Cụm di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia Cụm di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia Đền Xưa - chùa Giám - đền Bia là cụm 3 di tích nằm trên địa bàn 3 xã Cẩm Sơn, Cẩm Vũ và Cẩm Văn của huyện Cẩm Giàng. 3 di tích ở rất gần nhau, cùng thờ một vị tổ là Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh, song ở mỗi nơi lại có những công trình kiến trúc độc đáo, tạo dấu ấn và chỗ đứng riêng trong đời sống văn hóa, tâm linh người dân địa phương. - Chùa Giám (chùa Nghiêm Quang), được khởi dựng vào thời Lý; cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII được xây dựng lại với quy mô kiến trúc to đẹp. Chùa tọa lạc trên một khoảng đất rộng 2ha. Ngôi chùa có kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc” với đầy đủ các công trình như: Tam quan, Tiền đường, Tam bảo, nhà Tổ, hành lang, nhà tháp Cửu phẩm, nhà khách, nhà Tăng, vườn cây, Pháp sư, nghè Giám. Các kiến trúc sư, các nghệ nhân đã tạo trên mặt bằng của chùa sự liên hoàn của các hạng mục tôn lên vẻ tráng lệ cổ kính, ẩn chứa nhiều tầng trí tuệ văn hóa. Chùa Giám hay còn gọi là Nghiêm Quang tự Chùa Giám là nơi gắn với cuộc đời Tuệ Tĩnh từ khi ông còn nhỏ. Theo tư liệu lịch sử, Tuệ Tĩnh sinh vào khoảng năm 1330, mồ côi cha mẹ từ năm 6 tuổi, được sư thầy Hải Triều ở chùa Giám nuôi và cho đi học. Thời niên thiếu và những kiến thức đầu đời về y học của ông đã được nuôi dưỡng, gắn bó với ngôi chùa này. Những nét kiến trúc cổ tại ngôi chùa này Điểm đặc sắc nhất của chùa Giám là tòa cửu phẩm liên hoa được đặt ở sân phía sau tam bảo. Nhà cửu phẩm hình vuông (8 x 8 m), cao 3 tầng, 12 mái, có nhiều mảng kiến trúc còn giữ được dấu ấn của thế kỷ XVII. Trong nhà cửu phẩm là tòa cửu phẩm liên hoa gồm 9 tầng hoa sen, cao trên 6m hình lục giác đều, mỗi cạnh 1,24m. Trên cửu phẩm có 145 pho tượng Phật. Toàn bộ kết cấu cửu phẩm liên kết với một trụ gỗ lim lớn ở giữa, trụ này đặt trên ngõng đá, tựa một ổ bi. Vào ngày lễ Phật, chỉ cần 2 người đẩy, cửu phẩm có thể quay nhẹ nhàng. Tòa cửu phẩm liên hoa là công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo chỉ có ở Việt Nam. Hiện nay, trong cả nước chỉ còn 3 tòa cửu phẩm liên hoa có thể quay được, 2 tòa còn lại ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) và chùa Đồng Ngọ (Thanh Hà, Hải Dương). Tòa cửu phẩm liên hoa - Đền Xưa, là ngôi đền chính thức được xây dựng để thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh trên quê hương ông, nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng. Chưa xác định đền được khởi dựng từ năm nào, nhưng căn cứ di vật kiến trúc hiện còn có thể xác định vào thế kỷ XVII đã có một ngôi đền kiên cố, chạm khắc tinh tế. Hiện tại di tích còn khoảng 50 cổ vật có giá trị như chuông đồng đúc năm Tự Đức thứ 8 (1855), sắc phong cho Tuệ Tĩnh vào các thời Thiệu Trị, Tự Đức, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại... Đây là những vật chứng cho sự nghiệp y học lẫy lừng đã được ghi nhận của Tuệ Tĩnh trong lịch sử. Đền Xưa, nơi thờ chính Đại Danh y Tuệ Tĩnh - Đền Bia, nằm trên cánh đồng phía Tây thôn Văn Thai (xã Cẩm Văn), giáp làng Nghĩa Phú (xã Cẩm Vũ), quê hương của Đại Danh y Tuệ Tĩnh. Đền được xây dựng để thờ Đại Danh y Tuệ Tĩnh và tấm Bia đá thời Lê, là di vật kỷ niệm của ông nên có tên là đền Bia. Tấm Bia đá hiện đang lưu giữ tại Hậu cung của đền Bia tương truyền được tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đặt khắc theo nguyên mẫu tấm bia đặt trên mộ ông bên Giang Nam (Trung Quốc). Đền Bia thuộc xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng Đền Bia không phải là nơi thờ chính Tuệ Tĩnh nhưng lại được nhân dân địa phương đến thăm viếng nhiều nhất, vì nơi đây đã trở thành trung tâm thuốc nam uy tín. Vào dịp lễ hội (1-4 âm lịch) khách trẩy hội rất đông, nhiều du khách tới đây cắt thuốc nam như một cách cầu may về sức khỏe. Vườn thuốc Nam quanh đền Bia Sinh viên các trường y khoa về dâng hương tưởng nhớ Đại danh y Tuệ Tĩnh Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương Đền Xưa - chùa Giám - đền Bia là cụm 3 di tích nằm trên địa bàn 3 xã Cẩm Sơn, Cẩm Vũ và Cẩm Văn của huyện Cẩm Giàng. 