Đền Mẫu thoải Phúc Xá - Bắc Biên nằm trên địa bàn Tổ dân phố số 9 (thôn Bắc Biên trước đây), phường Ngọc Thụy. Đền có tên chữ là “Phúc Xá linh từ”. Sở dĩ đền có tên Phúc Xá là do lấy theo tên cổ trước đây: Cơ Xá và An Xá sáp nhập thành Phúc Xá, sau này đổi tên là Bắc Biên.
Đền Mẫu thoải Phúc Xá nằm ở sát sông Hồng, phía trước có lạch
nước rộng, phía ngoài lạch nước có bãi nổi, rồi mới đền lòng sông lớn. Khi nước
sông cạn, lạch nước như là một “hồ” rộng, tạo thế hồ cạnh sông. Đền Mẫu thoải
Phúc Xá có thế đất đặc biệt với một vùng sông nước bao la phía trước; phía sau
là khu dân cư đến định cư ít nhất là vào thời Lý định đô ở Thăng Long.
Đền Mẫu thoải Phúc Xá thờ Mẫu theo tín ngưỡng dân gian giống
nhiều di tích ở các vùng ven sông. Gần đó còn có đền Núi, đền Rừng. Thờ Mẫu là
một hiện tượng đặc biệt trong hệ thống thờ cúng tín ngưỡng của người Việt. Hầu
như các chùa thờ Phật đều có Điện Mẫu nhưng cũng có nơi Mẫu được thờ riêng, một
trong những nơi đó là đền Mẫu Bắc Biên.
Cụm dân cư Bắc Biên, phường Ngọc Thụy bên cạnh các di tích nổi
tiểng như đền Cơ Xá danh nhân Lý Thường Kiệt, chùa Bắc Biên còn có các di tích
khác như đền Mẫu, đền Núi. Đền Mẫu Bắc Biên hiện ở số 21, tổ dân phố số 9, phường
Ngọc Thụy, quận Long Biên. Tên chữ của đền là “Phúc Xá linh từ’’. Sở dĩ đền có
tên Phúc Xá do lấy theo tên cổ trước đây. Cơ Xá và An Xá sáp nhập thành Phúc
Xá, sau này đổi tên là Bắc Biên.
Đền Phúc Xá có vị trí sát với sông Hồng, phía trước có lạch
nước rộng, ngoài nước có bãi nổi, rồi mới đến lòng sông lớn. Nước sông cạn, lạch
nước là 1 “hồ” rộng tạo thế hồ cạnh sông, nước sông đầy trở thành dòng chảy tạo
thế tụ thủy rất hữu tình. Đây có thể là lý do để người xưa đã chọn xây đền vị
trí này. Đền Mẫu Bắc Biên có thế rất đặc biệt với vùng sông nước bao lao phía
trước, phía sau là khu dân đến định cư ít nhất vào thời Lý định đô ở Thăng
Long.
Đền Phúc Xá thờ Mẫu theo tín ngưỡng dân gian giống nhiều di
tích ở các vùng ven sông như: gần đền Phúc Xá có đền Núi, đền Rừng ở Ngọc Thụy,
đền Thanh Thủy, phường Thượng Thanh, gần ngã ba Sông Hồng, sông Đuống có đền Cửa
Sông- Xuân Canh, ở Chèm- Thụy Phương có đền Hoàng, cạnh cầu Chương Dương có đền
Ghềnh.
Thờ Mẫu là 1 hiện tượng đặc biệt trong hệ thống thờ cũng tín
ngưỡng của người Việt. Hầu như ở các chùa thờ Phật đều có Điện Mẫu nhưng cũng có
nơi Mẫu lại thờ riêng, 1 trong những nơi đó là Mẫu Bắc Biên.
Giữa năm 1954 có một chiếc máy bay giặc Pháp sau khi ở Điện
Biên Phủ trở về sân bay Gia Lâm đã đâm xuống dòng sông trước đền. Giai thoại kể
rằng, các vị Thần linh đất nước linh ứng trừng phạt bè lũ xâm lăng đã trở thành
1 đề tài được truyền tụng và đàm luận mãi trong nhân dân.
Qua những năm thăng trầm của lịch sử, đền Mẫu Bắc Biên đã có
nhiều thay đổi về diện mạo kiến trúc so với gốc cũ. Những kiến trúc mà chúng ta
thấy hiện nay là kết quả của các đợt trùng tu sửa chữa từ sau năm 1975 đất nước
thống nhất. Đền chính là tòa nhà có 1 gian 2 chái, chồng diêm 2 tầng 8 mái, có
đao cong lợp ngói di, bộ khung vì bằng gỗ, phía sau có 1 chuôi duộc xây bằng bê
tông mái vòm lợp ngói.
Phía ngoài Tiền tế bố trí ban thờ đức vua cha Ngọc Hoàng
cùng Nam Tào, Bắc Đẩu, phía trước thờ Ngũ vị Tôn Ông, các Quan Hoàng. Ban thờ ở
bên phải thờ Đức Thánh Trần, bên trái Thờ Sơn Trang. Trong Hậu cung thờ Tam tòa
thánh Mẫu, Tứ vị vua Bà đề được đặt trong khám gỗ, ở ngoài là tượng Mẫu Thoải
chủ đền.
Bên cạnh các tượng thờ,đền có các đồ thờ khác như: câu đối,
hoành phi, cuốn thư, ngai thờ, bộ chấp kích, biển lệnh, chuông đồng… Đa số các
di vật, đồ thờ của đền có niên đại thế kỷ XX. Trước đền có sân nhỏ, ở giữa sân
có 1 cây ngái cổ thụ thường xuyên sai quả như sự cầu mong 1 cuộc sống luôn sung
túc, đầy đủ đến với mọi người. Hai bên sân có lầu thờ Cô, Cậu. Ở bên trái sân
có 1 tòa thờ Mẫu Thoải riêng, mái bê tông mới xây dựng năm 2001.
Đền Mẫu Bắc Biên ra đời và tồn tại nhằm đáp ứng nhu cầu thờ
cúng tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Các lễ cúng của đền tập trung vào dịp
tứ quý: ngày 10 tháng Giêng, thánh Tư, tháng Bẩy và tháng Chạp âm lịch.