Đền Tứ vị, phố Hàng Than, Nguyễn Trung Trực, thành phố Hà Nội thờ phụng Tứ vị Càn nương Thượng đẳng thần. Tứ Vị Càn Bà được thờ ở các Đền như Đền Đại Lộ, Đền Cờn hay Đền Mẫu Hưng Yên thờ Dương Quý Phi và ở đây là Đền ở Đông Bộ Đầu xưa.
Tích phổ biến về Tứ Vị đây là các Hoàng Hậu và Công Chúa nhà
Tống bị quân Nguyên đánh bại trôi vào vùng ven biển, chùa Quy Sơn... Một số
tích khác thì từ thời Vua Hùng.
Nhưng chắc chắn Tứ Vị phù trợ người đi biển tức là Mẫu Hải,
hay thờ cùng công đồng Vua Cha Bát Hải. Hoặc có thể quy về Trần Triều chống
quân Nguyên.
Đền Tứ Vị ở phố Hàng Than có Ban Tứ Vị riêng chính hậu cung,
Ban Tam Tòa Thánh Mẫu một bên, Ban Thập Nhị chúa Sơn Trang riêng. Đền có từ thời
Trần theo tích khi Vua Trần vượt biển đánh Chiêm cầu khẩn ở Đền Cờn được âm phù
khi quay về không lễ tạ nên thuyền bị lật, về đến Đông Bộ Đầu Thăng Long mới nhớ
làm lễ ở đền đây.
Tứ Vị Thánh Nương là các bà Thánh mẫu được thờ phụng ở khắp
vùng duyên hải nước ta và ở các tỉnh đồng bằng. Mọi truyền thuyết đều tập trung
vào bà Hoàng hậu nhà Tống và ở địa phận Cửa Cờn Xứ Nghệ. Tôn hiệu ghi trong các
thần tích thường thấy là:
– Đại Càn tứ vị Thánh mẫu, được thờ phụng ở Ninh Bình
– Đại Càn quốc gia Nam hải Tứ vị Thánh nương được thờ phụng Hà
Nội
– Đại Càn quốc gia Nam hải Tam tòa tú vị Hồng thánh nương Đại
nương được thờ phụng Nam định
– Nam Việt Tống triều Quốc mẫu Tứ vị Hồng nương Càn hải linh
từ được thờ phụng Hà Nam.
– Tứ thánh miếu sự tích được thờ phụng Bắc Ninh.
Truyền thuyết về Tứ Vị Vua Bà theo cuốn “ Đạo mẫu Việt Nam ”
Năm 1276 quân Nguyên Mông ồ ạt tấn công Nam tống khiến hàng
vạn quân Tống bị đánh tan. Tháng 1 / 1279, quân Nguyên tấn công căn cứ cuối
cùng của quân Nam Tống. Trong lúc nguy khốn , Thái hậu và các công chúa nhà Tống
xuống thuyền chạy về phía Quảng Đông nhưng gặp gió mạnh thuyền bị đắm, mọi người
đều chết . Lúc đó xuất hiện Rồng vàng tới hộ giá mẫu hậu và ba vị công chúa
trôi dạt tới biển Cờn Hải và được vị sư già chùa Quy sơn cứu sống và trú ngụ tại
đó .Sau một thời gian trong chùa bống có nhiều điều dị nghị về vị sư già với Tống
Hậu . Vị sư gia này không biện bạch được bèn khấn Phật và nhảy xuống biển tự vẫn.
Mẫu hậu và ba vị công chúa thấy vị sư già vì mình mà chịu
oan khuất cũng liều mình nhảy xuống biển chết theo, xác của họ dạt vào cửa Cờn
Hải. Các vị hiển linh và được dân làng lập đền thờ và phong là ” Nam Hải Phúc Thần ” cai quản 12 cửa biển. Từ
đó phàm những người đi biển đều đến cầu đảo Tứ vị Thánh Nương .
Sau này, vua Trần Nhân Tông, vua Lê Thánh Tông đi chinh phạt
giặc Chiêm và ở phương nam theo đường biển được Tứ Vị Thánh Nương hiển linh và
trợ giúp. Sau khi thắng trận trở về , các vua Đại Việt đều lễ tạ ơn phong thần “Quốc
mẫu Vương Bà Tứ Vị Thượng Đẳng Thần” và “Đại
Càn Thánh Nương Quốc Gia Nam Hải Tứ vị Thánh Nương Thượng Đẳng Thần”. Sự kiện này được sách “Việt Điện u linh” do Lý Tế
Xuyên chép lại.
