Đền Tam Phủ (hay còn có tên là đền Ba Vua), thuộc xã Cao Đức, huyện Gia Bình, nơi tôn thờ 3 vị chí tôn: Thiên Phủ, Địa Phủ, Thuỷ Phủ - Vua của ba cõi tự nhiên (Trời - Đất - Nước) đã tạo hoá lên muôn loài, phối thờ đức thánh Trần, Mẫu Liễu Hạnh và thờ Phật.
Theo tư liệu ở địa phương, đền được khởi dựng từ lâu đời
trên gò đất cao giữa bãi Nguyệt Bàn - là một bãi bồi lớn, vây quanh là sông nước
mênh mông. Di tích gắn liền với sự kiện lịch sử các vua quan nhà Trần triệu tập
Hội nghị Bình Than (hội nghị quân sự) bàn kế sách đánh thắng giặc Nguyên - Mông
xâm lược nước ta vào thế kỷ XIII (năm 1282) đã lên bãi Nguyệt Bàn - Đền Tam Phủ
làm lễ tế cáo trời đất, cầu mong thắng giặc, giữ yên bờ cõi..
Đền xây từ rất lâu đời và được trùng tu, tôn tạo nhiều lần
trong đó để lại dấu ấn đậm nét nhất là những đường nét kiến trúc nghệ thuật của
thời Lê, Nguyễn.
Trước cửa đền là một khoảng sân rộng với nhiều cây cổ thụ rợp
bóng trong đó lâu đời nhất là cây đa lan có tuổi thọ hàng trăm năm. Nhiều người
khi đến đây không khỏi bất ngờ vì loài cây độc đáo có thân và bộ rễ xù xì như
cây đa nhưng lại ra lá và hoa giống như cây lan. Cây đa lan tươi tốt quanh năm,
tỏa hương thơm ngát như một nét chấm phá khiến không gian đền thêm phần cổ
kính, thâm nghiêm.
Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, khu di tích đền Tam Phủ
ngày nay mang nhiều lớp tín ngưỡng. Phía trước là đền thờ “Ba vua” (Thiên phủ,
Địa phủ, Thủy phủ), phía sau là ngôi chùa thờ Phật và sau cùng là đền thờ Mẫu
Liễu Hạnh.
Tòa điện thờ “Ba vua” gồm 3 tòa: tiền tế, trung đền và hậu
cung. Tòa tiền tế được xây dựng theo kiến trúc 3 gian 2 trái, mái đao cong,
khung dựng hoàn toàn bằng gỗ lim với nhiều đường nét chạm trổ hình rồng, phượng,
cây cỏ, hoa lá… tinh vi. Ngoài ban thờ tam vua còn có ban thờ đức Thánh Trần
(Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn), vị tướng đã chỉ huy quân đội nhà Trần đánh bại
giặc Nguyên Mông ở vùng cửa Đại Than. Người dân nơi đây lập đền thờ ghi công đức
của ông, các triều vua đời sau cũng ban tặng sắc phong.
Trung đền có kiến trúc tương tự như tòa tiền tế, bày ban thờ
Ngũ vị tiên ông, Đức ông và Bà chúa Lục Đầu Giang. Trên khám thờ có treo bức
hoành phi cổ bằng tiếng Hán “Tam phủ linh từ” (đền tam phủ linh thiêng), hai cột
bên treo câu đối:
“Vạn cổ nguy nga Tam Phủ điện
Thiên thu đột ngột Lục đầu giang”.
Ngăn cách giữa trung đền và hậu cung là một khoảng sân khá rộng,
lát gạch vuông thường gọi là sân rồng.
Hậu cung là nơi tối linh thiêng, đặt tượng thờ ba vua: Thiên
phủ, Địa phủ, Thủy phủ trong dáng vẻ uy nghiêm. Mỗi vị mặc một màu áo khác
nhau: Đức Thiên phủ mặc áo màu đỏ đầu đội mũ đỏ, đức Địa phủ mặc áo màu vàng, đầu
đội mũ vàng, đức Thuỷ phủ mặc áo trắng, đầu đội mũ trắng.
Tại tòa này còn có bức hoành phi ca ngợi bằng chữ Hán “Tôn
cư tam giới” (ba vị tôn thần ở ba cõi).
Trải
qua các giai đoạn lịch sử, ngày nay di tích đền Tam Phủ còn gìn giữ
được những di vật cổ có niên đại vào thời Lê - Nguyễn và được trùng tu,
tôn tạo khang trang.
Ban thờ Vua Thiên phủ.
Ban thờ Vua Địa phủ.
Ban thờ Vua Thuỷ phủ.
Phía
trước là đền thờ “Ba Vua” gồm 3 toà: đền Thượng, đền Trung và đền Hạ;
phía sau khuôn viên đền còn có một số công trình như: chùa thờ Phật,
điện thờ Mẫu Liễu Hạnh.
Tòa
tiền tế được xây dựng theo kiến trúc 3 gian 2 chái, mái đao cong, khung
dựng hoàn toàn bằng gỗ lim với nhiều đường nét chạm trổ hình rồng,
phượng, cây cỏ, hoa lá… tinh vi.
Ban thờ đức Thánh Trần (Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn)
Ban thờ Ngũ vị tiên ông.
Ban thờ Đức ông.
Ban thờ Bà chúa Lục Đầu Giang.
Trung
đền được xây dựng theo kiến trúc 3 gian 2 trái, mái đao cong, có kiến
trúc tương tự như tòa tiền tế, là nơi đặt ban thờ Ngũ vị tiên ông, Đức
ông và Bà chúa Lục Đầu Giang. Đặc biệt, trên khám thờ có treo bức hoành
phi cổ bằng tiếng Hán “Tam phủ linh từ” (đền tam phủ linh thiêng), cột
hai bên treo câu đối: “Vạn cổ nguy nga Tam Phủ điện/Thiên thu đột ngột
Lục đầu giang”.
Phủ thờ Mẫu Liễu Hạnh.
Chùa thờ Phật.
Tồn tại qua nhiều thế kỷ, đền Tam Phủ vẫn là chốn linh
thiêng được nhân dân xã Cao Đức kính cẩn gìn giữ, thờ phụng. Ông Phạm Đức Đạc,
thủ nhang tại đền cho biết: “Theo lệ xưa, hàng năm xã vẫn cử ra 5 cụ cao tuổi
sang lo việc hương khói, trông coi đền.
Người được chọn phải
là những người cao niên, đức độ, trong gia đình không có ai mắc tệ nạn xã hội,
không phạm phải những điều cấm kỵ trong hương ước, pháp luật. Ngoài việc đèn
nhang, chúng tôi còn có nhiệm vụ hướng dẫn du khách thập phương đến thăm quan,
chiêm bái tại đền. Không ngày nào ở đây vắng bóng du khách”.
Di tích Đền Tam Phủ và địa điểm Bãi Nguyệt Bàn được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 2007.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh