Chùa cổ Yên Đồng - Quảng Ninh Chùa cổ Yên Đồng - Quảng Ninh Thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh là mảnh đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Đây là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, cho đến nay vẫn còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử văn hóa cũng như các lễ hội lớn trong vùng. Một trong những di tích văn hóa tiêu biểu của thị xã Quảng Yên vẫn được gìn giữ và bảo tồn đó chính là chùa Yên Đông. Toàn cảnh chùa Yên Đông (Nguồn ảnh: quangyen.com.vn) Từ trung tâm thị xã Quảng Yên qua cầu sông Chanh đi thẳng theo đường liên xã đến UBND xã Yên Hải sau đó đi tiếp khoảng 1km nữa là đến chùa Yên Đông. Trước những năm 1980 chùa thuộc An Đông, xã Phong Lưu; ngày nay chùa nằm ở thôn Yên Đông, xã Yên Hải. Tên của chùa xuất phát từ tên gọi của làng. Làng An Đông hay Yên Đông có nghĩa là yên ổn, đông vui, đông đúc. Chùa còn có tên chữ là “Pháp Âm Tự” (Phật pháp âm đức). Chùa Yên Đông là một trong số ít ngôi chùa cổ còn tương đối nguyên vẹn ở Quảng Ninh hiện nay. Theo văn bia để lại thì chùa được dựng khoảng từ năm 1470 đến 1500 bằng thanh tre lá nứa để thờ Phật và đáp ứng sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân. Đến năm 1587 thì được xây dựng lại khang trang. Chùa An Đông tọa lạc trên một địa thế mà như tấm bia “An Đông tự bi ký” khắc năm 1590 có đoạn viết: “Chùa An Đông là nơi có địa thế hung tráng, được tứ khí chung đúc, sông, núi, gò đồng bốn phía đủ cả thanh long, bạch hổ, huyền vũ, chu tước. Là nơi đệ nhất danh thắng xứ Hải Đông…Từ triều trước chùa đã được dựng khá đẹp, tượng Phật uy nghiêm, sau đó theo thời gian chùa bị hỏng, các bậc đại sĩ cùng thiện sãi, vãi trong xã đã góp tiền công đức khởi công xây dựng lại. Ngày 21 tháng 8 năm Đinh Hợi niên hiệu Đoan Thái (1587) dựng một tòa thượng điện, ngày 4 tháng 2 năm Mậu Tý (1588) tô tạo 8 pho tượng Phật, ngày 23 tháng 6 bài trí tượng Phật làm lễ khánh thành chư tăng đầy đủ, hoa cây phô sắc, người vật tưng bừng bồng sơn sắc đẹp… Những người hảo tâm công đức, lòng thành được chư Phật chứng minh, phúc lộc theo núi sông mà đến, con cháu đời đời thừa hưởng phúc, lộc, thọ khang, ninh,…Sau khi hoàn tất việc xây dựng, nơi đây càng trở nên chốn bồng lai tiên giới…Thời đó phong tục thuần hậu, lúa tốt, dân đông, nhân tài thịnh, danh thơm lưu truyền ngàn năm…” Tượng Bồ tát trong khuôn viên chùa (Nguồn ảnh: quangyen.com.vn) Tồn tại hơn 400 năm, chùa Yên Đông đã trải qua nhiều đời sư trụ trì và nhiều lần tu bổ, sữa chữa. Cho đến nay, mặc dù thời gian đã làm cho cảnh chùa thay đổi nhiều nhưng chùa Yên Đông vẫn giữ được nguyên vẹn cốt cách, nét cổ kính, rêu phong. Kiến trúc chùa hiện tại gồm chùa chính kiểu chữ Đinh, 5 gian bái đường và 3 gian hậu cung, nhà tổ, nhà khách, nhà ni, tam quan, vườn tháp, sân chùa... đều nằm trong một khuôn viên rộng rãi. hùa Yên Đông không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc mà hệ thống hiện vật cổ với số lượng khá lớn cũng thực sự có giá trị. Hiện chùa vẫn còn lưu giữ được nguyên vẹn bộ tượng Phật, đồ thờ tự, bia đá quý, bao gồm tổng thể 110 hiện vật. Tượng Phật và đồ thờ tự ở đây được chạm trổ công phu, tỉ mỉ, mềm mại mà vẫn khoẻ khoắn, dứt khoát. Đặc biệt các tượng thờ được tạo hình khá đa dạng, thể hiện nhiều tâm trạng khác nhau, mang đậm bản sắc văn hoá Việt. 8 pho tượng gỗ mang dấu ấn điêu khắc gỗ thời Mạc, có thể nói là những hiện vật quý và tiêu biểu nhất của chùa Yên Đông, với hình