Đền Long Sơn, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng thờ phụng Cô Chín là thần chủ và nơi đây cũng gắn liền với truyền thuyết về suối Rồng, nên đền còn được gọi là đền Cô Chín Suối Rồng.
Đền Long Sơn toạ lạc phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, thành phố
Hải Phòng.
Ngọc Xuyên là địa phương có truyền thống lịch sử, văn hoá.
Trải qua ngàn năm lịch sử, đất và người nơi đây đã chứng kiến biết bao biến đổi,
thăng trầm, các thế hệ nối tiếp nhau lao động cần cù, thông minh, sáng tạo,
không chỉ đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt mà còn anh dũng, kiên cường
trong chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Di tích lịch sử văn hóa tâm linh
Đền Long Sơn thờ Cô Chín và hệ thống các vị thần trong tín
ngưỡng thờ tam phủ, tứ phủ (gồm Mẫu Thượng Thiên, mẫu Địa, mẫu Thoải, mẫu Nhạc
và ngũ vị tôn ông, tam vị quan hoàng). Trong đó nhân vật cô Chín là tín ngưỡng
thờ chính – thần chủ.
Thần chủ cô Chín gắn liền với truyền thuyết về suối Rồng:
“Tương truyền, xa xưa có người con gái xinh đẹp tên là cô Chín. Cô sinh ra và lớn
lêntrong một gia đình giàu sang quyền quý.
Một ngày nọ, thấy tiết trời đẹp, cô Chín cho người dong thuyền
du ngoạn trên biển. Khi qua vùng biên gân làng Ngọc Tuyền (nay là phường Ngọc
Xuyên) thì bỗng giông bão nổi lên, thuyên bị đắm. Sau đó, gia đình cô Chín cho
người đi tìm. Khi đến khu vực suối Rông ngày nay, thấy khăn đại, xiêm áo của cô
nằm trên vách đá.
Khi lấy lên, bông từ khe đá tuôn ra dòng nước trong lành,
mát lạnh chảy mãi không ngừng. Điều lạ lùng hơn cả, nguồn nước ấy mát vào mùa
hè, ấm vào mùa đông và chưa bao giờ cạn nước dù thiên tai, hạn hán.
Người dân địa phương từ đó thường đến chân núi Ngọc lấy nước
suối Rồng mang về dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, nước suối Rồng khi
đem nấu lên, hãm với lá chè xanh trồng trên núi Ngọc thì vô cùng ngon, ngọt”.
Sau khi cô Chín hoá thì cô luôn hiển ứng linh thiêng phù
giúp nhân dân trong ngoài địa phương nên được nhân dân lập đền thờ cô trên vách
núi cạnh suối rồng.
Hoạt động thờ phụng cô Chín là tín ngưỡng đặc biệt của cư
dân Đồ Sơn, Hải Phòng. Đây là hình thức thờ nữ thần hổ biến ở Đồ Sơn như Tín
ngưỡng thờ Bà Đế ở đền Bà Đế; thờ Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ vị thánh nương ở
3 làng Bàng Động, Phụ Lỗi và Tiểu Bàng xã Bàng La; Tôn vinh núi Mẫu Sơn, ngọn
núi cao nhất trong 9 ngọn núi của Đồ Sơn.
Tín ngưỡng thờ nữ thần ở vùng biển Đồ Sơn, trong đó có hoạt
động văn hóa tâm linh thờ phụng cô Chín ở đền Long Sơn là truyền thống văn hóa
tâm linh bản địa, có lịch sử hình thành từ lâu đời, được cộng đồng người dân Ngọc
Xuyên duy trì và gìn giữ đến tận ngày nay. Các hoạt động tín ngưỡng, lễ bái, cầu
mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, nhân khang vật thịnh của đông đảo người
dân địa phương và khách thập phương làm tăng thêm sự linh hiển ứng của cô Chín.
Tín ngưỡng thờ cô Chín ở Ngọc Xuyên gắn liền với truyền thuyết
về suối Rồng, nên người dân địa phương quen gọi đền thờ cô Chín là đền cô Chín
Suối Rồng. Đền còn được gọi là đền Long Sơn, Long Sơn linh từ do toạ lạc trên
núi Rồng (Chín ngọn núi tạo thành hình rồng của Đồ Sơn).
Đền Long Sơn có lịch sử hình thành từ lâu đời, khởi dựng vào
thời Lý. Ban đầu là một ngôi miếu nhỏ được gọi là miếu Cô, được xây dựng đơn giản
từ đá, đất đắp, mái lợp gianh. Đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII, XVIII), thời
Nguyễn (thế kỷ XIX, XX), đền được trùng tu bằng gạch ngói, mở rộng và xây sửa
khang trang hơn. Điện thờ vào thời gian này được bài trí đầy đủ hơn với ban
trên thờ Tam toà thánh Mẫu, phía dưới, chính giữa thờ cô Chín.
