Viên Minh tự hay còn gọi là chùa Giáng, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là nơi Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ, nhà sư làm ruộng trí tuệ uyên thâm, dành cả cuộc đời tu hành.
Viên Minh tự còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê sông Hồng thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội.
Nằm cạnh triền đê sông Hồng, bao phủ bởi một màu xanh của cây cối, rộn tiếng chim hót, Viên Minh tự dường như thật an lành.
Tìm về thăm chùa, sư thầy Thích Thanh Vịnh - người hàng ngày với công việc chấp tác chốn Tổ và hầu Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ năm nay đã hơn 103 tuổi - kể cho chúng tôi nghe về ngôi chùa có niên đại 120 năm này.
Thầy Vịnh kể, chùa có từ rất lâu rồi, từ xa xưa khi đê sông Hồng mới hình thành. Thuở ban đầu, chùa ở phía ngoài bãi sông, trải qua bãi bể nương dâu, sự lở bồi, biến chuyển của dòng chảy cho nên cụ tổ đệ nhất khai sáng đã theo thỉnh cầu dân làng rước chùa vào vị trí bây giờ.
Viên Minh tự sau hơn trăm năm tồn tại và trùng tu vẫn giữ được hầu hết nét cổ kính, trang nghiêm và bình dị
Viên Minh tự hiện tại chia làm ba phần là phần cổng, phần lõi thờ Tổ và phần 10 pháp giới. Chủ yếu khuôn viên chùa là cây xanh, trồng rau và cây ăn quả.
Sư thầy Thích Thanh Vịnh kể rằng Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ về đây từ lúc còn trẻ hầu tổ cho tới giờ.
Nói về thầy của mình, sư thầy Vịnh cho biết Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ là một người rất ham lao động, lúc nào cũng làm việc không ngơi tay chân, hết chăm cây cối lại trông nom ban thờ, khi xong công việc thì lại coi sách.
"Cụ rất cần kiệm, giản dị, ngay cả lúc đã yếu, khi đi lại khó khăn, điện dùng chỗ nào thì bật chỗ đó, đi khỏi là tắt", thầy Vịnh kể.
Có nhiều Phật tử tới đây thấy các hạng, mục đồ đạc trong chùa đã cũ xin sư cụ để được đóng góp, trùng tu lại nhưng sư cụ vẫn bảo giữ nguyên, không có thay đổi. Vì sư cụ muốn tiết kiệm, thứ gì còn tốt thì vẫn dùng không nên lãng phí.
Nhiều nếp nhà mái ngói rêu phong tạo cho Viên Minh tự một sự cổ kính thâm nghiêm.
Khi đã rất yếu, cụ vẫn luôn giữ được nếp sống đó, cụ dặn tất cả các con, các Phật tử làm gì cũng phải trang nghiêm nơi tam bảo và phải thật tiết kiệm.
Sư thầy Thích Thanh Vịnh cũng kể rằng, Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ lúc khỏe hay đến bây giờ, cụ vẫn thường xuyên dặn rất kỹ Phật tử trong chốn Tổ đặc biệt chỉ có tụng kinh, phóng sinh, cầu tăng phúc thọ chứ không có dâng sao giải hạn hay đốt vàng mã gì cả.
"Tất cả việc làm đều nhằm mục đích an yên cho Phật tử chúng sinh", thầy Thích Thanh Vịnh nhớ lại lời thầy mình dặn.
Một điều đặc biệt theo lời kể của sư thầy Vịnh là đã rất nhiều năm nay, khi biết sức khoẻ Đức Pháp chủ bắt đầu yếu, thường xuyền phải nằm và không thể dọn dẹp chùa, nhiều người dân sinh sống quanh làng, xã đã phân chia nhau 1 tháng đôi lần lên chùa làm cỏ vườn, tỉa cây, quét dọn giúp nhà chùa để tạo phúc đức, tạo khuôn viên chốn Tổ luôn luôn sạch sẽ, trang nghiêm.
Khuôn viên chùa với đường đi lối lại luôn luôn sạch sẽ, cây cối được chăm sóc cẩn thận.
Các ban thờ tự luôn ngăn nắp, gọn gàng và đặc biệt không có chuyện đặt tiền lẻ, vàng mã hay mâm cao cỗ đầy.
Một vài khu vực vẫn còn những bể chứa nước mưa sinh hoạt với rêu phong.
Sư thầy Thích Thanh Vịnh vui vẻ dẫn phóng viên thăm quan khuôn viên rợp bóng cây xanh của chùa.
Nếp nhà ngang đã cũ với hàng cau và những khóm phong lan tạo cảm giác giản dị và thanh tịnh.
Khung cảnh rất đỗi bình yên nơi thờ Tổ, cũng là nơi Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ tu tịnh suốt gần 100 năm qua.
Hiện tại chỉ có vài sư và phục vụ chùa ở tại chùa, chăm lo hương khói ban Tổ
Rau quả sử dụng cho bếp ăn nhà chùa, chùa tự cung tự cấp.
Lối vào với hàng cau tăm tắp.
Nét cổ kính của kiến trúc xưa dường như vẫn còn giữ y nguyên.
Được biết, rau và trái cây nhà chùa vẫn tự trồng và dùng làm thực phẩm.
Khuôn viên chùa rợp mát bóng cây xanh.
Rất nhiều người dân quanh làng cứ hàng tháng lại lui tới chùa đôi lần để giúp dọn dẹp cỏ dại, quét dọn khuôn viên sạch sẽ hơn.