Theo sự tích đền Bà Chúa Đá Đen là nơi thờ mẹ Đức Thánh Tản và bà Chúa Tiên vì vậy đền còn có tên gọi là đền Mẹ.
Theo truyền thuyết kể rằng ngày xửa ngày xưa Chúa sinh ra Đức
Thánh Tản, lúc sắp thắc Chúa có nắm tay Chúa Tiên và dặn rằng: xin Chúa Tiên
hãy ở lại nuôi Đức Thánh Tản cho nên người. Sau đó Chúa thác đi và thi hài người
được mang về bên kia phía bắc sông Hồng.
Hòn đá đen hiện nay nằm ở chân núi Ba Vì, nơi đây chính là
nơi Chúa đã rơi giọt nước mắt xuống trần gian.
Mẹ Đức Thánh Tản Viên tên thật là Đinh Thị Đen
Theo sử xưa ghi lại rằng: Mẹ Đức Thánh Tản tên thật là Đinh
Thị Đen (hay còn gọi là Dinh Thị Duyên). Trước lúc thác bà có nhờ người em họ của
mình tên là Ma thị nuôi Đức Thánh Tản (có tài liệu cho rằng bà Ma thị chính là
mẹ của hai tướng Cao Sơn và Quý Minh)
Khi xưa đền chỉ có một ngôi nhà nhỏ đơn sơ, lều tranh vách sậy.
Trải qua bao năm tháng với nhiều biến cố lịch sử ngôi đền cũ đã không còn mà chỉ
còn lại đất. Nhân dân đã xây dựng lại ngôi đền mới trên nền đất cũ từ ngày xưa.
Nơi chính diện ngôi đền, phía trên thờ Tam tòa Thánh Mẫu và
Đức Chúa Bà. Bên trong hậu cung xây dựng động tiên và thờ Tam tòa Chúa Tiên.
4 ngày hội lễ lớn Hằng năm Đền Chúa Đá Đen
Hằng năm Đền Chúa Đá Đen có 4 ngày hội lớn:
Ngày 8 tháng giêng diễn ra lễ thượng nguyên
Ngày 8 tháng 4 lễ vào hè
Ngày 8 tháng 7 lễ ra hè
Ngày 19 tháng 9 tiệc khánh đản Chúa Bà.