Đền Mẫu Đồng Đăng - chốn thiêng nơi biên giới Đền Mẫu Đồng Đăng - chốn thiêng nơi biên giới Đền Mẫu Đồng Đăng là nơi thờ Phật và Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nơi đây được coi là chốn linh thiêng nhất trong số những ngôi đền thờ Mẫu của người Việt. Xưa kia, đền Mẫu Đồng Đăng còn có tên là “Đồng Đăng linh tự”. Đền Mẫu Đồng Đăng nằm ở trung tâm thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, cách cửa khẩu Hữu Nghị khoảng 4km. Đền Mẫu Đồng Đăng là nơi thờ Phật và Mẫu Thượng ngàn mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Lạng Sơn. Đây cũng là một trong những nơi thờ tự nổi tiếng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Mỗi dịp Xuân về, nơi đây trở thành điểm đến tâm linh linh thiêng của du khách trong hành trình đến với thị trấn vùng biên xứ Lạng. Đền Mẫu Đồng Đăng là nơi thờ Phật và Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nơi đây được coi là chốn linh thiêng nhất trong số những ngôi đền thờ Mẫu của người Việt. Xưa kia, đền Mẫu Đồng Đăng còn có tên là “Đồng Đăng linh tự”. Theo ghi chép cũ còn để lại, thời xa xưa, nơi đây là một ngôi chùa nằm trong một mái đá sát chân núi (cách vị trí đền ngày nay khoảng hơn 300m về phía Đông Bắc). Sau này, chùa được đông đảo người dân từ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước đến hành hương, không gian thờ cúng trở nên chật hẹp, nhân dân địa phương đã di chuyển nơi thờ tự đến vị trí hiện nay. Hiện tại, ở vị trí này còn có một bia ma nhai, kích thước 53cm x 80cm, cạnh đó có một nghiên mực đá được chạm khắc vào tháng 6 năm Kỷ Tỵ, triều Gia Long thứ 8 (1809). Nơi đây còn lưu truyền câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Mẫu Liễu Hạnh (một trong “Tứ bất tử” trong văn hóa tâm linh của người Việt) và Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ Trung Quốc trở về. Tục truyền rằng, Liễu Hạnh là con gái Ngọc Hoàng, tên là Quỳnh Hoa. Do có duyên nợ với trần gian nên bà thường hiển linh giúp đỡ nhân dân, được triều đình (thời Hậu Lê) sắc phong là công chúa Liễu Hạnh và là Thượng đẳng Phúc thần. Ngoài việc hiển linh giúp đỡ nhân dân, bà còn hay ngao du sơn thủy nhiều vùng. Nhân một ngày dừng chân ở vùng đất Lạng Sơn, nơi có phong cảnh hữu tình, núi non trùng điệp, công chúa Liễu Hạnh nhìn thấy trong khu rừng rậm rạp có một ngôi chùa bỏ hoang, tượng Phật không có ai hương khói. Khi gặp Phùng Khắc Khoan, công chúa Liễu Hạnh đã nhắc khéo Trạng Bùng tu sửa ngôi chùa. Biết được lời đề nghị của công chúa Liễu Hạnh, Phùng Khắc Khoan đã gọi các bô lão trong vùng, giao cho tiền để tu sửa ngôi chùa. Từ đó, nhân dân vùng Đồng Đăng hương khói thờ Phật và thờ Mẫu Liễu Hạnh. Lâu dần theo thời gian, ngôi chùa nơi biên ải này trở thành ngôi đền, nơi thờ cả Phật và Mẫu. Đền Mẫu Đồng Đăng có khuôn viên khá rộng, nằm sát ngay chân núi. Cổng tam quan đền được xây dựng khá hoành tráng, cửa xây vòm cuốn, có một cửa chính và hai cửa phụ, với những họa tiết, hoa văn đặc sắc. Trên các cột trụ của cổng tam