Đền Nước, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa thờ phụng Mẫu Thoải Cung trên suối cá thần và liền kề với Rồng vài trăm mét. Mẫu Thoải cai quản mọi miền sông nước, tạo sinh ao, đầm, sông, biển và điều hòa mưa gió, thời tiết ở đất trời.
Đền Nước nằm trên núi đá thấp phía dưới là suối cá. Hậu cung
có tượng Mẫu Đệ Tam Thoải Cung hai bên vẽ Rùa Thần Quy mang Lạc Thư, rắn thờ
... phía cung trước thờ các vị Cô Bơ, Ông Bơ, Mẫu Bản Đền. Tiền cung là ban Ngũ
Vị Tôn Quan. Phía ngoài sân có ban Sơn Trang.
Huyền tích Mẫu Thoải và Đàn cá thần tại đền:
Mẫu Thoải là vị Thần xuất hiện sớm nhất trong các tích thờ Mẫu,
trong Tam Phủ, Tứ Phủ - Nữ thần là con thứ 3 vua Thủy Quốc Động Đình hay còn được
gọi là "Tam Tinh Công Chúa".
Thần nữ thường du sơn ngoạn thủy khắp nơi. Một lần đang du
ngoạn nơi danh lam thắng cảnh tại cõi trời Nam, bắt gặp Lộc Tục - Cháu nội vua
Minh Đế "Thần Nông". Hai người kết duyên và sinh ra Sùng Lãm tức Lạc
Long Quân. Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ ... Ông đặt tên nước là Xích Quỷ và Hoàng
Hậu "Mẫu Thoải" luôn chăm lo cho đời sống nhân dân.
Một lần Thánh Mẫu tới miền "Tống Sơn" địa hạt Hà
Long - Hà Trung ngày nay. Bà liền nói với các hầu cận nơi đây chính là nơi ta sẽ
ở lại tu luyện trong 10 năm ... Bà sai con gái thứ 3 tới ngã ba sông Mã cai quản
vùng nước đó nay là Ngã Ba Bông, cắt cử Tam Hoàng Thái Tử đi coi vùng Lãnh
Giang.
Khi Mẫu tới miền sơn cước Cẩm Thủy, bắt gặp câu chuyện
thương tâm của đôi trai gái Mường tên chàng Khôi và nàng Ngọc ... Mẫu liền cho
họ hóa thân và đôi thần cá hầu cận và sai họ ở lại vùng đó, dần trở thành đàn
cá ngàn vạn con nhởn nhơ bơi lội.
Hàng năm tại lễ hội Sòng Sơn, ngày Khánh tiệc 26/2 âm lịch
cùng đền Rồng, đền Nước 24/2 âm lịch trên cung tòa lễ hội tưng bừng, thì dưới
khe đàn cá thần cũng tụ hội.
Khi chiến tranh phá hoại của Mỹ ném bom xuống dòng suối, đền
phủ bị tàn phá tan hoang. Đàn cá luồn theo sông ngầm lên thượng nguồn ... với sự
hảo tâm của những người ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của giống cá ... Đàn
cá đã trở lại cố hương.
Ghi theo thần tích tại Đền