Đền Trình Ngũ Nhạc Hương Sơn thờ vị Quan Tư Mã Hùng Lang cùng thời Hùng Vương 6 đánh giặc Ân và hóa nơi đây. Phải gọi đền Trình này là đền Trình – Ngũ Nhạc để không lẫn với một đền Trình khác: đền Trình trên lối vào động Tuyết.
Đối với khách lễ bái thì đây là nơi trình với thần linh trước
khi vào chùa. Đối với khách thăm cảnh thì đây có thể coi như nơi khách trình diện
với thiên nhiên, cất một lời chào khi bắt đầu bước vào cõi đẹp.
Những điều cần biết về Đền Trình chùa Hương
Đền Trình này quy mô không to nhưng cân xứng có tầm vóc của
năm quả núi (Ngũ Nhạc) làm nền xanh cho nó. Những mảng trắng của tường, những mảng
nâu sẫm của mái, và những đường thẳng cong… tất cả không lộ hẳn ra mà chỉ lấp
ló trên nền cày, đá.
Ngày trước, ngoài cửa, ngoài sân đền Trình có voi đá, tượng
đá và hai cột đèn lồng cũng bằng đá chạm khắc khá đẹp, đã bị đại bác giặc Pháp
bắn nát khi chúng đóng gần đấy.
Trước đây đền Trình rậm rạp những bụi tre, những bụi cây vả
chen với nhiều loại cây rừng. Cọp thường lui tới. Những người yếu bóng vía lại
thây cả ma nữa. Các bà đứng tuổi trong làng kể chuyện đời cũ, còn nói đến cọp
Sao Sa, ma Đường Sáo hoặc nền đất Trụ lắm hùm tinh, nền Đình lắm chó sói.
Xưa, trẻ con đang khóc mà nghe thấy người lớn đem chuyện ma
giấu trâu, cọp rình người ở Hốc Hợp, Đồng Bèo ra dọa là thôi không dám khóc nữa.
Sao Sa, Đường Sáo, đất Trụ, nền Đình, Đồng Bèo, Hốc Hợp… đều ở quanh đền Trình.
Ông Nguyễn Văn Vượng trong Ban quản trị chùa trước đây, còn
lưu trữ trong trí nhớ cả một kho chuyện cọp. Khi còn nhỏ ông thường theo bố ra ở
đền Trình vì bố làm công việc thủ từ. Một đêm, ông mạo hiểm ra sân, suýt nữa chạm
trán với một ông cọp xuống uống nước hay bắt cá ở bờ suối.
Bởi tôn giáo nguyên thủy, cọp được coi là một vật thiêng.
Sơn thần là cọp. Tới một trình độ cao hơn, ở đây người ta không thờ thần cọp nữa
mà thơ thần – ngươi. Thần – ngươi là một nhân vật anh hùng trong dã sử.
Nhưng bóng dáng dũng mãnh của thần – cọp vẫn phảng phất
trong bóng dáng dũng mãnh của thần – người. Nhân vật anh hùng dã sử được thờ ở
đây là một bộ tướng của vua Hùng đã có công dẹp giặc, cứu nước.
Còn thần phả thì ngày trước đã mấy ai được xem. Bây giờ các
cụ sẵn sàng cho xem mà không ngại bị “thánh phạt”.
Xin tóm tắt câu chuyên ghi trong thần phả như sau: “về đời
Hùng Vương, có một người dòng dõi vua Hùng tên là Hùng An, quan huyện Siêu Loại
thuộc Kinh Bắc, lấy vợ họ Nguyễn, tên là Liễu, dòng dõi thần núi ở làng Yến Vĩ.
Một hôm vợ chồng vào rừng Hương Sơn kiếm củi, người vợ bị cọp
cõng đi mất. Chồng thương vợ, đi tìm khắp trong rừng mấy ngày liền không thấy.
Bỗng nghe thấy tiếng vợ vẳng từ xa. Nhìn ra thì không thấy ngươi mà chỉ thấy một
con hổ cái nói tiếng người.
Lời nói, giọng nói của hổ sao mà buồn thế! Rằng : “Nhân
duyên của chàng với thiếp chỉ có thế thôi. Thiếp xin để lại cho chàng một đứa
con…” Nói rồi hổ cái biến mất, để lại một cái bọc – một bào thai. Hùng An mang
cái bọc về. vỏ bào thai rắn quá, An lấy rìu bổ cũng không núng. Ông đem cái bọc
trở vào rừng, đặt trong núi.
Được mười bốn tháng, bọc tự nứt như một bông hoa nở. Một đứa
con trai ra đời. Chú bé có tướng mạo kỳ tạ: mặt vuông, tai to, tay dài quá gốì,
chân có bảy cái lông, lưng cổ hai mươi tám cái chấm như sao.
Một đêm sấm sét đùng đùng, thiên thần hiện ra, trao cho Hùng
An một thanh gươm báu, dặn để dành, sau sẽ có lúc phải dùng đến. Hùng Lang
(chàng họ Hùng) – con của Hùng An – lớn lên, văn võ đều giỏi. Gặp lúc vua Hùng
mở khoa thi kén chọn người hiền tài, Hùng Lang trúng tuyển. Đất nước đang yên ổn,
bỗng giặc Ân kéo đến cướp nước ta và gây bao nhiêu tai họa cho dân ta.
