Đền Thánh Cả ở khu phố Đông Thôn, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, thờ phụng Tống Thiên Quốc Sư – Tống Lưu Công, người khởi đầu cho thời Chúa Trịnh.
Đền Thánh Cả ở Làng Đông (xóm Đông Thôn), nơi thờ Tống Quốc
Sư là một trong những cơ sở tín ngưỡng được cư dân ở đây xây dựng từ lâu đời.
Đền Thánh Cả đã cùng với Chùa Đông (thờ Phật), Đình Đông
Thôn thờ (Thành Hoàng), Phủ Cô, nghè bà Quán (thờ Mẫu Liễu Hãnh)…đã tạo nên một
quần thể tín ngưỡng tâm linh đặc sắc của vùng đất này.
Đền Thánh Cả ở Làng Đông (xóm Đông Thôn) được gọi với những
tên gọi khác nhau như Đền Thánh Cả là gọi theo vị trí cao thấp, chính phụ của
Thần được thờ ở làng, để phân biệt với các vị thần khác, một tên gọi khác là
làng Phủ Đông ( tức là địa phận làng nằm ở địa phận làng (thôn) Phủ Điền Đông);
còn được gọi một tên khác nữa là Đền Cây Vải (vì trước đây ở trước sân đền có 2
cây vải to lớn, tỏa bóng xum xuê. Hiện nay 2 cây vải này đã bị chết, còn để lại
dấu tích của 2 gốc cây). Hiện nay trong dân gian vẫn tồn tại những tên gọi nêu
trên.
Nhân vật thờ phụng ở Đền Thánh Cả:
Theo sách Thanh Hóa chư thần lục – một cuốn sách ghi chép về
các vị thần được thờ phụng ở dịa hạt tỉnh Thanh Hóa của bộ Lễ triều Nguyễn cho
biết: Tống Quốc Sư tôn thần có 54 nơi thờ, trong đó có Phủ Điền Đông, phường
Đông Sơn, Thị xã Bỉm Sơn.
Theo bản thần tích bằng chữ Hán ở làng Cẩm Đới, tống Trung Bạn,
Huyện Tống Sơn xưa, nay là xã Hà Giang, huyện Hà Trung: Tống Lưu Công là một
nhà địa lý, phong thủy kiểu đạo sỹ người Trung Quốc, ông là con Tống Chân Quang
dòng dõi vui Bính đế nhà Tông.
Thuở còn trẻ, có một lần đi chơi núi Thý Lĩnh, gặp tiên ông,
Tiên Ông cho một đạo thần chú, một quyển giấy trắng và dặn rằng: Sau này gặp ai
ốm đau thì đốt giấy trắng này thành tro rồi hòa với nước lã trong cho uống sẽ
khỏi. Tiên Ông lại cho một gậy trúc và bảo rằng: Đây là vật quý dùng để chỉ đường,
khi đi bất cứ nơi nào trên trái đất không nói lộ với ai, phải giữ cẩn thận ở
Phương Nam, nói xong thì biến mất.
Tống Lưu Công mang đạo thần chú, quyển giấy trắng và cây gậy
trúc về, từ đó mà cứu sống dược nhiều người, dùng gậy trúc sai khiến làm được
nhiều việc theo ý muốn.
Đến thời nhà Minh, có tên Ngô Công Khiết làm quan Thái Bảo tại
Triều, cậy thế đã giết cậu ruột của Tống Lưu Công là Trung Công Đạm; ông đã
dùng phép thuật học được từ Tiên Ông, bắt Ngô Công Khiết phải chết chìm dưới nước,
sau đó việc bại lộ Vua cho truy lùng ông, vì thế mà phải chạy lánh nạn xang Việt
Nam.
Ông cư trú tại Trịnh Xá, huyện Nam Trực, phủ Lý Nhân, đạo
Sơn Nam, được nhà Trịnh Cầu cưu mang. Do có thuật Phong Thủy nên Tống Quốc Sư
đã nhận ra khu đất có Voi, có Cờ, có Kiếm, có ấn quay mặt về Thiên mã, hiện ở
phía Nam, đó là đất quý có thể đổi dời nối nghiệp vương hầu, quyền ngang chúa tể,
cháu con, xe ngựa đề huề, sống là hữu qua; chết là phúc thần.
Tống Lưu Công đã cùng với Trịnh Cầu đem hài cốt của thân phụ
Trịnh Cầu táng vào ngôi đất ấy. Độ 100 ngày thì vợ Trịnh Cầu có mang, sau 1 năm
thì sinh được 1 người con trai bản chất thông minh khác thường, thể mạo khôi
ngô, đặt tên là Trịnh Kiếm. . Lúc bấy giờ Tống Lưu Công 24 tuổi, đến lúc Trịnh
Kiểm lên 14 tuổi, ông dạy cho binh pháp, võ nghệ thuần thục.
Sau đó Trịnh Kiểm trở thành chúa, đứng đầu triều đình nhà Trịnh.
Chúa Trịnh Kiểm tâu với vua Lê mời Tống Lưu Công vào triều tôn phong làm Quốc
Sư, cho hưởng tô thuế của huyện Tống Sơn. Tống Lưu công đã tìm được đất làng Cẩm
Đới để xây dựng nơi ở.
Về sau Tống Lưu Công bị người nhà họ Ngô từ Trung Quốc giết
chết. Ông được Trịnh Kiểm làm lễ an táng và tặng cho Ông là Tống Thiên Quốc Sư,
rồi sức cho nhân dân 2 huyện Tống Sơn và Nga Sơn nơi nào thờ Tô Dại Liêu tức Tô
Hiến Thành thì rước sắc về cùng thờ, lấy làng Cẩm Đới, nay là Chánh Lộc xã Hà
Giang làm Đệ Nhất Chính Từ.
Như vậy, từ nguồn tài liệu chính sử và bản thần phả mà Đông
các Đại học sỹ Nguyễn Bính soạn năm 1572, “Đệ nhất Chính từ Cẩm Đới” là đền thờ
chính của Tô Đại Liêu (Tô Hiến Thành) ở Hà Trung – Thanh Hóa.
Đền được xây dựng từ thời nhà Lý, ngay từ lúc Tô Hiến Thành
còn sống. Mại đến thời Lê - Trịnh (do quyết định của Trịnh Kiểm) tất cả các đèn
thờ Tô Đại Liêu ở Tống Sơn và Nga Sơn mới được đưa vào thờ phối thêm một vị thần
nữa là Tống Thiên Quốc Sư – Tống Lưu Công. Đền Phủ Điền Đông cũng là nơi thờ vị
nhân thần trên, như sách Thanh Hóa chư thần lục nghi chép.
Đền Thánh Cả khi xưa có cấu trúc hình chữ “Đinh”, xây dựng với
chất liệu đất nung (gạch, ngói); đá xanh; gỗ, xây kiểu tường gạch, cuốn vòm...
Tuy nhiên, vì nhiều nguyên do, khoảng những năm 60 của thế kỷ 20, đền Thánh Cả
đã bị phá hủy, chỉ còn lại nền móng cũ với những chân tảng đá, cột, bia đá...
Đền Thánh Cả xưa thuộc đất Điền Đông, tổng Đông Bạn, huyện Tống
Sơn, phủ Hà Trung, nay là khu phố Đông Thôn, phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn).
Theo tư liệu lưu giữ tại địa phương, đền được khởi dựng thời Lê Trung hưng -
khoảng thế kỷ thứ 17.
