Chùa xưa soi bóng Hồng Hà Chùa xưa soi bóng Hồng Hà Hiếm có ngôi chùa nào mà lại có lịch sử được viết bằng thơ như chùa Viên Minh ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Viên Minh tự còn có tên gọi là chùa Giáng, là một ngôi chùa nằm ven đê ở vùng chiêm trũng Đồng bằng Bắc Bộ, nơi ghi dấu ấn vị tăng già - Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ. Chùa Giáng Thơ rằng: “Chùa xưa soi bóng Hồng Hà/Sắc - Không e lấp phong ba trôi chìm/Hai dân mới đồng tâm hiệp lực/Chuyển chùa vào thiết lập nơi đây/Một lần cũ đổi mới thay/Nguyễn triều Thành Thái đương cai Nhâm Dần (1902)/Tổ Nguyên Uẩn sơn môn Đa Bảo/Bậc hưng công lãnh đạo chủ trương/Lập đây một chốn đạo trường/Viên Minh Pháp Hội bóng vang hãy còn…”. Viên Minh tự còn gọi là chùa Giáng, nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ), nay thuộc Hà Nội. Chùa còn có tên gọi là chùa Quang Lãng, tên người dân vẫn thường gọi là chùa Giáng. Thời điểm ra đời của chùa hiện không có thư tịch ghi lại, nhưng trước năm 1900, chùa được dựng ở ngoài bãi sông Hồng, năm 1900 (tức là đầu thế kỷ 20) do có nguy cơ sạt lở, nên dân làng hai xã Quang Lãng và Mai Xá đã công đức và mời Pháp sư Thích Nguyên Uẩn tới trụ trì và dỡ chuyển chùa đến nơi hiện nay. Khi đã xây dựng quy củ, Pháp sư tập hợp tăng ni trong Sơn Môn Pháp Phái để thành lập đạo tràng lấy tên là Viên Minh Pháp Hội giảng dạy tu học Phật pháp. Bởi thế, nơi đây còn được gọi là “Viên Minh tự”. Năm Nhâm Dần 1902, Pháp sư Thích Nguyên Uẩn mở Đạo tràng Viên Minh Pháp Hội, quy tụ được hơn 100 tăng ni giảng dạy và tu học trong 12 năm (1903 – 1915). Đạo tràng đã biên soạn nhiều kinh sách, khắc ván in để quảng bá Phật pháp. Hiện nay, tại chùa Giáng còn lưu giữ tạng ván kinh điển như: Kinh 42 chương, kinh Phật Di giáo, Cảnh sách Quy Sơn giảng giải, kinh Vô lượng nghĩa, Khởi tín luận, Lục trúc song, Điệp văn Bồ đề… Không chỉ thế, các thành viên của Đạo tràng đã tỏa đi muôn nơi và có những cống hiến cho Phật pháp từ đầu thế kỷ XX cho tới tận ngày nay. Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đức Đệ Tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam là người kế thừa di sản và sứ mệnh của mạng mạch truyền thừa sơn môn Đa Bảo - Viên Minh Pháp hội do Đại Pháp sư Thích Nguyên Uẩn khai sơn. Và từ tháng 10/1958 đến nay Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì chùa Viên Minh. Khi trụ trì chùa Viên Minh, Sa môn Thích Phổ Tuệ đã từng có lời ký kế nghiệp, nay vẫn được ghi lại ở chùa: “Lời Kinh Phật ngày giờ tụng niệm/Vượt ra ngoài phổ biến vang xa/Cầu cho mưa thuận gió hòa/Bội thu hoa lợi mọi nhà yên vui…”. Vị tăng già ở Viên Minh tự Năm 2007, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Tây cũ và đông đảo phật tử, công chúng đã mở đại lễ rước Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - vị sư trụ trì chùa Viên Minh về Hà Đông, ngay sau khi ngài được sự tín nhiệm của Đại hội Đại biểu toàn quốc Phật giáo Việt Nam lần thứ VI suy tôn lên ngôi Đức Đệ Tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trước đó, Hoà thượng từng là Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học, Trưởng Ban Trị sự kiêm Tăng sự Tỉnh hội Hà Tây, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Phó Chủ tịch kiêm Phó ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh Trung ương GHPGVN. Đức Đệ tam Pháp chủ Thích Phổ Tuệ sinh năm 1917 (năm Đinh Tỵ), trong một gia đình thuần thành theo Phật, tại làng Phùng Thiện, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ngài xuất gia khi 5 tuổi, 18 