Năm 2007, đền được tu sửa khang trang như hiện nay.
Trong một năm, đền Long Sơn và nhân dân địa phương tổ chức
các ngày lễ thánh như:
- Ngày mùng 9 tháng 1 âm lịch: Hầu khai hội đầu Xuân của bản
đền;
- Ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch: Lễ Thánh mẫu Liễu Hạnh. Trong
lễ nghi còn tổ chức hầu đồng với các giá hầu chúa Thượng Ngàn, cô Thượng Ngàn,
hầu cô Bơ, hầu quan lớn dưới biển;
- Ngày 20 tháng 8 âm lịch: Tiệc cha (ngày giỗ Đức thánh Trần
Hưng Đạo);
- Ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch: Là ngày Khánh tiệc cô Chín.
Đây là ngày lễ quan trọng nhất của bản đền và được chuẩn bị từ ngày mùng 1 đến
ngày mùng 9. Ngày mùng 2 tháng 9, tổ chức hầu khai hội. Sau đó trong cả một
tháng, các thanh đồng hội tụ về đền hầu thánh.
Lễ vật dâng thánh gồm có lễ tam sinh (gà, ngan, lợn), xôi,
hoa quả, trầu, rượu, bánh trái.
Di tích văn hóa tâm linh và nghệ thuật kiến trúc
Đền Long Sơn quay về hướng Bắc, nằm tựa lưng dưới chân núi Rồng
thuộc dãy Cửu Long bán đảo Đồ Sơn. Bên cạnh đền có dòng suối Rồng quanh năm nước
chảy, một nhánh của suối được bắc ống chảy vào sân đền, vừa làm nguồn nước mát
lành cho du khách thập phương sử dụng vừa là nơi “tụ thuỷ” cho công trình.
Phía trước đền là đình Ngọc Xuyên, bên trái đến là đền Mẫu
Ngũ Phương và chùa tháp Tường Long tạo thành cụm di tích tín ngưỡng tâm linh địa
phương.
Đền có bố cục mặt bằng kiểu chữ Đinh (J), gồm toà bái đường
và hậu cung. Toà bái đường được xây ba gian hai chái, kết cấu kiểu chồng diêm
hai tầng tám mái. Bộ khung toà bái đường chế tác bằng gỗ lim, các bộ vì kiểu chồng
rường, giá chiêng lắp đặt trên bốn hàng chân cột, hai hàng cột cái và hai hàng
cột quân. Chân cột được kê bằng đá xanh có chạm khắc cánh sen.
Trong tòa bái đường, hai hàng cột cái vươn lên đỡ tầng mái
trên. Vì nóc hai gian bên và các vị nách bái đường là vì ván mê với các tấm ván
dày được đặt khớp mộng vào cột, câu đầu và xà nách đỡ hoành mái và được trang
trí chạm khắc. Hệ thống xà dọc nối các bộ vì và các vì kèo bào trơn, kẻ suốt
không trang trí.
Tòa bái đường lắp đặt hệ thống cửa thượng song hạ bản cả ba
mặt, thuận tiện cho khác dâng hương và ánh sáng, lưu thông không khí
Tòa bái đường được thiết kế hai tầng tám mái lợp ngói mũi
hài. Bờ nóc đắp trang trí lưỡng long chầu hổ phù. Hai đầu bờ nóc đặt hai kìm
nóc. Các góc mái đầu đao được đắp nề rồng, phượng, lân cách điệu.
Hậu cung có hai gian, tường hồi bít đốc, kết nối vuông góc với
bái đường, tạo nên kiến trúc đền kiểu chữ Đinh. Hậu cung đền có 2 vì nóc, vì
nóc trong kiểu ván mê, vì nóc phía ngoài kiểu chồng rường.
Điêu khắc, trang trí trên các cấu kiện kiến trúc của đền
Long Sơn được tập trung chủ yếu ở toà bái đường. Các mảng chạm khắc với chủ đề
phong phú, đa dạng như rông, chim, thú, tứ linh, tứ quý hoặc khung cảnh tự
nhiên như vân mây cách điệu...
Rồng là đề tài chủ đạo, được chạm khắc cho các mảng trang trí
trong đền. Hình tượng rồng kết hợp với vân mây xoắn uốn lượn mềm mại được chạm
khắc hầu hết ở các bẩy hiên, con rường từ vì nóc xuống vì nách.