Sau đó được nhiều lần trùng tu. Đền Thánh Cả khi xưa có cấu
trúc hình chữ “Đinh”, xây dựng với chất liệu đất nung (gạch, ngói); đá xanh; gỗ,
xây kiểu tường gạch, cuốn vòm... Tuy nhiên, vì nhiều nguyên do, khoảng những
năm 60 của thế kỷ 20, đền Thánh Cả đã bị phá hủy, chỉ còn lại nền móng cũ với
những chân tảng đá, cột, bia đá... Đến đầu những năm 2010, trên nền móng cũ,
người dân địa phương đã từng bước đóng góp kinh phí để tôn tạo lại ngôi đền nhỏ.
Ngày nay, tại đền Thánh Cả còn phối thờ các vị Thánh Mẫu
Vào ngày 4 tháng 4 (âm lịch) hằng năm, người dân Điền Đông
xưa, nay là phường Đông Sơn nay lại sắm sửa lễ vật về đền tổ chức lễ hội. Theo
lời kể của các cụ cao niên trong làng, trước đây, trong lễ hội, người dân tổ chức
rước kiệu từ đền Thánh Cả về đền Bà Quán. Đoàn rước ngoài kiệu còn có cờ, trống,
chiêng... Người dân từ già, trẻ, gái trai đều náo nức về đền dự hội. Tuy nhiên,
khi đền Thánh Cả và đền Bà Quán không còn, lễ hội cũng dần mai một.
Hiện trạng của di tích và hoạt động tín ngưỡng:
Đền Thánh Cả bị phá hủy hoàn toàn vào năm 1964. Từ thời gian đó đến nay do điều kiện chiến tranh, kinh tế khó khăn nên khu di tích này đã bị người dân ở đây lãng quên; đất đền được sử dụng vào mục đích khác.
Trong mấy năm trở lại đây, nhân dân xóm Đông Thôn tiến hành san lấp vị trí của đền xưa và đã phát hiện trên nền đất cũ một mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Đinh (J) gồm có 3 giam Tiền Đường và 2 gian Hậu cung.
Nghiên cứu những vật liệu còn lại trên hiện trạng của công trình như gạch xây tường, ngói lợp mái, một số mảnh sứ vỡ,… cho thấy đền này được xây dựng vào cuối thời Lê đầu thời Nguyễn. Hiện nay nhân dân địa phương đã xây dựng một nhà thờ nhỏ bên cạnh nền móng cũ để thờ Thần.
Lễ hội ở Phủ Điền Đông: Thôn Phủ Điền Đông trước đây được chia làm 2 phe. Các phe chịu trách nhiệm chính trong việc sửa soạn lễ vật, đồ tế lễ cũng như cờ quạt để phục vụ lễ hội ở đền. Hàng năm lễ hội được tổ chức vào ngày 04/4 Âm Lịch.
Trong ngày lễ hội đã diễn ra việc rước kiệu từ Đền về Nghè Bà (tức Đền Bà Quán). Trong đoàn rước kiệu có kiệu thần, có cờ, có trống chiêng và nhân dân từ già, trẻ gái, trai đều tham gia ngày hội Đền đông đảo. Sau lễ rước kiệu là lễ tế thần do Hội tư văn ở làng đảm nhiệm. Cư dân Đông Thôn trước cũng như hiện nay, xét trên bình diện tổng thể thuộc nhóm cư dân sống ở đồng bằng rộng lớn, nhưng đặc điểm cụ thể của địa phương này là cư dân sống ở gần chân núi, vì điều kiện tự nhiên môi trường như vậy nên họ vừa làm nghề nông, trồng các loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như khoai, sắn, lạc, đậu, vừng.
Trên các dọi đất cao còn có một bộ phận khác sống bằng nghề đốn củi, săn bắn ở núi Tam Điệp. Chính điều này đã tạo nên những nét văn hóa mang đặc trưng riêng. Ở đây lễ hội vừa có Cầu Ngư, nhưng lại vừa có Lễ đảo vũ (cầu mưa), cầu cho mùa màng phong đăng hỏa cốc là nét tiêu biểu.
Nguồn: Văn hóa và Đời Sống