Vua sai sứ giả đi khắp các nơi tìm người đánh giặc cứu nước.
Hưởng ứng lệnh vua, có Phù Đổng Thiên Vương (như mọi người đều biết). Lại có
nhiều anh hùng nghĩa sĩ khác như Hùng Lang – nhân vật trong thần phả này.
Hùng Lang sẵn có thanh gươm báu mà thần đã trao cho bố khi
trước, đem quân đi, phối hợp với đại quân của Phù Đổng Thiên Vương đánh đâu được
đấy. Đặc biệt là ông tiêu diệt được tướng Thạch Linh, một bộ tương lợi hại của
giặc Ân.
Thắng trận, Hùng Lang về ở làng Yến Vi. Sau khi chết, được
làm phúc thần của làng”. Trong tín ngưỡng cổ sơ, hình ảnh người dũng tướng họ
Hùng và hình ảnh mãnh hổ được đồng nhất với nhau, lồng vào nhau. Làng Yến Vĩ
xưa có tục lệ dùng lợn sống làm lễ vật hiến tế vào ngày hội làng tháng tám.
Ông lềnh chịu trách nhiệm nuôi lợn tế phải trông nom, săn
sóc lợn một cách đặc biệt, không bao giơ dám nói nặng với lợn. Đến ngày hiến lễ,
phải tắm lợn cho sạch, bỏ lợn vào cũi, rước đến gốc cây cạnh đền, tế lễ xong để
đấy, ban đêm sơn thần đến xơi cho là may. Tục lệ ấy bãi bỏ đã lâu, những người
làng vẫn tự hào với truyền thuyết về một nhân vật anh hùng.
Nghe tên cầu Hội, người ta cứ tương tên cầu được gọi thế chỉ
vì nó đón khách vào hội. Chính ra, tên cầu đặt theo tên làng: làng Hội Xá.
Theo các cụ thì cầu Hội được dựng lên từ năm Tự Đức thứ 13
(1859) nhân một chuyến phân định địa giới giữa các làng. Nhưng hãy khoan nói đến
chuyện địa giới nhỏ hẹp. Hãy ngắm vẻ đẹp của cầu. Có lẽ người dân trong làng,
khi bắc cầu, không bị chi phối bởi cái động cơ địa giới đối với các làng lân cận,
nên mới tạo nên được một cái cầu đẹp đến thế.
Suối đi đến quãng này gặp một cái cầu nhỏ nhỏ bắc ngang lại
thêm được một nét vào tranh sơn thủy. Cầu hình thang, trông thoáng, không vướng
mắt. Thân cầu gồm mấy thân gỗ dài, hai bên có bậc leo lên. Đò xuôi, đò ngược
qua lại thoải mái dưới cầu. Dưới cầu vẫn có khoảng trời rộng. Nữ sĩ Hằng Phương
ngồi trên đò Suối thấy:
Mây luồn đáy nước qua cầu
Thuyền đi tưởng núi quay đầu trông theo.
Từ chân cầu bên trái – kể từ phía bến Yến đi vào – đến chùa
Thanh Sơn giống như một cái nhà gạch bình thường, nhưng vào trong cũng thấy hay
hay. Vài gian chùa xinh gọn ở bên cạnh một cái hang khá sâu với những nhũ đá
hình hoa, hình quả, hình thú, hình người.
Có những nhũ đá, gõ vào nghe như tiếng chuông, tiếng khánh…
Chùa này, sau những ngày bị máy bay Mỹ bắn phá, sư bà Đàm Châm, 80 tuổi, vào
đây cùng với người Hội Xá phá hoang, xây dựng.
Hương Đài ở phía sau Thanh Sơn. Leo núi một lát, xuống đường
đồng rồi lại leo núi một lát nữa là đến. Hương Đài tựa như một tổ chim lớn
trong hang núi. Có động tất có nhũ đá. Nhũ đá Hương Đài không tỉa tót nhưng có
dáng khoẻ, chắc.
Từ chân cầu bên phải – vẫn kể từ phía bến Yến đi vào – có lối
vào làng Hội Xá. Hội Xá là quê vợ của nhà thơ Tản Đà. Tản Đà vốn yêu cảnh:
Sóng gợn sông Đà, con cá nhảy Mây trùm non Tản, cánh diều
bay. Ở nơi quê ông, nhưng ông cũng rất yêu cảnh Hương Sơn. Hồi trẻ tuổi, sau một
trận thất tình, ông đã leo lên non Tiên, làm văn tế… Chiêu Quân.
Có lẽ vì nể cái tình của ông đối với Hương Sơn, nên một số
người thân quen đã đưa ông về đây nhân dịp cải táng di hài của ông vào năm
1963.
Nhà thơ Chế Lan Viên
và mấy nhà thơ khác được Hội Nhà văn Việt Nam cử đi, cùng một số đồng chí cán bộ
Văn hóa tỉnh dự cuộc đưa Tản Đà về Hương Sơn. Nay Tản Đà nằm ở cánh đồng Cửa
Quán thôn Hội Xá, xã Hương Sơn, gần một cái quán ngói mát mẻ, nơi nghỉ giải lao
của những người thợ cấy, thợ gặt.