Đại Việt sử ký toàn thư
chép về sự kiện này như sau: “(Hưng Long) năm thứ 19 (1311)… Mùa đông,
tháng 12, vua thân đi đánh Chiêm Thành, vì chúa nước ấy là Chế Chí phản trắc…
(Hưng Long) năm thứ 20 (1312)… Mùa hạ, tháng 5, dụ bắt được chúa Chiêm Thành Chế
Chí đem về… Tháng 6, vua từ Chiêm Thành về (đến kinh đô)… Lập đền thờ thần ở cửa
biển Cần Hải. Trước đây, vua đi đánh Chiêm Thành, đến cửa biển Cần Hải (trước
là Càn, tránh tên húy đổi là Cần), đóng quân lại, đêm nằm mơ thấy một thần nữ
khóc lóc nói với vua: “Thiếp là cung phi nhà Triệu Tống, bị giặc bức bách, gặp
phải sóng gió, trôi giạt đến đây. Thượng đế phong thiếp làm thần biển đã lâu.
Nay bệ hạ mang quân đi, thiếp xin giúp đỡ lập công”.
Tỉnh dậy, vua cho gọi các bô lão tới hỏi sự thực, cho tế, rồi
lên đường. Biển vì thế không nổi sóng. Đại quân tiến thẳng tới thành Đồ Bàn, bắt
được chúa Chiêm đem về. Đến nay, sai hữu ty lập đền, bốn mùa cúng tế”.
Trong xã hội phong kiến khi con người vẫn còn bị chi phối mạnh
bởi đức tin ở lực lượng siêu nhiên (thánh, thần, phật, mẫu…) thì việc hành lễ ở
đền thờ Tứ vị thánh nương là thường tình và là một biện pháp chính trị khôn
ngoan.
Qua câu chuyện về giấc mơ của nhà vua, nhà vua muốn truyền
thông điệp đến các tướng lĩnh, quân binh rằng chuyến chinh phạt này không những
được bách thần trong nước phù trợ mà còn được cả các vị thần đế vương, hoàng
thái hậu ngoài nước trợ giúp, tất sẽ giành chiến thắng.
Điều ấy có giá trị như một sức mạnh tinh thần cổ vũ tướng sĩ
dấn thân vào trận. Kết cục, cuộc chinh phạt đã đạt được mục tiêu nhà vua đặt
ra. Và việc xét thưởng công trạng, trong đó có cả ân thưởng những vị thần phù
trợ cho cuộc chiến thành công, cũng là một biện pháp khôn ngoan của vua chúa dưới
thời phong kiến quan tâm quản lý cả các vị thần mà thực chất qua đó nhằm tăng
uy quyền nhà vua và lấy lòng tin ở dân chúng.
Đền thờ tứ vị thánh nương được nhà nước phong kiến trung ương
ban tặng sắc phong ghi nhận công trạng “Đại Càn quốc gia Nam Hải tứ vị thánh
nương”, cấp tiền bạc sửa sang, xây dựng khang trang, nhờ đó mà danh tính của vị
thần thờ trở nên linh thiêng trong tâm thức của người dân.
Một chi tiết rất đáng quan tâm là trong giấc mơ của nhà vua,
Dương Thái Hậu nhà Nam Tống cho vua biết rằng: “Thượng đế phong thiếp làm thần
biển đã lâu”. Trong tín ngưỡng của người đi biển, cá voi còn gọi là Ngư Ông là
vị ân nhân, linh vật cứu hộ, phúc thần của dân đi biển.
Đền Cờn/càn thực chất thuở xa xưa, thoạt kỳ thủy là nơi thờ
cá, nhất là cá voi, một tín ngưỡng thờ cá của cư dân sông nước, cư dân biển,
sau có sự phối thờ các vị nhân thần và các nhân thần ấy đã dần giữ vị trí trung
tâm làm mờ đi lớp tín ngưỡng thuở ban đầu.
Sau này ở thời đại phong kiến một số nhân thần được tấn
phong là vị thần phù trợ cho người đi biển như Nguyễn Phục, Đỗ Hoàng Giáp niên
hiệu Thái Hòa 2 (1453) thời Lê Nhân Tông, giữ chức Tham chính sứ xứ Thanh Hóa.
Khi vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, ông được giao việc
đốc vận quân lương, vì gặp bão, chậm trễ kỳ hạn nên bị xử tội theo quân pháp.