dáng, bố cục cân đối, đường nét chạm khắc mềm mại, trau chuốt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Chính điện của chùa Yên Đông (Nguồn ảnh: dulichtoday) Hai tấm bia đá thời Mạc cũng là những tác phẩm điêu khắc độc đáo với hình tượng rồng uốn lượn, điểm xuyết vân xoắn, đao mác, hoa lá - một đặc trưng riêng của thời Mạc mà ít chùa có được. Ngoài ra chùa Yên Đông còn giữ được một bát hương sứ to từ thời Lê, 27 pho tượng gỗ thời Nguyễn, 1 cửa võng gỗ chạm trổ với nhiều hoạ tiết trang trí sinh động, 16 tấm bia đá, 1 toà cửu long bằng đồng và 1 chuông to đúc năm Minh Mệnh thứ 13, cùng nhiều đồ thờ tự thời Lê, thời Nguyễn rất đẹp. Chùa Yên Đông không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa – tôn giáo - tín ngưỡng của nhân dân mà còn góp phần quan trọng trong quá trình đấu tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chùa là cơ sở hoạt động của Việt Minh, là nơi nuôi dấu cán bộ cách mạng. Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa là nơi huấn luyện quân sự tự vệ của xã chắc tay sung vững tay cày luôn đảm bảo hậu phương vững mạnh sẵn sàng chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam. Các cụ cao tuổi trong làng hát chèo đò tại sân chùa (Nguồn ảnh: quangyen.com.vn) Với những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc về lịch sử - văn hóa – nghệ thuật ngày 24 tháng 11 năm 2000, chùa Yên Đông đã được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp bằng công nhận là Di tích Văn hóa Nghệ thuật theo quyết định số 30 QĐ/BVHTT. Điều này một lần nữa khẳng định được các giá trị của chùa Yên Đông, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc. Trung tâm TTXTDL biên tập Nguồn: Du lịch Hạ Long Thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh là mảnh đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Đây là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, cho đến nay vẫn còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử văn hóa cũng như các lễ hội lớn trong vùng. Một trong những di tích văn hóa tiêu biểu của thị xã Quảng Yên vẫn được gìn giữ và bảo tồn đó chính là chùa Yên Đông. Toàn cảnh chùa Yên Đông (Nguồn ảnh: quangyen.com.vn)Từ trung tâm thị xã Quảng Yên qua cầu sông Chanh đi thẳng theo đường liên xã đến UBND xã Yên Hải sau đó đi tiếp khoảng 1km nữa là đến chùa Yên Đông. Trước những năm 1980 chùa thuộc An Đông, xã Phong Lưu; ngày nay chùa nằm ở thôn Yên Đông, xã Yên Hải. Tên của chùa xuất phát từ tên gọi của làng. Làng An Đông hay Yên Đông có nghĩa là yên ổn, đông vui, đông đúc. Chùa còn có tên chữ là “Pháp Âm Tự” (Phật pháp âm đức).Chùa Yên Đông là một trong số ít ngôi chùa cổ còn tương đối nguyên vẹn ở Quảng Ninh hiện nay. Theo văn bia để lại thì chùa được dựng khoảng từ năm 1470 đến 1500 bằng thanh tre lá nứa để thờ Phật và đáp ứng sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân. Đến năm 1587 thì được xây dựng lại khang trang. Chùa An Đông tọa lạc trên một địa thế mà như tấm bia “An Đông tự bi ký” khắc năm 1590 có đoạn viết: “Chùa An Đông là nơi có địa thế hung tráng, được tứ khí chung đúc, sông, núi, gò đồng bốn phía đủ cả thanh long, bạch hổ, huyền vũ, chu tước. Là nơi đệ nhất danh thắng xứ Hải Đông…Từ triều trước chùa đã được dựng khá đẹp, tượng Phật uy nghiêm, sau đó theo thời gian chùa bị hỏng, các bậc đại sĩ cùng thiện sãi, vãi trong xã đã góp tiền công đức khởi công xây dựng lại. Ngày 21 tháng 8 năm Đinh Hợi niên hiệu Đoan Thái (1587) dựng một tòa