quan có đắp một hàng câu đối bằng chữ Nho. Đặc biệt, trên các đỉnh của cổng tam quan có chuông đồng và khánh đồng. Những dáng long, phượng mềm mại, đối xứng nhau tạo nên dáng cổ linh thiêng cho đền. Bước qua cổng đền, khách đến chiêm bái bước vào không gian của cõi Phật - Thánh với khói nhang phảng phất. Sân đền có diện tích rộng, nhiều cây xanh. Đặc biệt, hai bên tả, hữu đền còn có hình 2 chú voi được điêu khắc phủ phục hai bên lối đi trước khi vào nội đền. Chính giữa sân đền là ban thờ Phật với tượng Phật bà Quan Âm bằng đá trắng, đứng trên hòn giả sơn thật đẹp và uy nghi. Không gian đền là những công trình kiến trúc được xây dựng khá tinh xảo theo lối tăng cấp, tựa mình vào ngọn núi. Đền Mẫu Đồng Đăng gồm 5 gian thờ: Phía trong cùng là Tam bảo, nơi thờ Phật Chuẩn Đề và Phật bà Quan Âm; gian kế tiếp phía ngoài là Tam tòa Thánh mẫu, nơi thờ Mẫu đệ nhất Thượng thiên, Mẫu đệ nhị Thượng ngàn và Mẫu đệ tam Thoải phủ; tiếp theo là gian thờ Sơn trang gồm Mẫu Thượng ngàn ở giữa, hai bên là Chầu Mười Đồng Mỏ và Chầu Chín; gian giữa chính điện ngoài cùng thờ Chúa Liễu, hai bên là Chầu Bơ và Chầu Lục; gian bên trái thờ Chầu đệ tứ Khâm sai, ngoài ra, còn thờ quan Trần Triều Đức Đại Vương, các thánh cô, thánh cậu... Phía sau đền là một bảo tháp với các tầng cung cấm. Lối vào bảo tháp nằm phía sau các điện thờ và chỉ được mở vào ngày lễ hội. Vào những ngày lễ, Tết, ngày rằm hay mùng một, nơi đây trở nên nhộn nhịp với những hàng quán bán đồ lễ, vàng mã rực rỡ, đông đảo du khách thập phương tới vãn cảnh, thắp nhang cầu nguyện bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình, làm ăn phát đạt, nhiều tài lộc... Hằng năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng, tại đền Mẫu Đồng Đăng thường diễn ra lễ hội đầu Xuân của các dân tộc xứ Lạng. Đến đây, du khách không chỉ được đắm mình trong văn hóa tâm linh, mà còn được chiêm ngưỡng các trò chơi dân gian như múa sư tử, võ dân tộc, thi đấu thể dục, thể thao... Tuy nhiên, vào những ngày thường, đền vẫn có rất nhiều người đến đây cầu nguyện sự che chở của các đấng linh thiêng. Những năm gần đây, hình ảnh đền Mẫu Đồng Đăng trở nên đẹp hơn trong mắt du khách hành hương khi họ đến đền thắp hương, vãn cảnh tại đền không còn bắt gặp cảnh ăn xin đeo bám, không có cảnh xem quẻ, bói toán lộn xộn như ở một số đền chùa khác. Đầu Xuân Canh Tý 2020, trước sự bùng phát của dịch Covid-19, trong sân đền, biển chỉ dẫn được sắp đặt gọn gàng, khoa học về nội quy đi lễ, cách phòng, chống dịch Covid-19 nơi công cộng, loa phát thanh liên tục phát đi các thông tin về phòng, chống dịch bệnh để du khách biết cách tự bảo vệ mình và mọi người trước dịch bệnh... Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đền Mẫu Đồng Đăng là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật đặc sắc, trở thành điểm đến trong hành trình du lịch tâm linh nơi cửa ngõ phía Bắc nước ta, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc xứ Lạng. Thanh Thuận Nguồn: Báo Biên Phòng Đền Mẫu Đồng Đăng là nơi thờ Phật và Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nơi đây được coi là chốn linh thiêng nhất trong số những ngôi đền thờ Mẫu của người Việt. Xưa kia, đền Mẫu Đồng Đăng còn có tên là “Đồng Đăng linh tự”. Đền Mẫu Đồng Đăng nằm ở trung tâm thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, cách cửa khẩu Hữu Nghị khoảng 4km. Đền Mẫu Đồng Đăng là nơi thờ Phật và Mẫu Thượng ngàn mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Lạng Sơn. Đây cũng là một trong những nơi thờ tự nổi tiếng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Mỗi dịp Xuân về, nơi đây trở thành điểm đến tâm linh linh thiêng của du khách trong hành trình đến với thị trấn vùng biên xứ Lạng. Đền Mẫu Đồng Đăng là nơi thờ Phật và Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nơi đây được coi là chốn linh thiêng nhất trong số những ngôi đền thờ Mẫu của người Việt. Xưa kia, đền Mẫu Đồng Đăng còn có tên là “Đồng Đăng linh tự”. Theo ghi chép cũ còn để lại, thời xa xưa, nơi đây là một ngôi chùa nằm trong một mái đá sát chân núi (cách vị trí đền ngày nay khoảng hơn 300m về phía Đông Bắc). Sau này, chùa được đông đảo người dân từ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước đến hành hương, không gian thờ cúng trở nên chật hẹp, nhân dân địa phương đã di chuyển nơi thờ tự đến vị trí hiện nay. Hiện tại, ở vị trí này còn có một bia ma nhai, kích thước 53cm x 80cm, cạnh đó có một nghiên mực đá được chạm khắc vào tháng 6 năm Kỷ Tỵ, triều Gia Long thứ 8 (1809). Nơi đây còn lưu truyền câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Mẫu Liễu Hạnh (một trong “Tứ bất tử” trong văn hóa tâm linh của người Việt) và Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ Trung Quốc trở về. Tục truyền rằng, Liễu Hạnh là con gái Ngọc Hoàng, tên là Quỳnh Hoa. Do có duyên nợ với trần gian nên bà thường hiển linh giúp đỡ nhân dân, được triều đình (thời Hậu Lê) sắc phong là công chúa Liễu Hạnh và là Thượng đẳng Phúc thần. Ngoài việc hiển linh giúp đỡ nhân dân, bà còn hay ngao du sơn thủy nhiều vùng. Nhân một ngày dừng chân ở vùng đất Lạng Sơn, nơi có phong cảnh hữu tình, núi non trùng điệp, công chúa Liễu Hạnh nhìn thấy trong khu rừng rậm rạp có một ngôi chùa bỏ hoang, tượng Phật không có ai hương khói. Khi gặp Phùng Khắc Khoan, công chúa Liễu Hạnh đã nhắc khéo Trạng Bùng tu sửa ngôi chùa. Biết được lời đề nghị của công chúa Liễu Hạnh, Phùng Khắc Khoan đã gọi các bô lão trong vùng, giao cho tiền để tu sửa ngôi chùa. Từ đó, nhân dân vùng Đồng Đăng hương khói thờ Phật và thờ Mẫu Liễu Hạnh. Lâu dần theo thời gian, ngôi chùa nơi biên ải này trở thành ngôi đền, nơi thờ cả Phật và Mẫu. Đền Mẫu Đồng Đăng có khuôn viên khá rộng, nằm sát ngay chân núi. Cổng tam quan đền được xây dựng khá hoành tráng, cửa xây vòm cuốn, có một cửa chính và hai cửa phụ, với những họa tiết, hoa văn đặc sắc. Trên các cột trụ của cổng tam quan có đắp một hàng câu đối bằng chữ Nho. Đặc biệt, trên các đỉnh của cổng tam quan có chuông đồng