Biết ông chết oan, dân chúng dọc bờ biển từ Thanh Hóa đến Quảng Nam nhiều nơi lập
đền thờ.
Sau đó, triều đình phong kiến phong Nguyễn Phục là Nam Hải đại
vương, vị phúc thần của dân đi biển. Ở Trung Quốc có một vị thần phù trợ cho
người đi biển là Lâm Mặc, tức Ma Tổ, sau này là Thiên Hậu Ma Tổ: “Đó chính là một
vị thần hàng hải được thờ ở rất nhiều nơi trên lãnh thổ Trung Quốc và những nơi
có người Hoa sinh sống trên thế giới.
Bà được các triều đại từ Tống, Nguyên đến Minh, Thanh công
nhận và phong cho nhiều tước. Sự tích của bà được nhiều sách Trung Quốc bàn tới:
bà xuất thân từ một nhân vật có thật năm 960, dưới triều Bắc Tống, tại Phúc Kiến,
bà được tin là người có khả năng siêu nhiên bởi việc đã cứu các anh trai đang
đi buôn bán trên biển bị gặp sóng dữ.
Bà chết trẻ, tương truyền được trời đón về, sau nhờ việc bà
hiển linh cứu vị quan đời Tống (1123) mà bà được phong là phu nhân. Sau đó, bà
còn hiển linh bắt cướp biển (1192) nên được phong là Thánh phi đời Tống. Đời
Minh bà được biết đến dưới cái tên là Thiên phi và đến đời Thanh là Thiên hậu”.
Những người sống ở vùng biển Việt Nam trong quá trình giao
lưu với ngư dân Trung Quốc đều biết Thiên Hậu là vị thần phù trợ cho người đi
biển nhưng không du nhập vị thần này vào thành vị phúc thần phù trợ cho người
đi biển Việt Nam.
Ở Trung Quốc, theo tác giả Long Bằng, phải đến năm Thánh Hóa
thứ 5 nhà Minh (1469), triều Minh mới công khai cho xây dựng đền, miếu tưởng niệm
các nhân vật nhà Nam Tống tại di tích Tống cung Nhai Sơn.
Năm Hồng Trị thứ 4 nhà Minh (1491) xây miếu Tử Nguyên, còn gọi
là miếu Toàn Tiết, người dân gọi là điện Quốc Mẫu để thờ Dương Thái Hậu ghi nhận
danh tính, chức phận và đức hạnh giữ trọn phẩm tiết của Hoàng Thái Hậu nhà Nam
Tống và người Trung Quốc từ đó đến nay không quan niệm bà là vị thần biển.
Thờ Phụng Tứ Vị Thánh Nương
Tục thờ Tứ Vị Thánh Nương hiện rất phổ biến ở nhiều làng người
Việt ven biển từ Bắc vào Nam , ngoài ra còn thấy ở các làng ven biển Trung Bộ .
Tuy nhiên tục thờ này phổ biển nhất là miền biển Trung Bộ . Mà trung tâm là Đền
Cờn ( Nghệ An ) Hàng năm, lễ hội đền Cờn lại được tổ chức trong thể với nhiều
hoạt động mang nét tâm linh được diễn ra. Đền Cờn là một trong 4 ngôi đền linh
thiêng bậc nhất ở Nghệ An: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”.
Theo Ninh Viết Giao , ngoài đền Cờn còn có hơn 30 làng khác
nữa ở Quỳnh Lưu ( Nghệ An ) thờ Tứ Vị Thánh Nương . Riêng huyền Hoàng Hóa ( Thanh
Hóa ) cung có 20 làng thờ Tứ Vị Thánh Nương dưới dạng thờ Tống Hậu ,Thiên Hậu.
Ở Quang Nam – Đà Nẵng tục thờ Tứ Vị Thánh Nương rất phổ biến
, hầu như làng nào cũng có tuy nhiên , ít khi có miếu thờ riêng bà . Như trường
hợp làng Mỹ Khê gọi là Miếu Cả , còn phần
lớn là phối thờ với các vị thần khác và được gọi với cái tên là Bà Giàng Lạch, tức vị thần chủ sông biển.
Có thể thấy ba dòng thờ Mẫu là Tam Tòa Thánh Mẫu, Thập nhị
chúa Sơn Trang và Tứ Vị Hải cùng Trần Triều vốn có gốc riêng nhưng nay đã hòa
chung vào Mẫu Tứ Phủ, trong đó Tứ Vị Càn có thể coi phần trên bao trùm cả Thoải
Phủ Động Đình. Ba dòng nay đã về một nguồn.