tuổi thọ Sa di giới, 20 tuổi thọ Đại giới Tỷ kheo và Bồ tát giới tại Giới đàn Viên Minh với các Sư tổ Tế Xuyên, Đào Xuyên, Vĩnh Nghiêm, Bồ Đề, Đa Bảo và Viên Minh. Ngài đã tham gia học ở hầu khắp các tổ đình miền Bắc. Trụ trì ngôi chùa làng, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là một vị sư rất thạo việc đồng áng. Ngày thường ở nơi thôn dã, vị tăng già trực tiếp cày cấy, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Đến năm 80 tuổi, Hòa thượng mới thật sự thôi cày ruộng, nhưng vẫn liên tục làm vườn, làm việc chùa không ngừng nghỉ cho đến ngày lên ngôi Pháp chủ 14/12/2007. Và có lẽ vì thế mà Hòa thượng Thích Phổ Tuệ thường dặn dò đệ tử rằng: “Sống ở đời phải biết lao động, nếu chúng sinh tất thảy đều lười biếng thì biết lấy gì để nuôi nhau. Và khi không có ăn thì đời tất sinh biến, mọi lỗi lầm u chướng rồi cũng từ đó mà ra”. Trong những lần trò chuyện với Phật tử, Hòa thượng thường nói nhiều tới hai chữ “tứ đức”, tức bốn điều ân nghĩa lớn ở đời là “ơn cha mẹ, ơn thầy cô, ơn Tổ quốc, ơn xã hội”. Bởi theo ngài, thân thể của con người ta không thể tự sinh ra, lớn lên và trưởng thành, cho nên ta phải biết ơn những người đã vì ta mà cống hiến. Lấy ví dụ như chuyện ăn bát cơm phải nhớ người cày ruộng, có được cuộc sống ấm êm trong cảnh hoà bình phải biết đến công lao của Tổ quốc… Trước những câu chuyện sai lạc đường tư của một số vị sư, nhân nói đến chuyện học của giới tăng ni, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ gửi lời nhắn nhủ rằng thời nay ai nấy đều có cơ hội được học hành tốt hơn trước. Tuy nhiên, cuộc sống bây giờ có quá nhiều điều cám dỗ cho nên nhiều lúc nó cũng dễ làm cho con người ta sai lạc đường tu, vì vậy hơn ai hết chúng tăng ni sinh phải biết phấn đấu phát huy tinh thần tu học để bồi bổ tâm hồn và trí tuệ. Năm nay, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã bước sang tuổi thứ 104. Như vậy là ngài có gần 100 năm cống hiến cho Đạo pháp và dân tộc. Ngài luôn tâm niệm rằng, Phật giáo đời nào cũng vậy, thịnh suy tuỳ thời. Ngày nay Phật giáo được chấn hưng vì nhờ có quốc gia hưng thịnh. Lòng người Phật tử hân hoan tự do tu hành, lấy phương châm “đạo pháp – dân tộc và chủ nghĩa xã hội” để cùng nhau đoàn kết phụng đạo giúp đời… Điều đặc biệt là đã hơn nửa thế kỷ nay, chùa Giáng hoàn toàn không có tục đốt vàng mã tại chùa. Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ thường xuyên dặn rất kỹ Phật tử trong chốn Tổ đặc biệt chỉ có tụng kinh, phóng sinh, cầu tăng phúc thọ chứ không có dâng sao giải hạn hay đốt vàng mã. Rau quả sử dụng cho bếp ăn nhà chùa, chùa tự cung tự cấp. Có nhiều Phật tử tới đây thấy các hạng, mục đồ đạc trong chùa đã cũ xin sư cụ để được đóng góp, trùng tu lại nhưng sư cụ vẫn bảo giữ nguyên, không có thay đổi. Vì sư cụ muốn tiết kiệm, thứ gì còn tốt thì vẫn dùng không nên lãng phí. Năm 2012, nhân dịp Hòa thượng được tái suy tôn vị trí Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật tử và nhân dân các địa phương Hà Tây cũ tổ chức Đại lễ cung nghinh ngài rất lớn, ngài cảm động phát biểu: “Chúng tôi đã làm được những gì trong cuộc đời tu hành của mình mà dám nhận cái phúc lớn đó? Phúc là phải do tu mà có. Phúc thì nên tích mà không nên tán. Phúc không tích thêm mà cứ lạm hưởng thì rồi cũng hết. Khi đó phúc trở thành họa”. Khó có ai như ngài, ngay giữa lúc nhận tôn vinh vẫn không quên tự răn đe chính mình: “Phúc không tích mà cứ lạm hưởng thì rồi cũng hết. Khi đó phúc trở thành họa”. Diệu Hương Nguồn: Báo Pháp Luật Hiếm có ngôi chùa nào mà