.P.Chị Phước cho hay: “Khách đến homestay rất đa dạng, trong đó có nhiều người lớn tuổi, thanh niên, gia đình có con nhỏ. Rất nhiều người trẻ đam mê xê dịch đã đến homestay của tôi. Họ đi thành từng nhóm nhưng không thích kiểu ồn ào, mà lặng lẽ khám phá cảnh quan, phong tục, tập quán,… của cư dân quanh vùng. Nhiều gia đình trẻ thì thích tìm nơi an toàn, thân thiện với các con nhỏ. Ví như, họ không muốn ở khách sạn cao tầng, về phòng ở thì trẻ chỉ biết “ôm” tivi, điện thoại. Nhiều bà mẹ trẻ thì luôn muốn cùng tôi đi chợ ở Phú Yên. Đây cũng là một mục tiêu trong chuyến du lịch, để tìm hiểu “đặc khu” của các bà nội trợ, nết ăn nói, bán mua,… của người xứ Nẫu. Ra chợ, các nữ du khách rất mê các sản vật địa phương luôn tươi ngon, khác biệt…”.Học hỏi từ mỗi khách duNgoài 2 lao động thường xuyên, homestay của chị Phước còn có một số cộng tác viên được “sàng lọc” cẩn thận. Đây là những người có thể thay chị đưa khách đi tham quan các thắng cảnh, tìm hiểu một số kiến thức bản địa theo yêu cầu. Cùng lúc đó là các dịch vụ liên kết trong khu vực để đáp ứng tốt nhất nhu cầu du khách đến với homestay.“Tôi học hỏi được rất nhiều điều từ các vị khách đến homestay của mình. Học từ những kiến thức về bài trí nhà cửa, vườn tược. Học từ trong câu chuyện phong vị của những vị khách đến từ các vùng miền, đất nước khác nhau. Tôi học cả ở những cháu bé đến đây ở. Ví như, có cháu thích trồng rau, tôi tìm hạt giống và hướng dẫn trồng. Cháu rất vui rồi nói “một tháng sau sẽ cũng mẹ trở lại ăn rau”. Thế là tôi luôn dành vài luống đất để cho du khách thích làm vườn…” - chị Phước bày tỏ. Chị Lê Tiểu Phước (phải) và du khách trong vườn nhà. Ảnh: H.P.Một du khách đến từ Hà Nội, chị Hoàng Bích Hằng (45 tuổi) nói: “Đây là lần thứ hai tôi vào ở homestay của chị Phước. Lần trước thì qua giới thiệu của bạn bè trên mạng, gia đình 4 người của tôi vào đây du lịch. Qua tiếp xúc, tôi với chị Phước gặp nhau ở nhiều sở thích, quan niệm cuộc sống. Thế là chúng tôi nhanh chóng thành bạn bè. Tôi học ở chị rất nhiều trong việc chế biến thức ăn của người Nam Trung bộ. Chị cũng rất hứng thú khi tôi hướng dẫn cách ướp chè sen… Cả nhà tôi, ai cũng mê tít cái vườn và hồ sen ở homestay chị Phước”.Theo anh Thái Mỹ Vàng (hướng dẫn viên du lịch tại Phú Yên), Countryside homestay của chị Phước được nhiều du khách đánh giá sạch sẽ - tiện nghi - thân thiện. “Đặc biệt, cảnh quan nhà vườn ngoại ô và phía trước là hồ sen hồng rực đã biến nơi đây thành một điểm đến hấp dẫn. Tôi đánh rất giá cao việc chị Phước đã dày công chọn giống và thuê người trồng được hồ sen tuyệt đẹp như vậy. Chịu khó học tiếng Anh, chị cũng đang giao tiếp rất tốt với du khách nước ngoài. Countryside homestay hiện khá thành công trong việc “níu chân” du khách” - anh Vàng nói.Phó Chủ tịch thường trực Hội Doanh nhân Phú Yên - KTS Lê Trọng Cường thì nhìn nhận: “Ngoài kỹ năng kinh doanh, người làm homestay cần có hiểu biết nhất định về văn hóa bản địa. Điều này giúp cho chủ homestay tương tác tốt hơn với khách hàng. Chị Phước có lợi thế của người học văn, đi làm báo, rồi kinh doanh ẩm thực. Chị làm homestay thành công còn nhờ cái “duyên” kiên trì, đam mê kết nối với những người yêu thích du lịch, thích tìm hiểu văn hóa vùng miền của đất nước”.Còn khi tôi hỏi: “Công việc nghề báo của chị lúc này?”, chị Phước cười: “Nghề báo đã ăn sâu vào máu mình, làm sao bỏ được! Thỉnh thoảng, tôi vẫn nhận lời đặt bài của một số tòa soạn quen biết. Chủ yếu viết về lĩnh vực sở trường là văn hóa, du lịch, ẩm thực,… Khi còn ăn lương nghề báo, mình phải thực hiện mọi việc theo định mức, yêu cầu tòa soạn. Bây giờ, tôi chỉ viết điều mình thích, không bị áp lực, không vì thúc ép kinh tế. Vả lại, mấy năm nay chuyển qua làm homestay, nhờ kiến thức nghề báo nên tôi dễ dàng chụp ảnh, viết bài để tự giới thiệu, PR cho công việc kinh doanh trên các trang mạng tương tác khách hàng. Nghề báo đã giúp tôi rất nhiều trong giao tiếp khách hàng, kỹ năng kinh doanh”. Trở về đầu trang nữ ký giả homestay nấu nướng 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10