3 di tích ở rất gần nhau, cùng thờ một vị tổ là Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh, song ở mỗi nơi lại có những công trình kiến trúc độc đáo, tạo dấu ấn và chỗ đứng riêng trong đời sống văn hóa, tâm linh người dân địa phương. - Chùa Giám (chùa Nghiêm Quang), được khởi dựng vào thời Lý; cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII được xây dựng lại với quy mô kiến trúc to đẹp. Chùa tọa lạc trên một khoảng đất rộng 2ha. Ngôi chùa có kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc” với đầy đủ các công trình như: Tam quan, Tiền đường, Tam bảo, nhà Tổ, hành lang, nhà tháp Cửu phẩm, nhà khách, nhà Tăng, vườn cây, Pháp sư, nghè Giám. Các kiến trúc sư, các nghệ nhân đã tạo trên mặt bằng của chùa sự liên hoàn của các hạng mục tôn lên vẻ tráng lệ cổ kính, ẩn chứa nhiều tầng trí tuệ văn hóa. Chùa Giám hay còn gọi là Nghiêm Quang tự Chùa Giám là nơi gắn với cuộc đời Tuệ Tĩnh từ khi ông còn nhỏ. Theo tư liệu lịch sử, Tuệ Tĩnh sinh vào khoảng năm 1330, mồ côi cha mẹ từ năm 6 tuổi, được sư thầy Hải Triều ở chùa Giám nuôi và cho đi học. Thời niên thiếu và những kiến thức đầu đời về y học của ông đã được nuôi dưỡng, gắn bó với ngôi chùa này. Những nét kiến trúc cổ tại ngôi chùa nàyĐiểm đặc sắc nhất của chùa Giám là tòa cửu phẩm liên hoa được đặt ở sân phía sau tam bảo. Nhà cửu phẩm hình vuông (8 x 8 m), cao 3 tầng, 12 mái, có nhiều mảng kiến trúc còn giữ được dấu ấn của thế kỷ XVII. Trong nhà cửu phẩm là tòa cửu phẩm liên hoa gồm 9 tầng hoa sen, cao trên 6m hình lục giác đều, mỗi cạnh 1,24m. Trên cửu phẩm có 145 pho tượng Phật. Toàn bộ kết cấu cửu phẩm liên kết với một trụ gỗ lim lớn ở giữa, trụ này đặt trên ngõng đá, tựa một ổ bi. Vào ngày lễ Phật, chỉ cần 2 người đẩy, cửu phẩm có thể quay nhẹ nhàng. Tòa cửu phẩm liên hoa là công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo chỉ có ở Việt Nam. Hiện nay, trong cả nước chỉ còn 3 tòa cửu phẩm liên hoa có thể quay được, 2 tòa còn lại ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) và chùa Đồng Ngọ (Thanh Hà, Hải Dương). Tòa cửu phẩm liên hoa - Đền Xưa, là ngôi đền chính thức được xây dựng để thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh trên quê hương ông, nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng. Chưa xác định đền được khởi dựng từ năm nào, nhưng căn cứ di vật kiến trúc hiện còn có thể xác định vào thế kỷ XVII đã có một ngôi đền kiên cố, chạm khắc tinh tế. Hiện tại di tích còn khoảng 50 cổ vật có giá trị như chuông đồng đúc năm Tự Đức thứ 8 (1855), sắc phong cho Tuệ Tĩnh vào các thời Thiệu Trị, Tự Đức, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại... Đây là những vật chứng cho sự nghiệp y học lẫy lừng đã được ghi nhận của Tuệ Tĩnh trong lịch sử. Đền Xưa, nơi thờ chính Đại Danh y Tuệ Tĩnh- Đền Bia, nằm trên cánh đồng phía Tây thôn Văn Thai (xã Cẩm Văn), giáp làng Nghĩa Phú (xã Cẩm Vũ), quê hương của Đại Danh y Tuệ Tĩnh. Đền được xây dựng để thờ Đại Danh y Tuệ Tĩnh và tấm Bia đá thời Lê, là di vật kỷ niệm của ông nên có tên là đền Bia. Tấm Bia đá hiện đang lưu giữ tại Hậu cung của đền Bia tương truyền được tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đặt khắc theo nguyên mẫu tấm bia đặt trên mộ ông bên Giang Nam (Trung Quốc). Đền Bia thuộc xã Cẩm Văn, huyện Cẩm GiàngĐền Bia không phải là nơi thờ chính Tuệ Tĩnh nhưng lại được nhân dân địa phương đến thăm viếng nhiều nhất, vì nơi đây đã trở thành trung tâm thuốc nam uy tín. Vào dịp lễ hội (1-4 âm lịch) khách trẩy hội rất đông, nhiều du khách tới đây cắt thuốc nam như một cách cầu may về sức khỏe. Vườn thuốc Nam quanh đền Bia Sinh viên các trường y khoa về dâng hương tưởng nhớ Đại danh y Tuệ Tĩnh Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương Trở về đầu trang Cụm di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia thờ phụng thiền sư Tuệ Tĩnh 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10