lại có lịch sử được viết bằng thơ như chùa Viên Minh ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Viên Minh tự còn có tên gọi là chùa Giáng, là một ngôi chùa nằm ven đê ở vùng chiêm trũng Đồng bằng Bắc Bộ, nơi ghi dấu ấn vị tăng già - Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ. Chùa GiángThơ rằng: “Chùa xưa soi bóng Hồng Hà/Sắc - Không e lấp phong ba trôi chìm/Hai dân mới đồng tâm hiệp lực/Chuyển chùa vào thiết lập nơi đây/Một lần cũ đổi mới thay/Nguyễn triều Thành Thái đương cai Nhâm Dần (1902)/Tổ Nguyên Uẩn sơn môn Đa Bảo/Bậc hưng công lãnh đạo chủ trương/Lập đây một chốn đạo trường/Viên Minh Pháp Hội bóng vang hãy còn…”. Viên Minh tự còn gọi là chùa Giáng, nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ), nay thuộc Hà Nội. Chùa còn có tên gọi là chùa Quang Lãng, tên người dân vẫn thường gọi là chùa Giáng.Thời điểm ra đời của chùa hiện không có thư tịch ghi lại, nhưng trước năm 1900, chùa được dựng ở ngoài bãi sông Hồng, năm 1900 (tức là đầu thế kỷ 20) do có nguy cơ sạt lở, nên dân làng hai xã Quang Lãng và Mai Xá đã công đức và mời Pháp sư Thích Nguyên Uẩn tới trụ trì và dỡ chuyển chùa đến nơi hiện nay.Khi đã xây dựng quy củ, Pháp sư tập hợp tăng ni trong Sơn Môn Pháp Phái để thành lập đạo tràng lấy tên là Viên Minh Pháp Hội giảng dạy tu học Phật pháp. Bởi thế, nơi đây còn được gọi là “Viên Minh tự”. Năm Nhâm Dần 1902, Pháp sư Thích Nguyên Uẩn mở Đạo tràng Viên Minh Pháp Hội, quy tụ được hơn 100 tăng ni giảng dạy và tu học trong 12 năm (1903 – 1915). Đạo tràng đã biên soạn nhiều kinh sách, khắc ván in để quảng bá Phật pháp. Hiện nay, tại chùa Giáng còn lưu giữ tạng ván kinh điển như: Kinh 42 chương, kinh Phật Di giáo, Cảnh sách Quy Sơn giảng giải, kinh Vô lượng nghĩa, Khởi tín luận, Lục trúc song, Điệp văn Bồ đề… Không chỉ thế, các thành viên của Đạo tràng đã tỏa đi muôn nơi và có những cống hiến cho Phật pháp từ đầu thế kỷ XX cho tới tận ngày nay. Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đức Đệ Tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam là người kế thừa di sản và sứ mệnh của mạng mạch truyền thừa sơn môn Đa Bảo - Viên Minh Pháp hội do Đại Pháp sư Thích Nguyên Uẩn khai sơn. Và từ tháng 10/1958 đến nay Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì chùa Viên Minh. Khi trụ trì chùa Viên Minh, Sa môn Thích Phổ Tuệ đã từng có lời ký kế nghiệp, nay vẫn được ghi lại ở chùa: “Lời Kinh Phật ngày giờ tụng niệm/Vượt ra ngoài phổ biến vang xa/Cầu cho mưa thuận gió hòa/Bội thu hoa lợi mọi nhà yên vui…”.Vị tăng già ở Viên Minh tựNăm 2007, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Tây cũ và đông đảo phật tử, công chúng đã mở đại lễ rước Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - vị sư trụ trì chùa Viên Minh về Hà Đông, ngay sau khi ngài được sự tín nhiệm của Đại hội Đại biểu toàn quốc Phật giáo Việt Nam lần thứ VI suy tôn lên ngôi Đức Đệ Tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.Trước đó, Hoà thượng từng là Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học, Trưởng Ban Trị sự kiêm Tăng sự Tỉnh hội Hà Tây, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Phó Chủ tịch kiêm Phó ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh Trung ương GHPGVN. Đức Đệ tam Pháp chủ Thích Phổ Tuệ sinh năm 1917 (năm Đinh Tỵ), trong một gia đình thuần thành theo Phật, tại làng Phùng Thiện, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ngài xuất gia khi 5 tuổi, 18 tuổi thọ Sa di giới, 20 tuổi thọ Đại giới Tỷ kheo và Bồ tát giới tại Giới đàn Viên