Rông chạm trên các đầu dư có thân mập với mắt tròn lồi, miệng
ngậm ngọc, bờm tóc dài dạng đuôi nheo bay ngược ra sau che phủ lấy thân. Tại
các vì nóc, vì nách kiểu ván mê ở bái đường, vì nóc kiểu ván mê ở hậu cung được
chạm nổi hổ phù, rồng, phượng, rùa, hoa lá cách điệu kết hợp cùng các loài tứ
quý như cúc, mai, tùng với những bông lớn, nhiều lớp cánh, thân cây vừa gân guốc
vừa mềm mại. Phần cổ diêm và hệ thống cửa bài đường chạm khắc trang trí hình
chim phượng, đôi hạc trên lưng rùa và tứ linh, tứ quý...
Đền có quy mô kiến trúc thuộc loại trung bình, nhưng nghệ
thuật điêu khắc, trang trí trên các cấu kiện kiến trúc đa dạng và mang ảnh hưởng
của phong cách nghệ thuật truyền thống đầu thế kỷ 20. Điểm nổi bật của nghệ thuật
chạm khắc đền Long Sơn là sự đồng đều ở tất cả các thành phần kiến trúc cũng
như kỹ thuật chạm khắc và đề tài trang trí. Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp, sự uy
nghi và linh thiêng của di tích.
Đền Long Sơn hiện nay còn lưu giữ được một số di vật, cổ vật
như:
- Tượng thờ bằng gỗ, bị bong lớp sơn thếp, mất phần thân dưới,
chỉ còn từ thắt lưng trở lên. Tượng đội mũ xung thiên, mặt tròn, mũi nở, tại
to, miệng cười mỉm hiền lành. Tượng thờ mặc áo thụng cổ tròn, gắn bổ tử trước
ngực, cổ áo đính 3 bông cúc mãn khai, hai tay chắp vào nhau và luồn dưới dây
thao thắt trước bụng, với kiểu tay này có thể đoán định tượng được tạc theo thể
đang đứng hầu. Niên đại khoảng thế kỷ 18.
- Tượng cô Chín: tượng cao 1.17m nặng 0.5 tấn, chất liệu đồng
và được dát vàng toàn thân. Tượng có khuôn mặt tròn đầy phúc hậu, các chi tiết
trên mặt rạng rỡ với lông mày cong thanh, mắt sáng, mũi dọc dừa, môi dầy, tai
to, cổ cao ba ngấn. Tượng ngồi buông hai chân trên bục, lưng thẳng, tay phải cầm
quạt, tay trái đặt trên gối trái kết ấn giáo hoá. Ấn này mang ý nghĩa thuyết phục,
giảo hoá đạo pháp cho chúng sinh.
- Khám thờ: một chiếc được chế tác từ gỗ quý sơn son thếp bạc.
Bệ khám làm kiểu sập thờ, chân quỳ, trang trí hổ phù, rồng mây, hoa lá thiêng;
thân khám được bưng kín ba mặt bằng ván gỗ, c mặt trước khám chia thành ba cánh
cửa chạm chữ “thọ” với y môn chạm rồng chầu mặt nhật, văn triện, tứ quý, hoa
dây, mái khám kiểu ván trần làm chéo xuống từ trước ra sau.
- Long ngai: năm chiếc
chế tác từ gỗ, sơn son thếp vàng, trên cùng là tay ngai cong chạy ra hai bên
phía trước, đầu tay ngai được chạm hai đầu rồng trong tư thế vươn ra phía trước.
Thân ngai có sáu trụ con tiện chia đều hai bên đỡ tay ngai. Bệ ngai tạo kiểu
chân quỳ giật tam cấp nhỏ dần, chạm khắc các đề tài chim thiêng, hoa cúc, hổ
phù.
Giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật của di tích
Đền Long Sơn là mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa sâu sắc,
gắn bó mật thiết với vùng đất, con người phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn.
Đền Long Sơn à nơi diễn ra các lễ Hầu đồng - Hát văn, những hoạt
động tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Lễ Hầu đồng - Hát văn tại đền
Long Sơn luôn được tổ chức chu đáo, bài bản, theo phương thức cổ truyền, thu
hút được đông đảo nhân dân địa phương và du khách gần xa đến tham gia.
Đền Long Sơn có nghệ thuật điêu khắc, trang trí trên các cấu
kiện kiến trúc tại đền tương đối đa dạng và mang phong cách nghệ thuật truyền
thống triều Nguyễn đầu thế kỷ 20.
Những mảng chạm nổi,
chạm chìm, chạm kênh bong với kỹ thuật tinh mỹ trên các con rường, bộ vì, đầu
dư hay hệ thống cửa bức bàn của di tích đền Long Sơn với các đề tài phong phú,
đa dạng như rồng, chim, thú, tứ linh, tứ quý hay các biểu tượng tự nhiên như
sóng nước, vân mây không chỉ có giá trị nghệ thuật cao, minh chứng cho sự phát
triển của lịch sử kiến trúc, lịch sử mỹ thuật truyền thống thời Nguyễn đầu thế
kỷ 20.
Nguồn: Thành đoàn Hải Phòng