và khánh đồng. Những dáng long, phượng mềm mại, đối xứng nhau tạo nên dáng cổ linh thiêng cho đền. Bước qua cổng đền, khách đến chiêm bái bước vào không gian của cõi Phật - Thánh với khói nhang phảng phất. Sân đền có diện tích rộng, nhiều cây xanh. Đặc biệt, hai bên tả, hữu đền còn có hình 2 chú voi được điêu khắc phủ phục hai bên lối đi trước khi vào nội đền. Chính giữa sân đền là ban thờ Phật với tượng Phật bà Quan Âm bằng đá trắng, đứng trên hòn giả sơn thật đẹp và uy nghi. Không gian đền là những công trình kiến trúc được xây dựng khá tinh xảo theo lối tăng cấp, tựa mình vào ngọn núi. Đền Mẫu Đồng Đăng gồm 5 gian thờ: Phía trong cùng là Tam bảo, nơi thờ Phật Chuẩn Đề và Phật bà Quan Âm; gian kế tiếp phía ngoài là Tam tòa Thánh mẫu, nơi thờ Mẫu đệ nhất Thượng thiên, Mẫu đệ nhị Thượng ngàn và Mẫu đệ tam Thoải phủ; tiếp theo là gian thờ Sơn trang gồm Mẫu Thượng ngàn ở giữa, hai bên là Chầu Mười Đồng Mỏ và Chầu Chín; gian giữa chính điện ngoài cùng thờ Chúa Liễu, hai bên là Chầu Bơ và Chầu Lục; gian bên trái thờ Chầu đệ tứ Khâm sai, ngoài ra, còn thờ quan Trần Triều Đức Đại Vương, các thánh cô, thánh cậu... Phía sau đền là một bảo tháp với các tầng cung cấm. Lối vào bảo tháp nằm phía sau các điện thờ và chỉ được mở vào ngày lễ hội. Vào những ngày lễ, Tết, ngày rằm hay mùng một, nơi đây trở nên nhộn nhịp với những hàng quán bán đồ lễ, vàng mã rực rỡ, đông đảo du khách thập phương tới vãn cảnh, thắp nhang cầu nguyện bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình, làm ăn phát đạt, nhiều tài lộc... Hằng năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng, tại đền Mẫu Đồng Đăng thường diễn ra lễ hội đầu Xuân của các dân tộc xứ Lạng. Đến đây, du khách không chỉ được đắm mình trong văn hóa tâm linh, mà còn được chiêm ngưỡng các trò chơi dân gian như múa sư tử, võ dân tộc, thi đấu thể dục, thể thao... Tuy nhiên, vào những ngày thường, đền vẫn có rất nhiều người đến đây cầu nguyện sự che chở của các đấng linh thiêng. Những năm gần đây, hình ảnh đền Mẫu Đồng Đăng trở nên đẹp hơn trong mắt du khách hành hương khi họ đến đền thắp hương, vãn cảnh tại đền không còn bắt gặp cảnh ăn xin đeo bám, không có cảnh xem quẻ, bói toán lộn xộn như ở một số đền chùa khác. Đầu Xuân Canh Tý 2020, trước sự bùng phát của dịch Covid-19, trong sân đền, biển chỉ dẫn được sắp đặt gọn gàng, khoa học về nội quy đi lễ, cách phòng, chống dịch Covid-19 nơi công cộng, loa phát thanh liên tục phát đi các thông tin về phòng, chống dịch bệnh để du khách biết cách tự bảo vệ mình và mọi người trước dịch bệnh... Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đền Mẫu Đồng Đăng là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật đặc sắc, trở thành điểm đến trong hành trình du lịch tâm linh nơi cửa ngõ phía Bắc nước ta, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc xứ Lạng. Thanh ThuậnNguồn: Báo Biên Phòng Trở về đầu trang Đền Mẫu Đồng Đăng Thị xã Đồng Đăng thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10