Minh với các Sư tổ Tế Xuyên, Đào Xuyên, Vĩnh Nghiêm, Bồ Đề, Đa Bảo và Viên Minh. Ngài đã tham gia học ở hầu khắp các tổ đình miền Bắc. Trụ trì ngôi chùa làng, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là một vị sư rất thạo việc đồng áng. Ngày thường ở nơi thôn dã, vị tăng già trực tiếp cày cấy, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Đến năm 80 tuổi, Hòa thượng mới thật sự thôi cày ruộng, nhưng vẫn liên tục làm vườn, làm việc chùa không ngừng nghỉ cho đến ngày lên ngôi Pháp chủ 14/12/2007.Và có lẽ vì thế mà Hòa thượng Thích Phổ Tuệ thường dặn dò đệ tử rằng: “Sống ở đời phải biết lao động, nếu chúng sinh tất thảy đều lười biếng thì biết lấy gì để nuôi nhau. Và khi không có ăn thì đời tất sinh biến, mọi lỗi lầm u chướng rồi cũng từ đó mà ra”.Trong những lần trò chuyện với Phật tử, Hòa thượng thường nói nhiều tới hai chữ “tứ đức”, tức bốn điều ân nghĩa lớn ở đời là “ơn cha mẹ, ơn thầy cô, ơn Tổ quốc, ơn xã hội”. Bởi theo ngài, thân thể của con người ta không thể tự sinh ra, lớn lên và trưởng thành, cho nên ta phải biết ơn những người đã vì ta mà cống hiến. Lấy ví dụ như chuyện ăn bát cơm phải nhớ người cày ruộng, có được cuộc sống ấm êm trong cảnh hoà bình phải biết đến công lao của Tổ quốc… Trước những câu chuyện sai lạc đường tư của một số vị sư, nhân nói đến chuyện học của giới tăng ni, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ gửi lời nhắn nhủ rằng thời nay ai nấy đều có cơ hội được học hành tốt hơn trước.Tuy nhiên, cuộc sống bây giờ có quá nhiều điều cám dỗ cho nên nhiều lúc nó cũng dễ làm cho con người ta sai lạc đường tu, vì vậy hơn ai hết chúng tăng ni sinh phải biết phấn đấu phát huy tinh thần tu học để bồi bổ tâm hồn và trí tuệ.Năm nay, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã bước sang tuổi thứ 104. Như vậy là ngài có gần 100 năm cống hiến cho Đạo pháp và dân tộc. Ngài luôn tâm niệm rằng, Phật giáo đời nào cũng vậy, thịnh suy tuỳ thời. Ngày nay Phật giáo được chấn hưng vì nhờ có quốc gia hưng thịnh. Lòng người Phật tử hân hoan tự do tu hành, lấy phương châm “đạo pháp – dân tộc và chủ nghĩa xã hội” để cùng nhau đoàn kết phụng đạo giúp đời…Điều đặc biệt là đã hơn nửa thế kỷ nay, chùa Giáng hoàn toàn không có tục đốt vàng mã tại chùa. Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ thường xuyên dặn rất kỹ Phật tử trong chốn Tổ đặc biệt chỉ có tụng kinh, phóng sinh, cầu tăng phúc thọ chứ không có dâng sao giải hạn hay đốt vàng mã.Rau quả sử dụng cho bếp ăn nhà chùa, chùa tự cung tự cấp. Có nhiều Phật tử tới đây thấy các hạng, mục đồ đạc trong chùa đã cũ xin sư cụ để được đóng góp, trùng tu lại nhưng sư cụ vẫn bảo giữ nguyên, không có thay đổi. Vì sư cụ muốn tiết kiệm, thứ gì còn tốt thì vẫn dùng không nên lãng phí.Năm 2012, nhân dịp Hòa thượng được tái suy tôn vị trí Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật tử và nhân dân các địa phương Hà Tây cũ tổ chức Đại lễ cung nghinh ngài rất lớn, ngài cảm động phát biểu: “Chúng tôi đã làm được những gì trong cuộc đời tu hành của mình mà dám nhận cái phúc lớn đó? Phúc là phải do tu mà có.Phúc thì nên tích mà không nên tán. Phúc không tích thêm mà cứ lạm hưởng thì rồi cũng hết. Khi đó phúc trở thành họa”. Khó có ai như ngài, ngay giữa lúc nhận tôn vinh vẫn không quên tự răn đe chính mình: “Phúc không tích mà cứ lạm hưởng thì rồi cũng hết. Khi đó phúc trở thành họa”. Diệu HươngNguồn: Báo Pháp Luật Trở về đầu trang Chùa cổ chùa Giáng Quang Lãng Phú Xuyên Hà Nội 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10