thượng điện, ngày 4 tháng 2 năm Mậu Tý (1588) tô tạo 8 pho tượng Phật, ngày 23 tháng 6 bài trí tượng Phật làm lễ khánh thành chư tăng đầy đủ, hoa cây phô sắc, người vật tưng bừng bồng sơn sắc đẹp… Những người hảo tâm công đức, lòng thành được chư Phật chứng minh, phúc lộc theo núi sông mà đến, con cháu đời đời thừa hưởng phúc, lộc, thọ khang, ninh,…Sau khi hoàn tất việc xây dựng, nơi đây càng trở nên chốn bồng lai tiên giới…Thời đó phong tục thuần hậu, lúa tốt, dân đông, nhân tài thịnh, danh thơm lưu truyền ngàn năm…” Tượng Bồ tát trong khuôn viên chùa (Nguồn ảnh: quangyen.com.vn)Tồn tại hơn 400 năm, chùa Yên Đông đã trải qua nhiều đời sư trụ trì và nhiều lần tu bổ, sữa chữa. Cho đến nay, mặc dù thời gian đã làm cho cảnh chùa thay đổi nhiều nhưng chùa Yên Đông vẫn giữ được nguyên vẹn cốt cách, nét cổ kính, rêu phong. Kiến trúc chùa hiện tại gồm chùa chính kiểu chữ Đinh, 5 gian bái đường và 3 gian hậu cung, nhà tổ, nhà khách, nhà ni, tam quan, vườn tháp, sân chùa... đều nằm trong một khuôn viên rộng rãi.hùa Yên Đông không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc mà hệ thống hiện vật cổ với số lượng khá lớn cũng thực sự có giá trị. Hiện chùa vẫn còn lưu giữ được nguyên vẹn bộ tượng Phật, đồ thờ tự, bia đá quý, bao gồm tổng thể 110 hiện vật. Tượng Phật và đồ thờ tự ở đây được chạm trổ công phu, tỉ mỉ, mềm mại mà vẫn khoẻ khoắn, dứt khoát. Đặc biệt các tượng thờ được tạo hình khá đa dạng, thể hiện nhiều tâm trạng khác nhau, mang đậm bản sắc văn hoá Việt. 8 pho tượng gỗ mang dấu ấn điêu khắc gỗ thời Mạc, có thể nói là những hiện vật quý và tiêu biểu nhất của chùa Yên Đông, với hình dáng, bố cục cân đối, đường nét chạm khắc mềm mại, trau chuốt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Chính điện của chùa Yên Đông (Nguồn ảnh: dulichtoday)Hai tấm bia đá thời Mạc cũng là những tác phẩm điêu khắc độc đáo với hình tượng rồng uốn lượn, điểm xuyết vân xoắn, đao mác, hoa lá - một đặc trưng riêng của thời Mạc mà ít chùa có được. Ngoài ra chùa Yên Đông còn giữ được một bát hương sứ to từ thời Lê, 27 pho tượng gỗ thời Nguyễn, 1 cửa võng gỗ chạm trổ với nhiều hoạ tiết trang trí sinh động, 16 tấm bia đá, 1 toà cửu long bằng đồng và 1 chuông to đúc năm Minh Mệnh thứ 13, cùng nhiều đồ thờ tự thời Lê, thời Nguyễn rất đẹp.Chùa Yên Đông không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa – tôn giáo - tín ngưỡng của nhân dân mà còn góp phần quan trọng trong quá trình đấu tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chùa là cơ sở hoạt động của Việt Minh, là nơi nuôi dấu cán bộ cách mạng. Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa là nơi huấn luyện quân sự tự vệ của xã chắc tay sung vững tay cày luôn đảm bảo hậu phương vững mạnh sẵn sàng chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam. Các cụ cao tuổi trong làng hát chèo đò tại sân chùa (Nguồn ảnh: quangyen.com.vn)Với những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc về lịch sử - văn hóa – nghệ thuật ngày 24 tháng 11 năm 2000, chùa Yên Đông đã được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp bằng công nhận là Di tích Văn hóa Nghệ thuật theo quyết định số 30 QĐ/BVHTT. Điều này một lần nữa khẳng định được các giá trị của chùa Yên Đông, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc.Trung tâm TTXTDL biên tậpNguồn: Du lịch Hạ Long Trở về đầu trang Chùa Yên Đông Quảng Ninh chùa cổ di tích lịch sử 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10